Công ty chứng khoán: 50, 40 và 10?
2009 sẽ là một năm khó khăn và thử thách đối với các công ty chứng khoán trong nước
Qua báo cáo tổng kết 9 tháng đầu năm 2008, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã thua lỗ gần 300 tỷ đồng.
Mặc dù đến thời điểm này, BVSC chưa có báo cáo tổng kết tình hình cả năm 2008, nhưng ông Phạm Quang Huy, Phó tổng giám đốc BVSC cho rằng mức thua lỗ của BVSC trong năm 2008 cỡ khoảng 400 tỷ đồng, chủ yếu là do công ty đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Một công ty chứng khoán lớn như BVSC còn bị thua lỗ trong năm 2008, nên ông Huy nhận định cũng đang có nhiều công ty chứng khoán khác đang trong tình trạng thua lỗ. “Có đến 80% các công ty chứng khoán đang hoạt động đều làm ăn thua lỗ trong năm 2008 và tình hình sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2009, đặc biệt là nửa đầu năm 2009”, ông dự báo.
Trong khi đó, “năm 2009, sẽ có khoảng 50% công ty chứng khoán đang hoạt động sẽ gặp khó khăn, 40% tạm ổn và 10% sẽ khẳng định và vươn lên thành các thương hiệu lớn”, là dự báo của ông Đặng Thế Đức, Luật sư điều hành Công ty luật Indochine Counsel.
Thu nguồn nào cũng khó
Theo ông Đặng Thế Đức, xét trên tổng thể, nguồn thu của các công ty chứng khoán chủ yếu được tạo ra từ hoạt động môi giới, tự doanh, tư vấn tài chính và lưu ký.
Với những diễn biến trên thị trường và những cảnh báo trong năm 2009, ông Đức cho rằng 2009 sẽ là một năm khó khăn và thử thách đối với các công ty chứng khoán trong nước.
Ông nói môi giới sẽ là hoạt động mang nguồn thu khá ổn định và có thể bảo đảm được các chi phí cho công ty chứng khoán (ngoại trừ tự doanh), nếu công ty chứng khoán có hệ thống công nghệ tốt và kèm theo các sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư.
Nhưng số lượng các công ty chứng khoán đáp ứng được các điều kiện này ở Việt Nam không nhiều, khoảng 10%.
Bên cạnh đó, với hiệu lực của thuế thu nhập cá nhân từ 1/1/2009, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc việc ủy quyền quản lý sổ cổ đông cho các công ty chứng khoán để họ làm thay việc khấu trừ thuế. Theo đó, các công ty chứng khoán sẽ có một nguồn thu đáng kể từ hoạt động này nhưng mức phí này so với các năm trước sẽ có việc điều chỉnh giảm.
Còn tự doanh sẽ là một hoạt động quyết định sự thịnh vượng hay suy bại đối với các công ty chứng khoán năm 2009.
Tư vấn tài chính là một trong những lĩnh vực chủ lực của các công ty chứng khoán, nhưng năm 2009 cũng sẽ là năm buồn tẻ trong lĩnh vực này do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Lộ trình IPO sẽ tiếp tục được triển khai nhưng mức phí mà các công ty chứng khoán thu được sẽ không nhiều và thị phần của mảng này sẽ tập trung vào các công ty chứng khoán lớn có thương hiệu tốt.
Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ thận trọng trong việc niêm yết cũng như đăng ký giao dịch. Có chăng, hoạt động này sẽ được chú trọng vào mảng mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) nhưng nhìn chung cũng không tham gia được nhiều.
Thời điểm chuyển biến
Tuy nhiên, một số nhận định cho rằng hoạt động của các công ty chứng khoán năm 2009 phụ thuộc nhiều vào các điều kiện của nền kinh tế và khả năng hồi phục của thị trường chứng khoán.
Trong khi dự báo các yếu tố kinh tế vĩ mô còn tiếp tục bất ổn và hoạt động của nhiều công ty niêm yết thậm chí còn khó khăn hơn năm 2008, nên ông Phạm Quang Huy cho rằng nửa đầu năm 2009 vẫn sẽ là giai đoạn khó khăn cho các công ty chứng khoán.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh quý 4/2008 được công bố trong quý 1/2009 có thể sẽ không được như mong đợi cũng là một bất lợi cho thị trường và các công ty chứng khoán trong nửa đầu năm 2009. Tuy nhiên, ông Huy cho rằng thị trường sẽ bắt đầu có những dấu hiệu chuyển biến vào quý 3-4/2009.
