CPA, hệ thống quảng cáo trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam
CPA là viết tắt của Cost Per Action, là một dạng định giá cho quảng cáo trực tuyến
Đứng trước sức ép về doanh số và sản lượng tiêu thụ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hết sức ảm đạm, hình thức quảng cáo tính giá theo mỗi hành động mục tiêu khách hàng thực hiện (CPA) đang có sức hút lớn với nhiều doanh nghiệp.
CPA, quảng cáo kích thích sản lượng
CPA là viết tắt của Cost Per Action, còn được gọi là PPA (Pay Per Action) hay CPS (Cost per Sales), là một dạng định giá cho quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp sẽ trả tiền cho mỗi hành động đặc biệt, tức là trả tiền cho bên cung cấp quảng cáo khi có độc giả thực hiện một hành động mà quảng cáo nhắm tới.
Các hành động này sẽ do doanh nghiệp - người trả tiền quảng cáo quy định. Đó có thể là đăng ký tài khoản chơi game, đăng ký nhận email giới thiệu sản phẩm, like fanpage, tham gia trả lời các nghiên cứu, dùng thử và cho ý kiến về một sản phẩm mới,… cho đến mức cao nhất là người dùng chấp nhận mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà doanh nghiệp chào bán thì đơn vị quảng cáo mới kiếm được tiền.
Ví dụ, trước đây hãng xe hơi Ford đã trả tiền quảng cáo theo số lượt độc giả truy cập và tải bản đăng ký lái xe thử. Có thể trung bình một ngày có 1.000.000 lượt load (tải) banner của Ford. Có tới 100.000 người nhìn thấy banner, tuy nhiên chỉ 30 người tải bản đăng ký lái xe thử. Khi đó, Ford (doanh nghiệp quảng cáo) sẽ chỉ phải trả cho nhà cung cấp quảng cáo chi phí tương ứng cho hành động của 30 người này. Hoặc tại Việt Nam, cũng nhen nhóm hình thức CPA khi mà chương trình Vietnam’s Got Talent được tính phí quảng cáo theo số lượt người đăng ký tham gia chương trình.
Điểm mạnh nhất của quảng cáo CPA là tối ưu hóa chi phí và khả năng kích thích sản lượng. Nói cách khác, chi phí cho quảng cáo đã được hạch toán trong chi phí sản xuất; chỉ khi bán được sản phẩm, doanh nghiệp mới phải trả phí cho nhà quảng cáo và dựa vào tình hình bán thực tế, doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất. Vậy nên có không ít người gọi đây là hình thức quảng cáo kích thích sản lượng (hay kích thích hành động).
Mặc dù chi phí cho hình thức quảng cáo này không hề nhỏ (con số trung bình trên thế giới, các doanh nghiệp có thể mất từ 20 - 40 USD cho mỗi “hành động” của độc giả) nhưng hình thức tính giá này vẫn chứng minh được lợi thế do cách thức minh bạch, khả năng kiểm soát ngân sách tốt do hệ thống báo cáo và điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
CPM (cost per impression) và CPC (cost per click) là các quảng cáo mang lại hiệu quả về nhận thức thương hiệu. Ngược lại, quảng cáo CPA lại là sản phẩm rất chú trọng công thức tính ROI (Return of Investment – tỉ lệ hoàn vốn đầu tư) khiến cho hoạt động kinh doanh chính xác hơn. Khảo sát của Adaptly – một đơn vị truyền thông của Mỹ - trên nghiên cứu về ngành thực phẩm khi sử dụng đồng thời các loại hình quảng cáo CPA, CPM, CPC cho thấy cùng một hiệu quả, chi phí dành cho CPA thấp hơn 70% so với CPC.
