“Cuộc chơi” margin chứng khoán của HSC sẽ tới đâu?
Sự mạnh tay của HSC khiến nhiều người chợt nhớ tới cuộc đua thị phần của Chứng khoán Thăng Long năm nào
Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) vừa quyết định sẽ vay HDBank, BIDV, Maritime Bank và Vietcombank tổng cộng 1.400 tỷ đồng, để dự phòng khi cần “bổ sung nguồn vốn lưu động”.
Thông báo của HSC được đưa ra một vài ngày trước khi thị trường chứng khoán có đợt sụt giảm, trong đó VN-Index giảm từ vùng trên 620 điểm xuống 577,79 điểm. Thậm chí có phiên VN-Index sụt giảm gần 3%, một mức giảm bất thường mà có thể có liên quan đến hoạt động giải chấp từ hoạt động cho vay ký quỹ (margin).
Margin - thanh khoản
Báo cáo tài chính quý 3/2014 của 11 công ty chứng khoán (SSI, HSC, VCSC, VNDS, FPTS, SHS, MBS, BVSC, VCBS, BCS, Kim Eng) cho thấy, tính đến 30/9/2014, số tiền các công ty chứng khoản phải thu từ hoạt động margin lên tới hơn 10.300 tỷ đồng.
Trong đó, số tiền một công ty chứng khoán phải thu từ margin thấp nhất là 432 tỷ đồng và cao nhất trên 1.900 tỷ đồng. So với đầu năm nay, đa số các công ty đều tăng mạnh bơm tiền cho vay margin, thậm chí tăng gấp đôi.
Cùng với việc tiền cho vay margin đổ mạnh vào thị trường, theo dữ liệu được Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) công bố, tổng khối lượng giao dịch quý 3/2014 trên sàn này đạt 8.312.248.678 chứng khoán, tăng 5.404.082.046 chứng khoán so với quý 3/2013.
Tính theo giá trị, toàn thị trường quý 3/2014 đạt 152.831 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức 57.110 tỷ đồng hồi quý 3/2013.
Báo cáo 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu trong quý 3/2014 trên HOSE cho thấy họ chiếm trên 62% thị phần của thị trường. Con số này ở sàn Hà Nội cũng tương tự như vậy.
Những công ty thống lĩnh thị trường ở mảng môi giới cổ phiếu cũng cho thấy đang đứng đầu về số tiền cho vay margin. Nhưng hiện tượng để thị trường phải chú ý nhất, có lẽ là động thái HSC quyết định sẽ vay thêm 1.400 tỷ đồng để dự phòng khi cần “bổ sung nguồn vốn lưu động”, trong bối cảnh công ty này dành gần 1.900 tỷ cho vay margin đến hết quý 3/2014.
“Cuộc chơi” quyết liệt
Báo cáo tài chính của HSC cũng cho thấy công ty này đạt hơn 640 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu khác chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 232 tỷ đồng (trong đó doanh thu từ margin đạt 170,3 tỷ đồng), kế đến là doanh thu môi giới (219 tỷ đồng), doanh thu hoạt động đầu tư, góp vốn (177 tỷ đồng)...
Nhìn lại quý 3/2014, doanh thu từ margin chứng khoán của HSC đạt 62 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 38,4 tỷ đồng của quý 3/2013. Tương tự, mức doanh thu margin 9 tháng năm nay đạt 170 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, doanh thu từ hoạt động margin của HSC đang chiếm tới 26,5% tổng doanh thu của HSC.
Không chỉ vậy, trong hoạt động của công ty chứng khoán, cho vay margin, dịch vụ tài chính sẽ góp phần “kích thích” doanh thu môi giới. Mảng doanh thu khác và doanh thu môi giới đóng góp hơn 70% doanh thu của HSC 9 tháng năm 2014.
Báo cáo tài chính quý 3/2014 của HSC cho thấy đến ngày 30/9/2014, khoản phải thu khách hàng về giao dịch margin là 1.884 tỷ đồng, tăng gần 83% so với số dư hồi đầu năm nay.