Với những khó khăn đó, ông Huy cho rằng nhiều công ty chứng khoán sẽ tiếp tục thua lỗ trong năm. Tuy nhiên, khả năng phá sản của công ty chứng khoán có hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của các cổ đông trong công ty đó nữa, nếu họ chịu đựng được trong vòng 1-2 năm tới chưa chắc công ty đó sẽ phá sản.
“Chi phí để ra đời một công ty chứng khoán cũng không phải nhỏ nhưng bài toán sẽ là khôn ngoan hơn nếu công ty chứng khoán đó kết hợp với những công ty chứng khoán khác. Đây sẽ là giải pháp phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay”, ông Huy nhận định.
Phá sản hay sáp nhập?
Đang có một số nhận định cho rằng năm 2009 sẽ chứng kiến các vụ hợp nhất, sáp nhập, thậm chí phá sản của một số công ty chứng khoán không còn dòng tiền để duy trì hoạt động và đây sẽ là cơ hội để các công ty chứng khoán khác mua lại nhằm tăng thị phần môi giới.
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Gia Phát (GPS) cho rằng sáp nhập (M&A) là giải pháp tốt nhưng không dễ triển khai trong tình hình thị trường ảm đạm.
Theo ông Thịnh, động cơ để sáp nhập thường là mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế của mỗi bên để tăng cường cạnh tranh... nhưng những động cơ đó không tồn tại đối với các công ty chứng khoán yếu.
“Năm 2009 sẽ là năm thanh lọc các công ty chứng khoán yếu theo chiều hướng giải thể hơn là xu hướng sáp nhập”, ông Thịnh nhận định.
Là một luật sư chuyên về M&A tại Việt Nam nên ông Đức cho rằng, hoạt động M&A giữa các công ty chứng khoán sẽ không nhiều, vì tài sản của các công ty chứng khoán chủ yếu là khách hàng, công nghệ và nhân lực. Nhưng sự khác biệt về công nghệ giữa các công ty chứng khoán sẽ là cản trở chính cho quá trình M&A.
Ngoài ra, khác biệt về quản trị và văn hóa doanh nghiệp cũng là điều không dễ dàng cho các công ty chứng khoán có thể hợp nhất hay các công ty nhỏ có thể sáp nhập vào các công ty lớn.
Bên cạnh đó, nhân lực dư thừa, cơ sở vật chất đi thuê là chủ yếu cũng không mang lại tính hấp dẫn cho hoạt động M&A.
Cái còn lại đáng kể nhất là khách hàng nhưng khi biết công ty chứng khoán mà khách hàng đang tham gia sắp phá sản, nhiều khách hàng họ sẽ chuyển ngay tài khoản.
Mặt khác, các công ty chứng khoán chủ yếu nằm tại các thành phố lớn, cùng địa bàn nên nhu cầu của họ theo tôi là tinh gọn, chất lượng chứ không mở rộng. Vì vậy, hoạt động M&A sẽ không sôi động.
Tuy nhiên, ông Đức cho rằng vẫn có những vụ M&A giữa một bên là công ty chứng khoán lớn có uy tín và một bên là các công ty chứng khoán nhỏ, yếu với điều kiện là họ sở hữu các vị trí tốt, thuận lợi trong địa bàn hoạt động.
Một trong những khó khăn nữa ảnh hưởng đến hoạt động M&A các công ty chứng khoán trong năm 2009 được ông Lê Anh Thi, Giám đốc Tư vấn - Phân tích, Công ty Chứng khoán Âu Việt (AVSC) đưa ra là do phần lớn các công ty chứng khoán ở Việt Nam rất non trẻ nên nhìn chung khó khăn lớn nhất cho các thương vụ M&A này là giá trị đem lại cho nhau là rất thấp.