CPA tại Việt Nam
Trên nhiều trang tin nước ngoài, Facebook và Google được biết tới như hai ông lớn có những phát ngôn mạnh về việc triển khai CPA. Tuy nhiên, “action” của CPA Facebook mới đơn thuần là “like” fanpage hoặc “click” vào link, banner,… trên phạm vi mạng xã hội này; chưa có khả năng thực hiện trên trang đích, website riêng của doanh nghiệp. Còn Google, thực hư sự tồn tại CPA của họ, vẫn chưa có bên mua quảng cáo nào “nhìn được tận mắt, bắt được tận tay”. Ấy vậy mà tại Việt Nam, đầu tháng 7/2013, đơn vị kinh doanh quảng cáo trực tuyến Admicro (trực thuộc VCCorp) vừa ra mắt hệ thống hoàn chỉnh riêng cho CPA. Điều này gây không ít háo hức cho lãnh đạo và marketer của các doanh nghiệp, nhãn hàng.
Hệ thống quản lý quảng cáo CPA đòi hỏi nền tảng công nghệ phức tạp và hệ thống websites rộng lớn. Đó là công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) để hiểu và vẽ lên mô tả nhân khẩu học của nhóm độc giả hàng chục triệu người, từ đó chọn chính xác vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp.
Đồng thời, tạo ra các báo cáo real-time, chi tiết, minh bạch. Công nghệ Opimizer giúp tối ưu hóa hiệu quả và ngân sách quảng cáo cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thu được nhiều “action”, nhiều lợi nhuận nhất từ ngân sách cố định đã chi ra. Các công nghệ Targeting và Re-Targeting (đeo bám) tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận trúng khách hàng mục tiêu và “bám” khách hàng cho đến khi thực hiện “action” hoặc gợi nhớ được về thương hiệu.
Về mặt công nghệ và tài nguyên, Admicro đều đang dẫn đầu thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam. Đây chính là bệ phóng để đơn vị này phát triển một hệ thống CPA riêng.
Sản phẩm CPA phù hợp với các nhóm doanh nghiệp như nhà phát hành Game, thương mại điện tử, nhóm doanh nghiệp giáo dục – khoa học - giải trí. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Khối thương mại điện tử của VC Corp cho biết: “Với các đơn vị làm thương mại điện tử, cứ có đơn hàng là có lợi nhuận nên CPA là hình thức quảng cáo rất phù hợp. Với CPA, đơn vị thương mại điện tử sẽ chỉ phải trả tiền khi đơn hàng được hoàn thành và dễ dàng kiểm soát chi phí quảng cáo dựa trên lợi nhuận mục tiêu mà CPA mang lại. Tuy nhiên, Thương mại điện tử tại Việt Nam chưa đồng bộ. Khách hàng vẫn đang dùng các hình thức như gọi điện thoại, nhận hàng rồi mới trả tiền nên rất khó để theo dõi được đơn hàng do CPA mang lại có hoàn thành hay không. Do vậy, chỉ nên đặt action của CPA ở bước khách hàng đặt hàng thành công, còn giao dịch thực sự xảy ra hay không thì phụ thuộc vào các khâu khác nhau”.
Còn với các nhà phát hành game, giá trị trả về của ngân sách marketing (ROI) chính là người chơi mới, cộng đồng mới. Quảng cáo theo CPA, đặc biệt là CPA trên mobile, nhà phát hành game có thể dễ dàng đo đếm được chi phí bỏ ra để mời một người chơi mới cho game của mình là bao nhiêu.
Ông Nguyễn Đăng Ngọc - Đồng giám đốc điều hành Admicro chia sẻ: “Để phù hợp với thị trường Việt, CPA Admicro sẽ được điều chỉnh giá cả sao cho tối ưu hóa ngân sách Marketing của doanh nghiệp. Đồng thời, đội ngũ sản phẩm chuyên nghiệp sẽ tư vấn để khách hàng vận hành CPA một cách hiệu quả nhất”.
