Công ty chứng khoán “tự khám”: Chuông đã reo!
Thấy gì từ việc 12/105 công ty chứng khoán đang hoạt động không đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định?
Đến thời điểm này, trong số 105 công ty chứng khoán đang hoạt động tại thị trường chứng khoán Việt Nam, có tới 12 công ty không đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định (tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%), trong đó 5 công ty rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt (tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%).
Kết quả này có được do chính các công ty chứng khoán tự xác định và báo cáo về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, theo quy định tại Thông tư số 226/2010/TT-BTC, quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán (gồm công ty chứng khoán các công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam) không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Đa số là lỗ
12 công ty chứng khoán đó gồm: chứng khoán Saigontourist, chứng khoán Đà Nẵng, chứng khoán Cao Su, chứng khoán Hà Nội, chứng khoán Vina, chứng khoán TC Capital Việt Nam, chứng khoán CiMB-Vinashin, chứng khoán MHB, chứng khoán Rồng Việt, chứng khoán Hoàng Gia, chứng khoán Phú Gia, chứng khoán Hùng Vương.
Ngoài những công ty chứng khoán vi phạm tỷ lệ an toàn tài chính nói trên, theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán, số công ty chứng khoán lỗ trong quý 3/2011 là gần 80 công ty, trong đó số công ty lỗ lũy kế hết quý 3 là 65 công ty.
Nếu thị trường vẫn khó khăn, số lượng công ty chứng khoán vi phạm chỉ tiêu an toàn tài chính dự kiến sẽ không chỉ dừng ở con số khiêm tốn này.
Trên thực tế, những số liệu về tỷ lệ an toàn tài chính của các công ty chứng khoán hiện nay hoàn toàn là những con số các công ty tự tính toán và báo cáo, không ngoại trừ trường hợp có công ty tính toán không đúng quy định.
“Về bản chất, Thông tư 226 giống như một công cụ để công ty chứng khoán tự “khám bệnh” cho mình, để từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Còn trong quá trình tự tính toán mà công ty chứng khoán cố tình lẩn tránh thì sẽ tự ảnh hưởng đến công ty đầu tiên, vì giống như khi khám bệnh mà anh cố tình nói dối thì sẽ không thể chữa khỏi bệnh được. Cũng không loại trừ công ty chứng khoán cố tình báo cáo không đúng, giấu một số chỉ tiêu như nhập nhằng giữa nợ ngắn hạn và dài hạn để giảm trừ nhiều trong báo cáo, điều đó sẽ khiến rủi ro cho chính hoạt động của công ty và cổ đông của chính công ty bị thiệt hại”, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán nói.
Theo quy định, từ ngày 1/4/2012 những trường hợp không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính sẽ bị cơ quan quản lý đưa vào tình trạng kiểm soát (khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% tới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục) và kiểm soát đặc biệt (khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120% hoặc không khắc phục được tình trạng kiểm soát theo quy định).
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đưa vào tình trạng kiểm soát trong thời hạn không quá 12 tháng, và sẽ được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Riêng thời hạn kiểm soát đặc biệt ngắn hơn, không quá 6 tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong vòng 3 tháng liên tục.
Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định, nếu vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp vượt mức 50% trở lên vốn điều lệ thì bị đình chỉ hoạt động.
Tuy nhiên, trong lúc chờ hiệu lực của chế tài xử lý đối với các trường hợp không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, 12 công ty chứng khoán kể trên đã và đang phải thực hiện chế độ báo cáo bất thường với cơ quan quản lý, 1 tháng 2 lần đối với trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%, 1 tuần 1 lần đối với trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng dưới 150% và hàng ngày với trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.
Thông điệp cứng rắn
Hệ thống các chỉ tiêu an toàn tài chính là quy định nhằm hướng dẫn các tổ chức đó xác định được các loại hình rủi ro, nguồn gốc rủi ro và quy mô rủi ro đang phải đối mặt hàng ngày. Tương quan giữa quy mô rủi ro với mức vốn chịu rủi ro (vốn khả dụng) sẽ cho các nhà quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán biết được nguy cơ đổ vỡ (nếu có) để từ đó có biện pháp nhằm chủ động xử lý các rủi ro trước khi chúng trở thành những thiệt hại thực tế.
