Cú sốc lớn và hai chữ “uy tín” của HSBC
Đại gia trong ngành ngân hàng - HSBC đã thừa nhận thất bại trong việc kiểm soát, ngăn chặn vấn nạn rửa tiền
Ban giám đốc Ngân hàng HSBC đã nhận lỗi trước Quốc hội Mỹ về việc biến chi nhánh tại nước này thành nơi lưu chuyển tiền cho các trùm ma túy Mexico lẫn những thế lực ở Iran và Syria. Một lần nữa, vấn đề uy tín của ngành ngân hàng trong việc ngăn chặn nạn rửa tiền lại được gióng lên.
Tại phiên điều trần hôm 17/7 trước Thượng viện Mỹ, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành HSBC tại Mỹ, bà Irene Dorner thừa nhận rằng ngân hàng này đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Ban lãnh đạo HSBC cũng cho biết, ngân hàng chấp nhận các cáo buộc và nỗ lực hết sức để giải quyết hậu quả. Và như để trả giá cho sai phạm này, Giám sát trưởng HSBC toàn cầu David Bagley, tuyên bố từ chức.
Ông Bagley là một trong 6 lãnh đạo của HSBC phải ra điều trần trước Ủy ban Điều tra thường trực của Thượng viện Mỹ, sau khi cơ quan này đưa ra báo cáo điều tra dài 335 trang, mô tả những thất bại về tuân thủ trong suốt 10 năm của ngân hàng HSBC. Trọng tâm của cuộc điều tra là các hoạt động của chi nhánh HSBC tại Mỹ, có trụ sở chính tại thành phố New York.
Theo kết quả điều tra, HSBC đã cung cấp đường dẫn cho các hệ thống rửa tiền của các trùm ma túy và một số quốc gia hiện đang bị Mỹ áp đặt cấm vận và trừng phạt. Ủy ban điều tra của Thượng viện Mỹ phát hiện tình trạng kiểm soát yếu kém tại HSBC đã cho phép các nhóm tội phạm tuồn hàng tỷ USD từ nhiều nước vào Mỹ qua ngân hàng này.
Các nhà lập pháp đã thẳng thừng chỉ trích lãnh đạo HSBC và các quan chức Bộ Tài chính Mỹ vì không thể kiểm soát hoạt động rửa tiền. Điều nghiêm trọng hơn là, ngân hàng này đã phớt lờ lệnh cấm vận của Mỹ với Iran. Các lãnh đạo cấp cao của HSBC đều biết về “các giao dịch bị che đậy với Iran” ngay từ năm 2001 nhưng vẫn để cho việc này diễn ra đến tận năm 2007 với hàng nghìn giao dịch thực hiện trót lọt.
Trong các giao dịch này, thông tin liên quan đến Iran trên chứng từ đều bị xóa sạch. Số liệu thống kê cho thấy HSBC đã thực hiện gần 25.000 giao dịch chuyển tiền USD với Iran thông qua các ngân hàng nước ngoài không phải của Iran. Theo đó những khoản tiền đáng ngờ được chuyển từ nước ngoài về Mỹ sau đó được chuyển ngược trở lại ra nước ngoài.
Báo cáo của Thượng viện Mỹ cũng kết luận rằng Ủy ban Lập pháp ngân hàng Mỹ, cơ quan kiểm định tiền tệ của nước này, đã thất bại trong việc kiểm soát HSBC. Phát biểu tại buổi điều trần, ông David Bagley thừa nhận thất bại trong việc thực thi những quy định chống rửa tiền. “Tôi thừa nhận chúng tôi đã thất bại trong một số lĩnh vực", ông này nói.
Còn theo lời Chủ tịch HSBC tại Mỹ Irene Dorner, "chúng tôi cảm thấy hối tiếc sâu sắc và xin lỗi vì HSBC đã không thể đáp ứng những yêu cầu của cơ quan quản lý, các khách hàng, nhân viên và công chúng nói chung”.
Chủ tịch Ủy ban Điều tra thường trực của Thượng viện Mỹ, Carl Levin, hoan nghênh những nỗ lực sửa sai của lãnh đạo HSBC. Tuy nhiên, ông cho rằng sai lầm mang tính hệ thống của ngân hàng khổng lồ này có thể ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống ngân hàng Mỹ. “Những lời xin lỗi và cam kết củng cố lại quy định giao dịch hoàn toàn được khuyến khích. Tuy nhiên, uy tín, cái quan trọng nhất, đã bị đánh mất”, ông nói.
Theo các nguồn tin quốc tế, ngân hàng HSBC sẽ bị Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục điều tra và có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ. Con số này sẽ lớn hơn nhiều so với 619 triệu USD tiền phạt mà một ngân hàng Hà Lan phải trả tháng trước vì mắc phải những sai phạm tương tự. Một số chuyên gia nhận định, khoản tiền phạt mà HSBC phải gánh có thể sẽ lên tới 1 tỷ USD.
