Cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc?
Ước tính mức thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2006 là khoảng 760 tỷ USD, trong đó, riêng với Trung Quốc là 230 tỷ USD
Mỹ và Trung Quốc có khả năng bước vào một cuộc chiến thương mại mới, sau khi vào ngày 2/2 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã chính thức phát đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Trung Quốc buôn bán không bình đẳng, gây thâm hụt thương mại lớn giữa Mỹ và Trung Quốc lên tới 230 tỷ USD trong năm 2006.
Đây là vụ kiện lên WTO lần thứ 3 của Mỹ đối với Trung Quốc, kể từ khi Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức này năm 2001.
Đại diện Thương mại Mỹ Bà Susan C.Schwab đã cáo buộc Trung Quốc áp dụng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và ưu đãi thuế để tăng khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc, gây thiệt hại cho các công ty Mỹ và các nước khác.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc “chiếm đoạt” việc làm
Đơn kiện của Mỹ được gửi lên WTO sẽ dẫn tới các cuộc tham khảo ý kiến giữa các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc tại WTO.
Nếu trong vòng 60 ngày, các cuộc tham khảo không giải quyết được tranh chấp, Washington có thể yêu cầu WTO lập ra một Ban điều trần để phân xử. Nếu thắng kiện, Mỹ có thể sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Trung Quốc, trong trường hợp Bắc Kinh vẫn từ chối thay đổi các chính sách trợ cấp và hỗ trợ.
Đơn kiện của Mỹ được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson bị các nghị sỹ của cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa chất vấn gay gắt khi điều trần về tình trạng thặng dư thương mại ngày càng lớn của Trung Quốc với Mỹ; cho rằng chính sách khống chế tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ hiện nay thấp hơn giá trị thực tế tới 40% của Trung Quốc đã mang lại ưu thế cho hàng hóa của Trung Quốc, nhất là về giá cả, trong việc cạnh tranh với hàng hóa của Mỹ và các nước.
Ước tính mức thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2006 là khoảng 760 tỷ USD, trong đó, riêng với Trung Quốc là 230 tỷ USD.
Mỹ đang ngày càng lo lắng trước tình trạng bành trướng về kinh tế của Trung Quốc, nước có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9% trong thập kỷ qua. Mỹ buộc tội Trung Quốc “chiếm đoạt” việc làm ở Mỹ, cố tình giữ cho đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực, xuất khẩu thiểu phát bằng cách bán hàng hóa của Trung Quốc ra thế giới với giá thấp do trợ cấp, vi phạm các quyền lao động để giữ tiền lương thấp, và không thực hiện đúng các cam kết với WTO khi gia nhập.
Mỹ mở đầu cuộc tấn công Trung Quốc vào năm 2004 bằng một số vụ khiếu kiện của các nhóm lợi ích tại Mỹ, trong đó có vụ kiện của 27 nhà sản xuất đồ gỗ đòi chính phủ phải áp đặt thuế chống bán phá giá lên sản phẩm nhập khẩu từ 135 nhà sản xuất của Trung Quốc, nước chiếm đến 40% thị phần đồ gỗ ở Mỹ, với những lý do như không đảm bảo quyền lợi của công nhân Trung Quốc và giữ mức lương thấp nhằm hạ giá thành sản xuất một cách bất công.
Kết cục là Chính phủ Mỹ chấp thuận đánh thuế tới 198% lên những nhà sản xuất không hợp tác điều tra bán phá giá, và 24% cho những nhà sản xuất còn lại. Trung Quốc phản ứng lại: 120 nhà sản xuất tập hợp lại dọa đưa vụ việc ra tòa, buộc Mỹ cuối cùng phải hạ mức thuế xuống trung bình còn 8,6%.
Trung Quốc “phản đối” những quan điểm của Mỹ
Trung Quốc khẳng định, nước này không “chiếm đoạt” việc làm ở Mỹ, cũng như không có những hành động thương mại gian lận làm xói mòn sức mạnh kinh tế của Mỹ.