CPA vốn dĩ là hình thức mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mua quảng cáo. Trong bối cảnh nhiều công ty đang đứng trước sức ép về doanh số và sản lượng tiêu thụ tại thời điểm khủng hoảng kinh tế, sự xuất hiện của Admicro CPA là giải pháp hứa hẹn mang tới những trải nghiệm mới cho các Marketer.
(Nguồn: Admicro)
CPA, quảng cáo kích thích sản lượng
CPA là viết tắt của Cost Per Action, còn được gọi là PPA (Pay Per Action) hay CPS (Cost per Sales), là một dạng định giá cho quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp sẽ trả tiền cho mỗi hành động đặc biệt, tức là trả tiền cho bên cung cấp quảng cáo khi có độc giả thực hiện một hành động mà quảng cáo nhắm tới.
Các hành động này sẽ do doanh nghiệp - người trả tiền quảng cáo quy định. Đó có thể là đăng ký tài khoản chơi game, đăng ký nhận email giới thiệu sản phẩm, like fanpage, tham gia trả lời các nghiên cứu, dùng thử và cho ý kiến về một sản phẩm mới,… cho đến mức cao nhất là người dùng chấp nhận mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà doanh nghiệp chào bán thì đơn vị quảng cáo mới kiếm được tiền.
Ví dụ, trước đây hãng xe hơi Ford đã trả tiền quảng cáo theo số lượt độc giả truy cập và tải bản đăng ký lái xe thử. Có thể trung bình một ngày có 1.000.000 lượt load (tải) banner của Ford. Có tới 100.000 người nhìn thấy banner, tuy nhiên chỉ 30 người tải bản đăng ký lái xe thử. Khi đó, Ford (doanh nghiệp quảng cáo) sẽ chỉ phải trả cho nhà cung cấp quảng cáo chi phí tương ứng cho hành động của 30 người này. Hoặc tại Việt Nam, cũng nhen nhóm hình thức CPA khi mà chương trình Vietnam’s Got Talent được tính phí quảng cáo theo số lượt người đăng ký tham gia chương trình.
Điểm mạnh nhất của quảng cáo CPA là tối ưu hóa chi phí và khả năng kích thích sản lượng. Nói cách khác, chi phí cho quảng cáo đã được hạch toán trong chi phí sản xuất; chỉ khi bán được sản phẩm, doanh nghiệp mới phải trả phí cho nhà quảng cáo và dựa vào tình hình bán thực tế, doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất. Vậy nên có không ít người gọi đây là hình thức quảng cáo kích thích sản lượng (hay kích thích hành động).
Mặc dù chi phí cho hình thức quảng cáo này không hề nhỏ (con số trung bình trên thế giới, các doanh nghiệp có thể mất từ 20 - 40 USD cho mỗi “hành động” của độc giả) nhưng hình thức tính giá này vẫn chứng minh được lợi thế do cách thức minh bạch, khả năng kiểm soát ngân sách tốt do hệ thống báo cáo và điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
CPM (cost per impression) và CPC (cost per click) là các quảng cáo mang lại hiệu quả về nhận thức thương hiệu. Ngược lại, quảng cáo CPA lại là sản phẩm rất chú trọng công thức tính ROI (Return of Investment – tỉ lệ hoàn vốn đầu tư) khiến cho hoạt động kinh doanh chính xác hơn. Khảo sát của Adaptly – một đơn vị truyền thông của Mỹ - trên nghiên cứu về ngành thực phẩm khi sử dụng đồng thời các loại hình quảng cáo CPA, CPM, CPC cho thấy cùng một hiệu quả, chi phí dành cho CPA thấp hơn 70% so với CPC.
