Công ty chứng khoán quý 3: Toàn ăn “của để dành”?
Nhiều công ty chứng khoán không tận dụng được sóng tháng 9 để đầu tư gia tăng lợi nhuận mà chủ yếu là chờ hoàn nhập dự phòng
Thị trường chứng khoán có một quý 3 khá “hoàn hảo” nhờ đợt tăng giá rất mạnh cuối tháng 8, đầu tháng 9. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty chứng khoán đa phần lại không đến từ hoạt động đầu tư, mà chủ yếu là nhờ hoàn nhập dự phòng và dịch vụ tài chính.
Báo cáo tài chính quý 3 của Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 53,75 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, KLS đạt lợi nhuận sau thuế 139,43 tỷ đồng.
Thực chất kết quả kinh doanh có lãi của KLS gần như không khó đoán vì công ty này có khoản tiền gửi kỳ hạn rất lớn từ đầu năm. Điều khó đoán là KLS sẽ làm gì với lượng tiền mặt nói trên và danh mục chứng khoán thương mại sẽ biến động như thế nào. Cho đến cuối quý 2/2011, KLS đang phải trích lập dựng phòng giảm giá chứng khoán lũy kế 66,27 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý 3 của KLS, tổng doanh thu đạt 96,02 tỷ đồng, trong đó mục doanh thu khác ghi nhận tới 89,33 tỷ đồng. Điều đó nghĩa là các hoạt động cơ bản còn lại như môi giới, hoạt động đầu tư, tư vấn... không tạo doanh thu đáng kể.
So sánh với báo cáo tài chính quý 2, phần doanh thu khác của KLS có giảm. Quý 2/2011 mục này ghi nhận 100,29 tỷ đồng, trong tổng doanh thu 110,43 tỷ đồng cả quý.
Sự suy giảm này có liên quan đến cơ cấu tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của KLS. Riêng các khoản tương đương tiền (thực chất là gửi kỳ hạn) đến cuối quý 3 ghi nhận 1.521,65 tỷ đồng. Con số này ghi nhận đến 30/6/2011 là 1.703,25 tỷ đồng.
Việc điều chuyển lượng tiền không được thuyết minh cụ thể, nhưng báo cáo có ghi nhận hoạt động giao dịch trong quý 3/2011 của KLS tăng lên. Cụ thể giá trị giao dịch trong kỳ đối với cổ phiếu của công ty đạt 125,07 tỷ đồng. So với mức 11,45 tỷ đồng trong báo cáo quý 2, rõ ràng KLS đã đẩy mạnh hoạt động giao dịch hơn.
Ngoài ra, hoạt động giao dịch với cổ phiếu của nhà đầu tư (khách hàng) trong quý 3 cũng tăng lên mức 764,3 tỷ đồng, từ mức 426,7 tỷ đồng của quý 2. Điểm mới trong quý 3 của KLS là các khoản phải thu tăng rất mạnh. Không loại trừ khả năng KLS gia tăng cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính cho khách hàng, điều này cũng khiến hoạt động giao dịch của nhà đầu tư tăng lên. Cụ thể, tổng khoản phải thu ngắn hạn là 376,6 tỷ đồng thì phần “phải thu khác” lên tới gần 363,8 tỷ đồng. Khoản này trong quý 2 gần như không phát sinh đáng kể.
Cơ cấu chứng khoán thương mại của KLS trong quý 3 cũng có thay đổi tương đối lớn so với quý 2. Tổng giá trị ghi sổ của chứng khoán thương mại trong quý 3 đã giảm gần 98,8 tỷ đồng so với quý 2/2011. Trong quý 2 lượng chứng khoán thương mại của KLS thậm chí còn tăng nhẹ (gần 16,6 tỷ đồng) do nhận cổ tức, chia thưởng các loại.
Như vậy, giá trị ghi sổ danh mục chứng khoán giảm, dự phòng giảm giá được hoàn nhập ghi nhận trong quý 3 là 49,77 tỷ đồng giúp giảm đáng kể chi phí. KLS lũy kế đến hết quý 3 chỉ còn phải trích lập dự phòng 16,49 tỷ đồng. Thông tin giải thích của KLS cũng nói rõ trong quý 3/2011, công ty tiếp tục thực hiện chính sách bảo toàn vốn và đẩy mạnh hoạt động nguồn vốn.
