Công thức đo lường sự chần chừ
Khi bạn bước vào quán ăn, chủ quán thường mang ra một vài món khai vị như lạc rang, kim chi, hạt điều
Khi bạn bước vào quán ăn, chủ quán thường mang ra một vài món khai vị như lạc rang, kim chi, hạt điều…
Đó là thuốc hóa giải sự nóng lòng chờ đợi của thực khách. Không ít người vì không chịu nổi thời gian chờ đợi đã nổi nóng. Tương tự như thế, phần lớn sinh viên đại học thường để đến tuần cuối cùng mới học ngày học đêm để thi. Hiện tượng này giải thích thế nào?
Giáo sư Piers Steel, Đại học Calgary, đã mất 10 năm để khám phá ra công thức đo lường sự chần chừ của con người. Sự việc xảy ra khi ông còn là nghiên cứu sinh ở Đại học Minnesota. Giáo sư hướng dẫn của ông sử dụng chương trình máy tính để nghiên cứu nhịp độ sử dụng thời gian cho việc học tập của sinh viên. Ông phát hiện có sinh viên đã hoàn thành khóa học chỉ vào tuần cuối cùng của môn học.
Từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu sự chần chừ. Theo ông, động thái lưỡng lự của con người có thể gói gọn trong ba tính cách: sự tự tin, sự nhận thức các giá trị và mức độ nhạy cảm đối với sự vui thích. Steel kết hợp ba yếu tố này lại và phát triển thành một công thức toán mô tả sự chần chừ. Công trình của ông được xuất bản trong tập san của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ đầu năm nay.
Giáo sư Steel gọi E là sự tự tin; V là nhận thức giá trị của sự hoàn thành công việc; Gamma là tính sẵn có; và D là tính nhạy cảm của một người đối với sự trì hoãn để tạo ra sự ao ước hoàn thành công việc U. Công thức của ông có dạng:
U = E x V/(gamma) x D
Steel cho rằng sự chần chừ là xu thế tự nhiên có khả năng thích nghi của bất cứ ai coi ngày hôm nay quan trọng hơn ngày mai. Do đó, nhiều người có thói quen ra quyết định những việc sẽ làm trong năm vào những ngày đầu năm thường vô giá trị.
Vì nói theo thuật ngữ khoa học, ý định của một người không đủ để thấy bất kỳ điều gì qua đó - vì một ngày kia ý thích của người đó bị đảo ngược (khi có những điều diễn ra gây thích thú hơn chuyện đã quyết trước đây).
Theo Steel, trừ phi một người biết điểm yếu của mình như thế và có thể tạo ra một kế hoạch để đương đầu với nó, còn không, những lời hứa sẽ làm giảm cân hay viết ra một cuốn tiểu thuyết thường rơi rụng bên đường.
Khoa học kỹ thuật phát triển càng làm tăng sự do dự giải quyết dứt điểm công việc. “Chat”, tin nhắn, thư điện tử tạo ra môi trường khuyến khích người ta xao lãng công việc ngày mai, giống như người sợ mập cố gắng cưỡng lại một muỗng kem lúc nào cũng luôn ở trước mắt.
Giáo sư khuyên nếu muốn tránh sự lưỡng lự, nên đưa hết các trò chơi ra khỏi máy tính hay tắt chế độ báo tin nhắn, tự động trong máy tính hay trên máy điện thoại di động.
Đó là thuốc hóa giải sự nóng lòng chờ đợi của thực khách. Không ít người vì không chịu nổi thời gian chờ đợi đã nổi nóng. Tương tự như thế, phần lớn sinh viên đại học thường để đến tuần cuối cùng mới học ngày học đêm để thi. Hiện tượng này giải thích thế nào?
Giáo sư Piers Steel, Đại học Calgary, đã mất 10 năm để khám phá ra công thức đo lường sự chần chừ của con người. Sự việc xảy ra khi ông còn là nghiên cứu sinh ở Đại học Minnesota. Giáo sư hướng dẫn của ông sử dụng chương trình máy tính để nghiên cứu nhịp độ sử dụng thời gian cho việc học tập của sinh viên. Ông phát hiện có sinh viên đã hoàn thành khóa học chỉ vào tuần cuối cùng của môn học.
Từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu sự chần chừ. Theo ông, động thái lưỡng lự của con người có thể gói gọn trong ba tính cách: sự tự tin, sự nhận thức các giá trị và mức độ nhạy cảm đối với sự vui thích. Steel kết hợp ba yếu tố này lại và phát triển thành một công thức toán mô tả sự chần chừ. Công trình của ông được xuất bản trong tập san của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ đầu năm nay.
Giáo sư Steel gọi E là sự tự tin; V là nhận thức giá trị của sự hoàn thành công việc; Gamma là tính sẵn có; và D là tính nhạy cảm của một người đối với sự trì hoãn để tạo ra sự ao ước hoàn thành công việc U. Công thức của ông có dạng:
U = E x V/(gamma) x D
Steel cho rằng sự chần chừ là xu thế tự nhiên có khả năng thích nghi của bất cứ ai coi ngày hôm nay quan trọng hơn ngày mai. Do đó, nhiều người có thói quen ra quyết định những việc sẽ làm trong năm vào những ngày đầu năm thường vô giá trị.
Vì nói theo thuật ngữ khoa học, ý định của một người không đủ để thấy bất kỳ điều gì qua đó - vì một ngày kia ý thích của người đó bị đảo ngược (khi có những điều diễn ra gây thích thú hơn chuyện đã quyết trước đây).
Theo Steel, trừ phi một người biết điểm yếu của mình như thế và có thể tạo ra một kế hoạch để đương đầu với nó, còn không, những lời hứa sẽ làm giảm cân hay viết ra một cuốn tiểu thuyết thường rơi rụng bên đường.
Khoa học kỹ thuật phát triển càng làm tăng sự do dự giải quyết dứt điểm công việc. “Chat”, tin nhắn, thư điện tử tạo ra môi trường khuyến khích người ta xao lãng công việc ngày mai, giống như người sợ mập cố gắng cưỡng lại một muỗng kem lúc nào cũng luôn ở trước mắt.
Giáo sư khuyên nếu muốn tránh sự lưỡng lự, nên đưa hết các trò chơi ra khỏi máy tính hay tắt chế độ báo tin nhắn, tự động trong máy tính hay trên máy điện thoại di động.