Chuyên gia phân tích Mike Trippitt tại Hãng chứng khoán Oriel cho hay, khoản tiền phạt 1 tỷ USD tương đương 5% lợi nhuận trước thuế dự kiến của HSBC năm 2012 và chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể giá cổ phiếu ngân hàng này. Đáng chú ý, vụ bê bối của HSBC xảy ra chỉ vài tuần sau khi Barclays bị phạt kỷ lục vì thao túng lãi suất và cựu CEO Robert Diamond bị thẩm vấn tại Anh.
Tại phiên điều trần hôm 17/7 trước Thượng viện Mỹ, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành HSBC tại Mỹ, bà Irene Dorner thừa nhận rằng ngân hàng này đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Ban lãnh đạo HSBC cũng cho biết, ngân hàng chấp nhận các cáo buộc và nỗ lực hết sức để giải quyết hậu quả. Và như để trả giá cho sai phạm này, Giám sát trưởng HSBC toàn cầu David Bagley, tuyên bố từ chức.
Ông Bagley là một trong 6 lãnh đạo của HSBC phải ra điều trần trước Ủy ban Điều tra thường trực của Thượng viện Mỹ, sau khi cơ quan này đưa ra báo cáo điều tra dài 335 trang, mô tả những thất bại về tuân thủ trong suốt 10 năm của ngân hàng HSBC. Trọng tâm của cuộc điều tra là các hoạt động của chi nhánh HSBC tại Mỹ, có trụ sở chính tại thành phố New York.
Theo kết quả điều tra, HSBC đã cung cấp đường dẫn cho các hệ thống rửa tiền của các trùm ma túy và một số quốc gia hiện đang bị Mỹ áp đặt cấm vận và trừng phạt. Ủy ban điều tra của Thượng viện Mỹ phát hiện tình trạng kiểm soát yếu kém tại HSBC đã cho phép các nhóm tội phạm tuồn hàng tỷ USD từ nhiều nước vào Mỹ qua ngân hàng này.
Các nhà lập pháp đã thẳng thừng chỉ trích lãnh đạo HSBC và các quan chức Bộ Tài chính Mỹ vì không thể kiểm soát hoạt động rửa tiền. Điều nghiêm trọng hơn là, ngân hàng này đã phớt lờ lệnh cấm vận của Mỹ với Iran. Các lãnh đạo cấp cao của HSBC đều biết về “các giao dịch bị che đậy với Iran” ngay từ năm 2001 nhưng vẫn để cho việc này diễn ra đến tận năm 2007 với hàng nghìn giao dịch thực hiện trót lọt.
Trong các giao dịch này, thông tin liên quan đến Iran trên chứng từ đều bị xóa sạch. Số liệu thống kê cho thấy HSBC đã thực hiện gần 25.000 giao dịch chuyển tiền USD với Iran thông qua các ngân hàng nước ngoài không phải của Iran. Theo đó những khoản tiền đáng ngờ được chuyển từ nước ngoài về Mỹ sau đó được chuyển ngược trở lại ra nước ngoài.
Báo cáo của Thượng viện Mỹ cũng kết luận rằng Ủy ban Lập pháp ngân hàng Mỹ, cơ quan kiểm định tiền tệ của nước này, đã thất bại trong việc kiểm soát HSBC. Phát biểu tại buổi điều trần, ông David Bagley thừa nhận thất bại trong việc thực thi những quy định chống rửa tiền. “Tôi thừa nhận chúng tôi đã thất bại trong một số lĩnh vực", ông này nói.
Còn theo lời Chủ tịch HSBC tại Mỹ Irene Dorner, "chúng tôi cảm thấy hối tiếc sâu sắc và xin lỗi vì HSBC đã không thể đáp ứng những yêu cầu của cơ quan quản lý, các khách hàng, nhân viên và công chúng nói chung”.
Chủ tịch Ủy ban Điều tra thường trực của Thượng viện Mỹ, Carl Levin, hoan nghênh những nỗ lực sửa sai của lãnh đạo HSBC. Tuy nhiên, ông cho rằng sai lầm mang tính hệ thống của ngân hàng khổng lồ này có thể ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống ngân hàng Mỹ. “Những lời xin lỗi và cam kết củng cố lại quy định giao dịch hoàn toàn được khuyến khích. Tuy nhiên, uy tín, cái quan trọng nhất, đã bị đánh mất”, ông nói.
Theo các nguồn tin quốc tế, ngân hàng HSBC sẽ bị Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục điều tra và có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt khổng lồ. Con số này sẽ lớn hơn nhiều so với 619 triệu USD tiền phạt mà một ngân hàng Hà Lan phải trả tháng trước vì mắc phải những sai phạm tương tự. Một số chuyên gia nhận định, khoản tiền phạt mà HSBC phải gánh có thể sẽ lên tới 1 tỷ USD.
Chuyên gia phân tích Mike Trippitt tại Hãng chứng khoán Oriel cho hay, khoản tiền phạt 1 tỷ USD tương đương 5% lợi nhuận trước thuế dự kiến của HSBC năm 2012 và chắc chắn sẽ làm giảm đáng kể giá cổ phiếu ngân hàng này. Đáng chú ý, vụ bê bối của HSBC xảy ra chỉ vài tuần sau khi Barclays bị phạt kỷ lục vì thao túng lãi suất và cựu CEO Robert Diamond bị thẩm vấn tại Anh.