Với Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cơ cấu doanh thu đa dạng hơn KLS. Doanh thu từ mảng môi giới, đầu tư, góp vốn, tư vấn, quản lý danh mục đóng góp khá nhiều. Tuy nhiên, doanh thu khác đạt 123,5 tỷ đồng, cũng chiếm trên 59% trong tổng doanh thu 208,9 tỷ đồng của quý 3.
Trong cơ cấu doanh thu, nhiều hoạt động cũng có sự giảm sút. Giảm mạnh nhất là hoạt động tư vấn, chỉ đạt gần 3,13 tỷ đồng trong khi quý 2 lên tới 20,59 tỷ đồng. Doanh thu quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ cũng giảm 40% so với quý trước, chỉ đạt 3,79 tỷ đồng.
So với quý 2, giá trị ghi sổ của lượng chứng khoán thương mại của SSI cũng giảm khoảng 105,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý là giá trị này phần lớn đến từ việc giảm giá trị danh mục trái phiếu. Danh mục cổ phiếu cả niêm yết lẫn chưa niêm yết giảm không nhiều, tương ứng giảm 12,3 tỷ đồng và 4,2 tỷ đồng so với quý 2/2011.
Không thanh lý bớt danh mục đầu tư chứng khoán nhiều trong quý 3, tuy nhiên SSI nhờ đợt tăng giá khá đã được hoàn nhập dự phòng khoảng 42,22 tỷ đồng. Như vậy lũy kế từ đầu năm, SSI chỉ còn phải trích lập dự phòng 256,34 tỷ đồng, giảm so với mức 304,49 tỷ đồng tính đến hết quý 2.
Hoạt động hợp tác đầu tư của SSI trong quý 3 cũng đã giảm chút ít so với quý 2. Khoản phải thu liên quan đến hoạt động này đến cuối quý 3 ghi nhận 325,84 tỷ đồng, giảm khoảng 42,83 tỷ đồng so với quý trước.
Công ty chứng khoán HSC cũng gần như “nằm im” trong quý 3 với hoạt động đầu tư không thay đổi nhiều so với quý 2. Tuy nhiên mảng tư vấn lại đột biến với doanh thu 23,87 tỷ đồng. Phần doanh thu khác không thay đổi nhiều lắm, từ mức 77,67 tỷ đồng của quý 2 tăng lên 89,11 tỷ đồng trong quý 3. Lượng tiền mặt của HSC ghi nhận đến hết quý 3 thậm chí còn tăng lên so với quý 2, đạt 1.308 tỷ đồng.
Danh mục đầu tư ngắn hạn của HSC đến hết quý 3 có tăng nhẹ ở mục cổ phiếu niêm yết so với quý 2. Tuy nhiên phần lớn khoản trích lập dự phòng 53,36 tỷ đồng là do trích lập cho danh mục cổ phiếu chưa niêm yết. Giá trị ghi sổ của danh mục cổ phiếu niêm yết chỉ sụt giảm so với thị trường khoảng 11,53 tỷ đồng.
Chưa có báo cáo tài chính chi tiết nhưng một số công ty chứng khoán niêm yết khác cũng báo lãi trong quý 3 như BVS lãi sau thuế 13,42 tỷ đồng với hai mảng hoạt động đóng góp nhiều nhất cho kết quả kinh doanh là môi giới và tư vấn. SHS có lợi nhuận sau thuế quý 3 là 306,5 triệu đồng. Doanh thu chính đến từ dịch vụ khác, chiếm gần 73% tổng doanh thu.
Nói chung những công ty chứng khoán niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh đều có điểm chung là lấy lại được phần dự phòng giảm giá chứng khoán và thu từ dịch vụ hỗ trợ vốn cho khách hàng.
Biến động danh mục đầu tư cũng như doanh thu từ hoạt động đầu tư không lớn, phản ánh xu hướng chung là nằm im trong quý 3. Cũng có công ty thực hiện giảm danh mục xuống, nôm na là cắt lỗ, và nhờ đó cũng bớt đi phần trích lập dự phòng.
Tháng cuối cùng của quý 3 thị trường tăng trưởng khá tốt nhưng có vẻ như các công ty chứng khoán không tận dụng được nhiều cơ hội để đầu tư. Trong khi rất nhiều nhà đầu tư cá nhân có thể lướt sóng tốt, thu lãi lớn thì nhiều tổ chức lại gây thất vọng, có lẽ một phần vì phương thức đầu tư khác với nhà đầu tư cá nhân.