Đương nhiên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng, đánh giá sự tăng trưởng và ở khía cạnh nào, cũng là mức độ an toàn của các tổ chức này. Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, mối quan tâm trước hết là nguy cơ đổ vỡ phát sinh từ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này, chứ không phải là lợi nhuận. Nói cách khác, trọng tâm trong công tác quản lý, giám sát các định chế trung gian lúc này phải là sự an toàn của hệ thống tài chính, chứ không phải là lợi nhuận.
Theo quy định, hàng năm các công ty chứng khoán phải có các báo cáo kiểm toán năm, soát xét 6 tháng. Đây là hai báo cáo cực kỳ quan trọng đối với nhà đầu tư thì xác định tình hình hoạt động thực của công ty và cộng thêm đó là quy định về tỷ lệ an toàn tài chính của công ty.
Ông Sơn nhấn mạnh, thông điệp mà cơ quan quản lý sẽ tập trung trong thời gian tới là kiên quyết tái cơ cấu khối công ty chứng khoán theo hướng thâu tóm, sáp nhập công ty, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động công ty chứng khoán để đảm bảo sự bền vững của hoạt động của các công ty chứng khoán.
Vì vậy, để tiếp tục phát triển trong xu hướng hội nhập, hệ thống các công ty chứng khoán cần phải được củng cố, chuyên nghiệp hơn, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ, yêu cầu nhân lực để nâng cao cạnh tranh.
“Quan điểm của chúng tôi là công ty chứng khoán nào vi phạm nặng quá, có thể đình chỉ hoạt động, kể cả từ thời điểm này. Trong bối cảnh hiện nay thì những công ty chứng khoán nhỏ thường rất khó cạnh tranh và sẽ diễn ra cuộc sàng lọc lớn, có thể chuyện giải thể, phá sản sẽ là đương nhiên!”, ông Sơn nói.
Kết quả này có được do chính các công ty chứng khoán tự xác định và báo cáo về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, theo quy định tại Thông tư số 226/2010/TT-BTC, quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán (gồm công ty chứng khoán các công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam) không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Đa số là lỗ
12 công ty chứng khoán đó gồm: chứng khoán Saigontourist, chứng khoán Đà Nẵng, chứng khoán Cao Su, chứng khoán Hà Nội, chứng khoán Vina, chứng khoán TC Capital Việt Nam, chứng khoán CiMB-Vinashin, chứng khoán MHB, chứng khoán Rồng Việt, chứng khoán Hoàng Gia, chứng khoán Phú Gia, chứng khoán Hùng Vương.
Ngoài những công ty chứng khoán vi phạm tỷ lệ an toàn tài chính nói trên, theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán, số công ty chứng khoán lỗ trong quý 3/2011 là gần 80 công ty, trong đó số công ty lỗ lũy kế hết quý 3 là 65 công ty.
Nếu thị trường vẫn khó khăn, số lượng công ty chứng khoán vi phạm chỉ tiêu an toàn tài chính dự kiến sẽ không chỉ dừng ở con số khiêm tốn này.
Trên thực tế, những số liệu về tỷ lệ an toàn tài chính của các công ty chứng khoán hiện nay hoàn toàn là những con số các công ty tự tính toán và báo cáo, không ngoại trừ trường hợp có công ty tính toán không đúng quy định.
