“Cửa” nào cho ngân hàng quy mô nhỏ?
Có ý kiến cho rằng, lối thoát cho ngân hàng nhỏ vẫn là sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng lớn hơn
Có ý kiến cho rằng, lối thoát cho ngân hàng nhỏ vẫn là sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng lớn hơn.
Ngày 4/8/2008, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho OCBC được phép sở hữu 15% vốn điều lệ của VPBank, nâng số ngân hàng nội bán cổ phần lần đầu hoặc bán thêm cổ phần cho đối tác nước ngoài lên con số 4 trong vòng hơn 2 tháng qua.
Bán cổ phần cho đối tác nước ngoài
Cuối tháng 5/2008, ABBank đã tìm được đối tác chiến lược là Maybank (Malaysia) và đối tác này đã mua tới 15% vốn điều lệ của ABBank với giá "5 chấm" trong lúc thị trường chứng khoán đìu hiu. ở thương vụ này, ngoài việc thỏa thuận thanh toán vốn, Maybank cũng cam kết hỗ trợ ABBank trong công tác quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường; chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng chiến lược nhân sự; tư vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin...
Thị trường trở nên nhộn nhịp hơn khi tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chấp thuận cho SeABank và Southern Bank được bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài.
Theo đó, đối tác của SeABank chính là một ngân hàng "cây đa, cây đề" của Pháp - Societe Generale S.A và ngân hàng này đã mua tới 15% vốn điều lệ của SeABank. Còn Southern Bank lại tìm được một đối tác khá "hoành tráng" ở Singapore là United Overseas Bank Limited (UOB).
Thực ra, UOB đã mua 10% vốn điều lệ của Southern Bank từ trước đó và trong tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chỉ chấp thuận đề nghị gọi thêm vốn và nâng mức sở hữu của UOB từ 10% lên 15% vốn điều lệ của Southern Bank.
Mặc dù giá vốn mua cổ phần của Southern Bank, SeABank và VPBank chưa được tiết lộ (đang đàm phán) nhưng so sánh với giá bán "5 chấm" của ABBank đã công bố, những ai quan tâm đến vấn đề này đều có thể hiểu 3 ngân hàng này vẫn bán "được giá" bất chấp xu hướng chỉ số giá chứng khoán đang "mò mẫm" ở khu vực đáy.
Nhận xét về trào lưu này, chuyên gia ngân hàng Kiều Hữu Dũng nói: "Bán cổ phần cho nước ngoài, ngân hàng nội sẽ được tăng cường khả năng quản trị về công nghệ, quản trị rủi ro nhưng vấn đề quan trọng là ngăn việc cho vay hoặc các quyết định đầu tư mang tính áp đặt của các cổ đông lớn".
Trên thực tế, có không ít hoạt động tài trợ dự án, cho vay của các ngân hàng thương mại nhỏ đã bị chi phối ghê gớm bởi những cổ đông lớn đứng phía sau và theo ông Dũng, đó là nguyên nhân gây đổ vỡ ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, nếu có yếu tố "ngoại" sẽ góp phần ngăn chặn khá hiệu quả.
Đồng nhất với ý kiến này, ông Trương Đình Song, Trưởng ban Pháp luật, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - cho rằng: "Khi bán cổ phần cho đối tác nước ngoài sẽ tận dụng được 2 thế mạnh: khả năng điều hành, kinh nghiệm quản trị và tiềm lực tài chính".
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn?
Theo ông Song, để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn cho hoạt động của cả hệ thống, ngoài việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài, các ngân hàng quy mô nhỏ cần hướng đến một khả năng khác là hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng lớn trong nước, thay vì chỉ loay hoay đi tìm đối tác chiến lược nước ngoài, bởi không phải ngân hàng nhỏ nào cũng tìm được đối tác và không phải lúc nào cũng bán được giá.
"Ngay tại Nhật hay châu Âu cũng diễn ra việc sáp nhập tương tự, Thái Lan cũng vậy và đều do ngân hàng trung ương định hướng. Sau đó, các ngân hàng tự nguyện sáp nhập với nhau để tăng năng lực cạnh tranh", ông Song nói.
Cũng theo ông Song, những ngân hàng nhỏ khi đứng riêng rẽ, nếu rủi ro xảy ra sẽ dễ bị tổn thương và khi sáp nhập sẽ không bị tác động xấu theo dây chuyền. Vì thế, sáp nhập là con đường tất yếu và tránh đi phải giải quyết bằng câu chuyện phá sản, bởi phá sản là chuyện bất đắc dĩ. Dĩ nhiên, khi sáp nhập thì ngân hàng nhỏ ít nhiều sẽ bị thua thiệt.
Chẳng hạn, khi xác định giá trị doanh nghiệp thì ngân hàng nhỏ bao giờ cũng bị định giá thấp hơn và cổ đông các ngân hàng nhỏ không bao giờ thích thú chuyện này.
Điều đáng buồn là lâu nay, câu chuyện sáp nhập ngân hàng chưa bao giờ được đề cập đến một cách nghiêm túc cả về phương diện quản lý cũng như trong nội tại các ngân hàng.
Một chuyên gia cho rằng, với những ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn về thanh khoản thì khi sáp nhập với ngân hàng lớn sẽ tốt hơn việc duy trì tồn tại theo kiểu "đời sống thực vật" từ Ngân hàng Nhà nước, tránh phải giải quyết bằng con đường phá sản.
Như vậy, phải chăng, ngay từ bây giờ khi mà nền kinh tế vẫn chưa chấm dứt những khó khăn gay gắt và bên cạnh đó là sức ép lớn từ các ngân hàng nước ngoài đang tăng cường xâm nhập vào thị trường bán lẻ, hơn ai hết, các ngân hàng nhỏ trong nước phải tự tìm lấy lối đi an toàn, bền vững cho mình?