Với danh mục chứng khoán đang nắm giữ không thay đổi nhiều và đã được hoàn nhập quý 3, nếu trong quý 4, thị trường không khởi sắc, rất có thể mức biến động lợi nhuận sẽ lại thay đổi lớn.
Báo cáo tài chính quý 3 của Công ty Chứng khoán Kim Long (KLS) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 53,75 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, KLS đạt lợi nhuận sau thuế 139,43 tỷ đồng.
Thực chất kết quả kinh doanh có lãi của KLS gần như không khó đoán vì công ty này có khoản tiền gửi kỳ hạn rất lớn từ đầu năm. Điều khó đoán là KLS sẽ làm gì với lượng tiền mặt nói trên và danh mục chứng khoán thương mại sẽ biến động như thế nào. Cho đến cuối quý 2/2011, KLS đang phải trích lập dựng phòng giảm giá chứng khoán lũy kế 66,27 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý 3 của KLS, tổng doanh thu đạt 96,02 tỷ đồng, trong đó mục doanh thu khác ghi nhận tới 89,33 tỷ đồng. Điều đó nghĩa là các hoạt động cơ bản còn lại như môi giới, hoạt động đầu tư, tư vấn... không tạo doanh thu đáng kể.
So sánh với báo cáo tài chính quý 2, phần doanh thu khác của KLS có giảm. Quý 2/2011 mục này ghi nhận 100,29 tỷ đồng, trong tổng doanh thu 110,43 tỷ đồng cả quý.
Sự suy giảm này có liên quan đến cơ cấu tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của KLS. Riêng các khoản tương đương tiền (thực chất là gửi kỳ hạn) đến cuối quý 3 ghi nhận 1.521,65 tỷ đồng. Con số này ghi nhận đến 30/6/2011 là 1.703,25 tỷ đồng.
Việc điều chuyển lượng tiền không được thuyết minh cụ thể, nhưng báo cáo có ghi nhận hoạt động giao dịch trong quý 3/2011 của KLS tăng lên. Cụ thể giá trị giao dịch trong kỳ đối với cổ phiếu của công ty đạt 125,07 tỷ đồng. So với mức 11,45 tỷ đồng trong báo cáo quý 2, rõ ràng KLS đã đẩy mạnh hoạt động giao dịch hơn.
Ngoài ra, hoạt động giao dịch với cổ phiếu của nhà đầu tư (khách hàng) trong quý 3 cũng tăng lên mức 764,3 tỷ đồng, từ mức 426,7 tỷ đồng của quý 2. Điểm mới trong quý 3 của KLS là các khoản phải thu tăng rất mạnh. Không loại trừ khả năng KLS gia tăng cung cấp dịch vụ hỗ trợ tài chính cho khách hàng, điều này cũng khiến hoạt động giao dịch của nhà đầu tư tăng lên. Cụ thể, tổng khoản phải thu ngắn hạn là 376,6 tỷ đồng thì phần “phải thu khác” lên tới gần 363,8 tỷ đồng. Khoản này trong quý 2 gần như không phát sinh đáng kể.
Cơ cấu chứng khoán thương mại của KLS trong quý 3 cũng có thay đổi tương đối lớn so với quý 2. Tổng giá trị ghi sổ của chứng khoán thương mại trong quý 3 đã giảm gần 98,8 tỷ đồng so với quý 2/2011. Trong quý 2 lượng chứng khoán thương mại của KLS thậm chí còn tăng nhẹ (gần 16,6 tỷ đồng) do nhận cổ tức, chia thưởng các loại.
Như vậy, giá trị ghi sổ danh mục chứng khoán giảm, dự phòng giảm giá được hoàn nhập ghi nhận trong quý 3 là 49,77 tỷ đồng giúp giảm đáng kể chi phí. KLS lũy kế đến hết quý 3 chỉ còn phải trích lập dự phòng 16,49 tỷ đồng. Thông tin giải thích của KLS cũng nói rõ trong quý 3/2011, công ty tiếp tục thực hiện chính sách bảo toàn vốn và đẩy mạnh hoạt động nguồn vốn.
Với Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cơ cấu doanh thu đa dạng hơn KLS. Doanh thu từ mảng môi giới, đầu tư, góp vốn, tư vấn, quản lý danh mục đóng góp khá nhiều. Tuy nhiên, doanh thu khác đạt 123,5 tỷ đồng, cũng chiếm trên 59% trong tổng doanh thu 208,9 tỷ đồng của quý 3.