“Về bản chất, Thông tư 226 giống như một công cụ để công ty chứng khoán tự “khám bệnh” cho mình, để từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Còn trong quá trình tự tính toán mà công ty chứng khoán cố tình lẩn tránh thì sẽ tự ảnh hưởng đến công ty đầu tiên, vì giống như khi khám bệnh mà anh cố tình nói dối thì sẽ không thể chữa khỏi bệnh được. Cũng không loại trừ công ty chứng khoán cố tình báo cáo không đúng, giấu một số chỉ tiêu như nhập nhằng giữa nợ ngắn hạn và dài hạn để giảm trừ nhiều trong báo cáo, điều đó sẽ khiến rủi ro cho chính hoạt động của công ty và cổ đông của chính công ty bị thiệt hại”, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán nói.
Theo quy định, từ ngày 1/4/2012 những trường hợp không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính sẽ bị cơ quan quản lý đưa vào tình trạng kiểm soát (khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% tới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục) và kiểm soát đặc biệt (khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120% hoặc không khắc phục được tình trạng kiểm soát theo quy định).
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đưa vào tình trạng kiểm soát trong thời hạn không quá 12 tháng, và sẽ được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Riêng thời hạn kiểm soát đặc biệt ngắn hơn, không quá 6 tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Tổ chức kinh doanh chứng khoán được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong vòng 3 tháng liên tục.
Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định, nếu vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp vượt mức 50% trở lên vốn điều lệ thì bị đình chỉ hoạt động.
Tuy nhiên, trong lúc chờ hiệu lực của chế tài xử lý đối với các trường hợp không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, 12 công ty chứng khoán kể trên đã và đang phải thực hiện chế độ báo cáo bất thường với cơ quan quản lý, 1 tháng 2 lần đối với trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%, 1 tuần 1 lần đối với trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng dưới 150% và hàng ngày với trường hợp tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.
Thông điệp cứng rắn
Hệ thống các chỉ tiêu an toàn tài chính là quy định nhằm hướng dẫn các tổ chức đó xác định được các loại hình rủi ro, nguồn gốc rủi ro và quy mô rủi ro đang phải đối mặt hàng ngày. Tương quan giữa quy mô rủi ro với mức vốn chịu rủi ro (vốn khả dụng) sẽ cho các nhà quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán biết được nguy cơ đổ vỡ (nếu có) để từ đó có biện pháp nhằm chủ động xử lý các rủi ro trước khi chúng trở thành những thiệt hại thực tế.
Đương nhiên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng, đánh giá sự tăng trưởng và ở khía cạnh nào, cũng là mức độ an toàn của các tổ chức này. Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, mối quan tâm trước hết là nguy cơ đổ vỡ phát sinh từ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này, chứ không phải là lợi nhuận. Nói cách khác, trọng tâm trong công tác quản lý, giám sát các định chế trung gian lúc này phải là sự an toàn của hệ thống tài chính, chứ không phải là lợi nhuận.
Theo quy định, hàng năm các công ty chứng khoán phải có các báo cáo kiểm toán năm, soát xét 6 tháng. Đây là hai báo cáo cực kỳ quan trọng đối với nhà đầu tư thì xác định tình hình hoạt động thực của công ty và cộng thêm đó là quy định về tỷ lệ an toàn tài chính của công ty.
Ông Sơn nhấn mạnh, thông điệp mà cơ quan quản lý sẽ tập trung trong thời gian tới là kiên quyết tái cơ cấu khối công ty chứng khoán theo hướng thâu tóm, sáp nhập công ty, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động công ty chứng khoán để đảm bảo sự bền vững của hoạt động của các công ty chứng khoán.
Vì vậy, để tiếp tục phát triển trong xu hướng hội nhập, hệ thống các công ty chứng khoán cần phải được củng cố, chuyên nghiệp hơn, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ, yêu cầu nhân lực để nâng cao cạnh tranh.
“Quan điểm của chúng tôi là công ty chứng khoán nào vi phạm nặng quá, có thể đình chỉ hoạt động, kể cả từ thời điểm này. Trong bối cảnh hiện nay thì những công ty chứng khoán nhỏ thường rất khó cạnh tranh và sẽ diễn ra cuộc sàng lọc lớn, có thể chuyện giải thể, phá sản sẽ là đương nhiên!”, ông Sơn nói.