“Hiện nay nhiều công ty chứng khoán có danh mục đầu tư thua lỗ thì với M&A, ai sẽ muốn mua các danh mục đầu tư này", ông Thi phân vân.
Mặc dù đến thời điểm này, BVSC chưa có báo cáo tổng kết tình hình cả năm 2008, nhưng ông Phạm Quang Huy, Phó tổng giám đốc BVSC cho rằng mức thua lỗ của BVSC trong năm 2008 cỡ khoảng 400 tỷ đồng, chủ yếu là do công ty đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Một công ty chứng khoán lớn như BVSC còn bị thua lỗ trong năm 2008, nên ông Huy nhận định cũng đang có nhiều công ty chứng khoán khác đang trong tình trạng thua lỗ. “Có đến 80% các công ty chứng khoán đang hoạt động đều làm ăn thua lỗ trong năm 2008 và tình hình sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2009, đặc biệt là nửa đầu năm 2009”, ông dự báo.
Trong khi đó, “năm 2009, sẽ có khoảng 50% công ty chứng khoán đang hoạt động sẽ gặp khó khăn, 40% tạm ổn và 10% sẽ khẳng định và vươn lên thành các thương hiệu lớn”, là dự báo của ông Đặng Thế Đức, Luật sư điều hành Công ty luật Indochine Counsel.
Thu nguồn nào cũng khó
Theo ông Đặng Thế Đức, xét trên tổng thể, nguồn thu của các công ty chứng khoán chủ yếu được tạo ra từ hoạt động môi giới, tự doanh, tư vấn tài chính và lưu ký.
Với những diễn biến trên thị trường và những cảnh báo trong năm 2009, ông Đức cho rằng 2009 sẽ là một năm khó khăn và thử thách đối với các công ty chứng khoán trong nước.
Ông nói môi giới sẽ là hoạt động mang nguồn thu khá ổn định và có thể bảo đảm được các chi phí cho công ty chứng khoán (ngoại trừ tự doanh), nếu công ty chứng khoán có hệ thống công nghệ tốt và kèm theo các sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư.
Nhưng số lượng các công ty chứng khoán đáp ứng được các điều kiện này ở Việt Nam không nhiều, khoảng 10%.
Bên cạnh đó, với hiệu lực của thuế thu nhập cá nhân từ 1/1/2009, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc việc ủy quyền quản lý sổ cổ đông cho các công ty chứng khoán để họ làm thay việc khấu trừ thuế. Theo đó, các công ty chứng khoán sẽ có một nguồn thu đáng kể từ hoạt động này nhưng mức phí này so với các năm trước sẽ có việc điều chỉnh giảm.
Còn tự doanh sẽ là một hoạt động quyết định sự thịnh vượng hay suy bại đối với các công ty chứng khoán năm 2009.
Tư vấn tài chính là một trong những lĩnh vực chủ lực của các công ty chứng khoán, nhưng năm 2009 cũng sẽ là năm buồn tẻ trong lĩnh vực này do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Lộ trình IPO sẽ tiếp tục được triển khai nhưng mức phí mà các công ty chứng khoán thu được sẽ không nhiều và thị phần của mảng này sẽ tập trung vào các công ty chứng khoán lớn có thương hiệu tốt.
Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ thận trọng trong việc niêm yết cũng như đăng ký giao dịch. Có chăng, hoạt động này sẽ được chú trọng vào mảng mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) nhưng nhìn chung cũng không tham gia được nhiều.
Thời điểm chuyển biến
Tuy nhiên, một số nhận định cho rằng hoạt động của các công ty chứng khoán năm 2009 phụ thuộc nhiều vào các điều kiện của nền kinh tế và khả năng hồi phục của thị trường chứng khoán.
Trong khi dự báo các yếu tố kinh tế vĩ mô còn tiếp tục bất ổn và hoạt động của nhiều công ty niêm yết thậm chí còn khó khăn hơn năm 2008, nên ông Phạm Quang Huy cho rằng nửa đầu năm 2009 vẫn sẽ là giai đoạn khó khăn cho các công ty chứng khoán.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh quý 4/2008 được công bố trong quý 1/2009 có thể sẽ không được như mong đợi cũng là một bất lợi cho thị trường và các công ty chứng khoán trong nửa đầu năm 2009. Tuy nhiên, ông Huy cho rằng thị trường sẽ bắt đầu có những dấu hiệu chuyển biến vào quý 3-4/2009.