CPA tại Việt Nam
Trên nhiều trang tin nước ngoài, Facebook và Google được biết tới như hai ông lớn có những phát ngôn mạnh về việc triển khai CPA. Tuy nhiên, “action” của CPA Facebook mới đơn thuần là “like” fanpage hoặc “click” vào link, banner,… trên phạm vi mạng xã hội này; chưa có khả năng thực hiện trên trang đích, website riêng của doanh nghiệp. Còn Google, thực hư sự tồn tại CPA của họ, vẫn chưa có bên mua quảng cáo nào “nhìn được tận mắt, bắt được tận tay”. Ấy vậy mà tại Việt Nam, đầu tháng 7/2013, đơn vị kinh doanh quảng cáo trực tuyến Admicro (trực thuộc VCCorp) vừa ra mắt hệ thống hoàn chỉnh riêng cho CPA. Điều này gây không ít háo hức cho lãnh đạo và marketer của các doanh nghiệp, nhãn hàng.
Hệ thống quản lý quảng cáo CPA đòi hỏi nền tảng công nghệ phức tạp và hệ thống websites rộng lớn. Đó là công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) để hiểu và vẽ lên mô tả nhân khẩu học của nhóm độc giả hàng chục triệu người, từ đó chọn chính xác vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp.
Đồng thời, tạo ra các báo cáo real-time, chi tiết, minh bạch. Công nghệ Opimizer giúp tối ưu hóa hiệu quả và ngân sách quảng cáo cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thu được nhiều “action”, nhiều lợi nhuận nhất từ ngân sách cố định đã chi ra. Các công nghệ Targeting và Re-Targeting (đeo bám) tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận trúng khách hàng mục tiêu và “bám” khách hàng cho đến khi thực hiện “action” hoặc gợi nhớ được về thương hiệu.
Về mặt công nghệ và tài nguyên, Admicro đều đang dẫn đầu thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam. Đây chính là bệ phóng để đơn vị này phát triển một hệ thống CPA riêng.
Sản phẩm CPA phù hợp với các nhóm doanh nghiệp như nhà phát hành Game, thương mại điện tử, nhóm doanh nghiệp giáo dục – khoa học - giải trí. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Khối thương mại điện tử của VC Corp cho biết: “Với các đơn vị làm thương mại điện tử, cứ có đơn hàng là có lợi nhuận nên CPA là hình thức quảng cáo rất phù hợp. Với CPA, đơn vị thương mại điện tử sẽ chỉ phải trả tiền khi đơn hàng được hoàn thành và dễ dàng kiểm soát chi phí quảng cáo dựa trên lợi nhuận mục tiêu mà CPA mang lại. Tuy nhiên, Thương mại điện tử tại Việt Nam chưa đồng bộ. Khách hàng vẫn đang dùng các hình thức như gọi điện thoại, nhận hàng rồi mới trả tiền nên rất khó để theo dõi được đơn hàng do CPA mang lại có hoàn thành hay không. Do vậy, chỉ nên đặt action của CPA ở bước khách hàng đặt hàng thành công, còn giao dịch thực sự xảy ra hay không thì phụ thuộc vào các khâu khác nhau”.
Còn với các nhà phát hành game, giá trị trả về của ngân sách marketing (ROI) chính là người chơi mới, cộng đồng mới. Quảng cáo theo CPA, đặc biệt là CPA trên mobile, nhà phát hành game có thể dễ dàng đo đếm được chi phí bỏ ra để mời một người chơi mới cho game của mình là bao nhiêu.
Ông Nguyễn Đăng Ngọc - Đồng giám đốc điều hành Admicro chia sẻ: “Để phù hợp với thị trường Việt, CPA Admicro sẽ được điều chỉnh giá cả sao cho tối ưu hóa ngân sách Marketing của doanh nghiệp. Đồng thời, đội ngũ sản phẩm chuyên nghiệp sẽ tư vấn để khách hàng vận hành CPA một cách hiệu quả nhất”.
CPA vốn dĩ là hình thức mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mua quảng cáo. Trong bối cảnh nhiều công ty đang đứng trước sức ép về doanh số và sản lượng tiêu thụ tại thời điểm khủng hoảng kinh tế, sự xuất hiện của Admicro CPA là giải pháp hứa hẹn mang tới những trải nghiệm mới cho các Marketer.
(Nguồn: Admicro)