Trên thực tế, 60% hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc xuất sang Mỹ được sản xuất tại các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều công ty trong số đó thuộc về người Mỹ. Những nhà nhập khẩu lớn của Mỹ, như Wal Mart nhập đến gần 20 tỷ USD trong vài năm gần đây - luôn gây sức ép lớn buộc các nhà cung cấp ở Trung Quốc phải giữ mức giá của họ thấp nhất có thể.
Vì vậy, chính những nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ là những người mua hàng của Trung Quốc với giá rẻ, cùng những cổ đông các công ty Mỹ luôn đòi hỏi chia lợi tức cao hơn mới đáng bị “buộc tội”. Một yếu tố quan trọng nữa làm hàng hóa của Trung Quốc có giá rẻ không bắt nguồn từ trợ cấp bất công của Chính phủ, mà chỉ đơn giản là kết quả của việc mở cửa nền kinh tế và làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các nhà sản xuất Trung Quốc.
Một trong những chỉ trích chính của Mỹ là Trung Quốc ấn định giá Nhân dân tệ/USD ở mức thấp để chiếm ưu thế một cách bất công trong xuất khẩu và là nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại lớn ở Mỹ với Trung Quốc, gần gấp đôi mức 124 tỷ USD năm 2003.
Tuy vậy, tỷ giá không phải là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt thương mại của Mỹ. Trước tiên, đồng Nhân dân tệ không bị phá giá trên các thị trường quốc tế. Nếu như những người chỉ trích buộc tội Trung Quốc là xuất khẩu thiểu phát, thì người ta cũng có thể dễ dàng thấy Trung Quốc đang nhập khẩu lạm phát.
Trung Quốc tuyên bố rằng, mục tiêu cuối cùng của nước này là tạo ra một đồng Nhân dân tệ tự do chuyển đổi, nhưng sẽ thực hiện điều này “dần dần và an toàn” hướng đến một cơ chế tỷ giá linh động hơn và sẽ không đáp lại các yêu cầu nâng giá Nhân dân tệ từ bên ngoài.
Sự bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc nếu tiếp tục leo thang thành một cuộc chiến thương mại thì sẽ gây ra hậu quả hết sức nặng nề không những cho cả hai bên, mà còn cho triển vọng tự do hóa thương mại của thế giới.
Đây là vụ kiện lên WTO lần thứ 3 của Mỹ đối với Trung Quốc, kể từ khi Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức này năm 2001.
Đại diện Thương mại Mỹ Bà Susan C.Schwab đã cáo buộc Trung Quốc áp dụng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và ưu đãi thuế để tăng khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc, gây thiệt hại cho các công ty Mỹ và các nước khác.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc “chiếm đoạt” việc làm
Đơn kiện của Mỹ được gửi lên WTO sẽ dẫn tới các cuộc tham khảo ý kiến giữa các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc tại WTO.
Nếu trong vòng 60 ngày, các cuộc tham khảo không giải quyết được tranh chấp, Washington có thể yêu cầu WTO lập ra một Ban điều trần để phân xử. Nếu thắng kiện, Mỹ có thể sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Trung Quốc, trong trường hợp Bắc Kinh vẫn từ chối thay đổi các chính sách trợ cấp và hỗ trợ.
Đơn kiện của Mỹ được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson bị các nghị sỹ của cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa chất vấn gay gắt khi điều trần về tình trạng thặng dư thương mại ngày càng lớn của Trung Quốc với Mỹ; cho rằng chính sách khống chế tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ hiện nay thấp hơn giá trị thực tế tới 40% của Trung Quốc đã mang lại ưu thế cho hàng hóa của Trung Quốc, nhất là về giá cả, trong việc cạnh tranh với hàng hóa của Mỹ và các nước.
Ước tính mức thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2006 là khoảng 760 tỷ USD, trong đó, riêng với Trung Quốc là 230 tỷ USD.