Trong cơ cấu doanh thu, nhiều hoạt động cũng có sự giảm sút. Giảm mạnh nhất là hoạt động tư vấn, chỉ đạt gần 3,13 tỷ đồng trong khi quý 2 lên tới 20,59 tỷ đồng. Doanh thu quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ cũng giảm 40% so với quý trước, chỉ đạt 3,79 tỷ đồng.
So với quý 2, giá trị ghi sổ của lượng chứng khoán thương mại của SSI cũng giảm khoảng 105,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý là giá trị này phần lớn đến từ việc giảm giá trị danh mục trái phiếu. Danh mục cổ phiếu cả niêm yết lẫn chưa niêm yết giảm không nhiều, tương ứng giảm 12,3 tỷ đồng và 4,2 tỷ đồng so với quý 2/2011.
Không thanh lý bớt danh mục đầu tư chứng khoán nhiều trong quý 3, tuy nhiên SSI nhờ đợt tăng giá khá đã được hoàn nhập dự phòng khoảng 42,22 tỷ đồng. Như vậy lũy kế từ đầu năm, SSI chỉ còn phải trích lập dự phòng 256,34 tỷ đồng, giảm so với mức 304,49 tỷ đồng tính đến hết quý 2.
Hoạt động hợp tác đầu tư của SSI trong quý 3 cũng đã giảm chút ít so với quý 2. Khoản phải thu liên quan đến hoạt động này đến cuối quý 3 ghi nhận 325,84 tỷ đồng, giảm khoảng 42,83 tỷ đồng so với quý trước.
Công ty chứng khoán HSC cũng gần như “nằm im” trong quý 3 với hoạt động đầu tư không thay đổi nhiều so với quý 2. Tuy nhiên mảng tư vấn lại đột biến với doanh thu 23,87 tỷ đồng. Phần doanh thu khác không thay đổi nhiều lắm, từ mức 77,67 tỷ đồng của quý 2 tăng lên 89,11 tỷ đồng trong quý 3. Lượng tiền mặt của HSC ghi nhận đến hết quý 3 thậm chí còn tăng lên so với quý 2, đạt 1.308 tỷ đồng.
Danh mục đầu tư ngắn hạn của HSC đến hết quý 3 có tăng nhẹ ở mục cổ phiếu niêm yết so với quý 2. Tuy nhiên phần lớn khoản trích lập dự phòng 53,36 tỷ đồng là do trích lập cho danh mục cổ phiếu chưa niêm yết. Giá trị ghi sổ của danh mục cổ phiếu niêm yết chỉ sụt giảm so với thị trường khoảng 11,53 tỷ đồng.
Chưa có báo cáo tài chính chi tiết nhưng một số công ty chứng khoán niêm yết khác cũng báo lãi trong quý 3 như BVS lãi sau thuế 13,42 tỷ đồng với hai mảng hoạt động đóng góp nhiều nhất cho kết quả kinh doanh là môi giới và tư vấn. SHS có lợi nhuận sau thuế quý 3 là 306,5 triệu đồng. Doanh thu chính đến từ dịch vụ khác, chiếm gần 73% tổng doanh thu.
Nói chung những công ty chứng khoán niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh đều có điểm chung là lấy lại được phần dự phòng giảm giá chứng khoán và thu từ dịch vụ hỗ trợ vốn cho khách hàng.
Biến động danh mục đầu tư cũng như doanh thu từ hoạt động đầu tư không lớn, phản ánh xu hướng chung là nằm im trong quý 3. Cũng có công ty thực hiện giảm danh mục xuống, nôm na là cắt lỗ, và nhờ đó cũng bớt đi phần trích lập dự phòng.
Tháng cuối cùng của quý 3 thị trường tăng trưởng khá tốt nhưng có vẻ như các công ty chứng khoán không tận dụng được nhiều cơ hội để đầu tư. Trong khi rất nhiều nhà đầu tư cá nhân có thể lướt sóng tốt, thu lãi lớn thì nhiều tổ chức lại gây thất vọng, có lẽ một phần vì phương thức đầu tư khác với nhà đầu tư cá nhân.
Với danh mục chứng khoán đang nắm giữ không thay đổi nhiều và đã được hoàn nhập quý 3, nếu trong quý 4, thị trường không khởi sắc, rất có thể mức biến động lợi nhuận sẽ lại thay đổi lớn.