Với những khó khăn đó, ông Huy cho rằng nhiều công ty chứng khoán sẽ tiếp tục thua lỗ trong năm. Tuy nhiên, khả năng phá sản của công ty chứng khoán có hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của các cổ đông trong công ty đó nữa, nếu họ chịu đựng được trong vòng 1-2 năm tới chưa chắc công ty đó sẽ phá sản.
“Chi phí để ra đời một công ty chứng khoán cũng không phải nhỏ nhưng bài toán sẽ là khôn ngoan hơn nếu công ty chứng khoán đó kết hợp với những công ty chứng khoán khác. Đây sẽ là giải pháp phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay”, ông Huy nhận định.
Phá sản hay sáp nhập?
Đang có một số nhận định cho rằng năm 2009 sẽ chứng kiến các vụ hợp nhất, sáp nhập, thậm chí phá sản của một số công ty chứng khoán không còn dòng tiền để duy trì hoạt động và đây sẽ là cơ hội để các công ty chứng khoán khác mua lại nhằm tăng thị phần môi giới.
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Gia Phát (GPS) cho rằng sáp nhập (M&A) là giải pháp tốt nhưng không dễ triển khai trong tình hình thị trường ảm đạm.
Theo ông Thịnh, động cơ để sáp nhập thường là mở rộng thị trường, tận dụng lợi thế của mỗi bên để tăng cường cạnh tranh... nhưng những động cơ đó không tồn tại đối với các công ty chứng khoán yếu.
“Năm 2009 sẽ là năm thanh lọc các công ty chứng khoán yếu theo chiều hướng giải thể hơn là xu hướng sáp nhập”, ông Thịnh nhận định.
Là một luật sư chuyên về M&A tại Việt Nam nên ông Đức cho rằng, hoạt động M&A giữa các công ty chứng khoán sẽ không nhiều, vì tài sản của các công ty chứng khoán chủ yếu là khách hàng, công nghệ và nhân lực. Nhưng sự khác biệt về công nghệ giữa các công ty chứng khoán sẽ là cản trở chính cho quá trình M&A.
Ngoài ra, khác biệt về quản trị và văn hóa doanh nghiệp cũng là điều không dễ dàng cho các công ty chứng khoán có thể hợp nhất hay các công ty nhỏ có thể sáp nhập vào các công ty lớn.
Bên cạnh đó, nhân lực dư thừa, cơ sở vật chất đi thuê là chủ yếu cũng không mang lại tính hấp dẫn cho hoạt động M&A.
Cái còn lại đáng kể nhất là khách hàng nhưng khi biết công ty chứng khoán mà khách hàng đang tham gia sắp phá sản, nhiều khách hàng họ sẽ chuyển ngay tài khoản.
Mặt khác, các công ty chứng khoán chủ yếu nằm tại các thành phố lớn, cùng địa bàn nên nhu cầu của họ theo tôi là tinh gọn, chất lượng chứ không mở rộng. Vì vậy, hoạt động M&A sẽ không sôi động.
Tuy nhiên, ông Đức cho rằng vẫn có những vụ M&A giữa một bên là công ty chứng khoán lớn có uy tín và một bên là các công ty chứng khoán nhỏ, yếu với điều kiện là họ sở hữu các vị trí tốt, thuận lợi trong địa bàn hoạt động.
Một trong những khó khăn nữa ảnh hưởng đến hoạt động M&A các công ty chứng khoán trong năm 2009 được ông Lê Anh Thi, Giám đốc Tư vấn - Phân tích, Công ty Chứng khoán Âu Việt (AVSC) đưa ra là do phần lớn các công ty chứng khoán ở Việt Nam rất non trẻ nên nhìn chung khó khăn lớn nhất cho các thương vụ M&A này là giá trị đem lại cho nhau là rất thấp.
“Hiện nay nhiều công ty chứng khoán có danh mục đầu tư thua lỗ thì với M&A, ai sẽ muốn mua các danh mục đầu tư này", ông Thi phân vân.