Ngày 4/8/2008, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho OCBC được phép sở hữu 15% vốn điều lệ của VPBank, nâng số ngân hàng nội bán cổ phần lần đầu hoặc bán thêm cổ phần cho đối tác nước ngoài lên con số 4 trong vòng hơn 2 tháng qua.
Bán cổ phần cho đối tác nước ngoài
Cuối tháng 5/2008, ABBank đã tìm được đối tác chiến lược là Maybank (Malaysia) và đối tác này đã mua tới 15% vốn điều lệ của ABBank với giá "5 chấm" trong lúc thị trường chứng khoán đìu hiu. ở thương vụ này, ngoài việc thỏa thuận thanh toán vốn, Maybank cũng cam kết hỗ trợ ABBank trong công tác quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường; chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng chiến lược nhân sự; tư vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin...
Thị trường trở nên nhộn nhịp hơn khi tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chấp thuận cho SeABank và Southern Bank được bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài.
Theo đó, đối tác của SeABank chính là một ngân hàng "cây đa, cây đề" của Pháp - Societe Generale S.A và ngân hàng này đã mua tới 15% vốn điều lệ của SeABank. Còn Southern Bank lại tìm được một đối tác khá "hoành tráng" ở Singapore là United Overseas Bank Limited (UOB).
Thực ra, UOB đã mua 10% vốn điều lệ của Southern Bank từ trước đó và trong tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chỉ chấp thuận đề nghị gọi thêm vốn và nâng mức sở hữu của UOB từ 10% lên 15% vốn điều lệ của Southern Bank.
Mặc dù giá vốn mua cổ phần của Southern Bank, SeABank và VPBank chưa được tiết lộ (đang đàm phán) nhưng so sánh với giá bán "5 chấm" của ABBank đã công bố, những ai quan tâm đến vấn đề này đều có thể hiểu 3 ngân hàng này vẫn bán "được giá" bất chấp xu hướng chỉ số giá chứng khoán đang "mò mẫm" ở khu vực đáy.
Nhận xét về trào lưu này, chuyên gia ngân hàng Kiều Hữu Dũng nói: "Bán cổ phần cho nước ngoài, ngân hàng nội sẽ được tăng cường khả năng quản trị về công nghệ, quản trị rủi ro nhưng vấn đề quan trọng là ngăn việc cho vay hoặc các quyết định đầu tư mang tính áp đặt của các cổ đông lớn".
Trên thực tế, có không ít hoạt động tài trợ dự án, cho vay của các ngân hàng thương mại nhỏ đã bị chi phối ghê gớm bởi những cổ đông lớn đứng phía sau và theo ông Dũng, đó là nguyên nhân gây đổ vỡ ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, nếu có yếu tố "ngoại" sẽ góp phần ngăn chặn khá hiệu quả.
Đồng nhất với ý kiến này, ông Trương Đình Song, Trưởng ban Pháp luật, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - cho rằng: "Khi bán cổ phần cho đối tác nước ngoài sẽ tận dụng được 2 thế mạnh: khả năng điều hành, kinh nghiệm quản trị và tiềm lực tài chính".
Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn?
Theo ông Song, để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn cho hoạt động của cả hệ thống, ngoài việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài, các ngân hàng quy mô nhỏ cần hướng đến một khả năng khác là hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng lớn trong nước, thay vì chỉ loay hoay đi tìm đối tác chiến lược nước ngoài, bởi không phải ngân hàng nhỏ nào cũng tìm được đối tác và không phải lúc nào cũng bán được giá.
"Ngay tại Nhật hay châu Âu cũng diễn ra việc sáp nhập tương tự, Thái Lan cũng vậy và đều do ngân hàng trung ương định hướng. Sau đó, các ngân hàng tự nguyện sáp nhập với nhau để tăng năng lực cạnh tranh", ông Song nói.
Cũng theo ông Song, những ngân hàng nhỏ khi đứng riêng rẽ, nếu rủi ro xảy ra sẽ dễ bị tổn thương và khi sáp nhập sẽ không bị tác động xấu theo dây chuyền. Vì thế, sáp nhập là con đường tất yếu và tránh đi phải giải quyết bằng câu chuyện phá sản, bởi phá sản là chuyện bất đắc dĩ. Dĩ nhiên, khi sáp nhập thì ngân hàng nhỏ ít nhiều sẽ bị thua thiệt.
Chẳng hạn, khi xác định giá trị doanh nghiệp thì ngân hàng nhỏ bao giờ cũng bị định giá thấp hơn và cổ đông các ngân hàng nhỏ không bao giờ thích thú chuyện này.
Điều đáng buồn là lâu nay, câu chuyện sáp nhập ngân hàng chưa bao giờ được đề cập đến một cách nghiêm túc cả về phương diện quản lý cũng như trong nội tại các ngân hàng.
Một chuyên gia cho rằng, với những ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn về thanh khoản thì khi sáp nhập với ngân hàng lớn sẽ tốt hơn việc duy trì tồn tại theo kiểu "đời sống thực vật" từ Ngân hàng Nhà nước, tránh phải giải quyết bằng con đường phá sản.
Như vậy, phải chăng, ngay từ bây giờ khi mà nền kinh tế vẫn chưa chấm dứt những khó khăn gay gắt và bên cạnh đó là sức ép lớn từ các ngân hàng nước ngoài đang tăng cường xâm nhập vào thị trường bán lẻ, hơn ai hết, các ngân hàng nhỏ trong nước phải tự tìm lấy lối đi an toàn, bền vững cho mình?