Mỹ đang ngày càng lo lắng trước tình trạng bành trướng về kinh tế của Trung Quốc, nước có tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9% trong thập kỷ qua. Mỹ buộc tội Trung Quốc “chiếm đoạt” việc làm ở Mỹ, cố tình giữ cho đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực, xuất khẩu thiểu phát bằng cách bán hàng hóa của Trung Quốc ra thế giới với giá thấp do trợ cấp, vi phạm các quyền lao động để giữ tiền lương thấp, và không thực hiện đúng các cam kết với WTO khi gia nhập.
Mỹ mở đầu cuộc tấn công Trung Quốc vào năm 2004 bằng một số vụ khiếu kiện của các nhóm lợi ích tại Mỹ, trong đó có vụ kiện của 27 nhà sản xuất đồ gỗ đòi chính phủ phải áp đặt thuế chống bán phá giá lên sản phẩm nhập khẩu từ 135 nhà sản xuất của Trung Quốc, nước chiếm đến 40% thị phần đồ gỗ ở Mỹ, với những lý do như không đảm bảo quyền lợi của công nhân Trung Quốc và giữ mức lương thấp nhằm hạ giá thành sản xuất một cách bất công.
Kết cục là Chính phủ Mỹ chấp thuận đánh thuế tới 198% lên những nhà sản xuất không hợp tác điều tra bán phá giá, và 24% cho những nhà sản xuất còn lại. Trung Quốc phản ứng lại: 120 nhà sản xuất tập hợp lại dọa đưa vụ việc ra tòa, buộc Mỹ cuối cùng phải hạ mức thuế xuống trung bình còn 8,6%.
Trung Quốc “phản đối” những quan điểm của Mỹ
Trung Quốc khẳng định, nước này không “chiếm đoạt” việc làm ở Mỹ, cũng như không có những hành động thương mại gian lận làm xói mòn sức mạnh kinh tế của Mỹ.
Trên thực tế, 60% hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc xuất sang Mỹ được sản xuất tại các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều công ty trong số đó thuộc về người Mỹ. Những nhà nhập khẩu lớn của Mỹ, như Wal Mart nhập đến gần 20 tỷ USD trong vài năm gần đây - luôn gây sức ép lớn buộc các nhà cung cấp ở Trung Quốc phải giữ mức giá của họ thấp nhất có thể.
Vì vậy, chính những nhà nhập khẩu Mỹ và người tiêu dùng Mỹ là những người mua hàng của Trung Quốc với giá rẻ, cùng những cổ đông các công ty Mỹ luôn đòi hỏi chia lợi tức cao hơn mới đáng bị “buộc tội”. Một yếu tố quan trọng nữa làm hàng hóa của Trung Quốc có giá rẻ không bắt nguồn từ trợ cấp bất công của Chính phủ, mà chỉ đơn giản là kết quả của việc mở cửa nền kinh tế và làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các nhà sản xuất Trung Quốc.
Một trong những chỉ trích chính của Mỹ là Trung Quốc ấn định giá Nhân dân tệ/USD ở mức thấp để chiếm ưu thế một cách bất công trong xuất khẩu và là nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại lớn ở Mỹ với Trung Quốc, gần gấp đôi mức 124 tỷ USD năm 2003.
Tuy vậy, tỷ giá không phải là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt thương mại của Mỹ. Trước tiên, đồng Nhân dân tệ không bị phá giá trên các thị trường quốc tế. Nếu như những người chỉ trích buộc tội Trung Quốc là xuất khẩu thiểu phát, thì người ta cũng có thể dễ dàng thấy Trung Quốc đang nhập khẩu lạm phát.
Trung Quốc tuyên bố rằng, mục tiêu cuối cùng của nước này là tạo ra một đồng Nhân dân tệ tự do chuyển đổi, nhưng sẽ thực hiện điều này “dần dần và an toàn” hướng đến một cơ chế tỷ giá linh động hơn và sẽ không đáp lại các yêu cầu nâng giá Nhân dân tệ từ bên ngoài.
Sự bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc nếu tiếp tục leo thang thành một cuộc chiến thương mại thì sẽ gây ra hậu quả hết sức nặng nề không những cho cả hai bên, mà còn cho triển vọng tự do hóa thương mại của thế giới.