Với vốn chủ sở hữu đến 30/9/2014 đạt 2.390,7 tỷ đồng, thì tỷ lệ vốn cho vay margin trên vốn chủ sở hữu của HSC lên gần 79% - một tỷ lệ khá cao.
Mặt khác, việc lên kế hoạch vay 1.400 tỷ đồng dự phòng khi cần “bổ sung nguồn vốn lưu động” khiến giới tài chính nhìn nhận như một “cuộc chơi” quyết liệt của HSC, trong bối cảnh nợ ngắn hạn của HSC lên tới 1.216 tỷ đồng đến ngày 30/9/2014.
Việc HSC liên tục để mất vị trí dẫn đần thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE trong nhiều quý qua rất có thể sẽ được cải thiện, nếu như HSC mạnh tay cho vay margin. Nhưng, sự mạnh tay của HSC cũng khiến nhiều người trong giới đầu tư chợt nhớ tới cuộc đua thị phần của Chứng khoán Thăng Long năm nào.
Thông báo của HSC được đưa ra một vài ngày trước khi thị trường chứng khoán có đợt sụt giảm, trong đó VN-Index giảm từ vùng trên 620 điểm xuống 577,79 điểm. Thậm chí có phiên VN-Index sụt giảm gần 3%, một mức giảm bất thường mà có thể có liên quan đến hoạt động giải chấp từ hoạt động cho vay ký quỹ (margin).
Margin - thanh khoản
Báo cáo tài chính quý 3/2014 của 11 công ty chứng khoán (SSI, HSC, VCSC, VNDS, FPTS, SHS, MBS, BVSC, VCBS, BCS, Kim Eng) cho thấy, tính đến 30/9/2014, số tiền các công ty chứng khoản phải thu từ hoạt động margin lên tới hơn 10.300 tỷ đồng.
Trong đó, số tiền một công ty chứng khoán phải thu từ margin thấp nhất là 432 tỷ đồng và cao nhất trên 1.900 tỷ đồng. So với đầu năm nay, đa số các công ty đều tăng mạnh bơm tiền cho vay margin, thậm chí tăng gấp đôi.
Cùng với việc tiền cho vay margin đổ mạnh vào thị trường, theo dữ liệu được Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) công bố, tổng khối lượng giao dịch quý 3/2014 trên sàn này đạt 8.312.248.678 chứng khoán, tăng 5.404.082.046 chứng khoán so với quý 3/2013.
Tính theo giá trị, toàn thị trường quý 3/2014 đạt 152.831 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức 57.110 tỷ đồng hồi quý 3/2013.
Báo cáo 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu trong quý 3/2014 trên HOSE cho thấy họ chiếm trên 62% thị phần của thị trường. Con số này ở sàn Hà Nội cũng tương tự như vậy.
Những công ty thống lĩnh thị trường ở mảng môi giới cổ phiếu cũng cho thấy đang đứng đầu về số tiền cho vay margin. Nhưng hiện tượng để thị trường phải chú ý nhất, có lẽ là động thái HSC quyết định sẽ vay thêm 1.400 tỷ đồng để dự phòng khi cần “bổ sung nguồn vốn lưu động”, trong bối cảnh công ty này dành gần 1.900 tỷ cho vay margin đến hết quý 3/2014.
“Cuộc chơi” quyết liệt
Báo cáo tài chính của HSC cũng cho thấy công ty này đạt hơn 640 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu khác chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 232 tỷ đồng (trong đó doanh thu từ margin đạt 170,3 tỷ đồng), kế đến là doanh thu môi giới (219 tỷ đồng), doanh thu hoạt động đầu tư, góp vốn (177 tỷ đồng)...
Nhìn lại quý 3/2014, doanh thu từ margin chứng khoán của HSC đạt 62 tỷ đồng, tăng vọt so với mức 38,4 tỷ đồng của quý 3/2013. Tương tự, mức doanh thu margin 9 tháng năm nay đạt 170 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, doanh thu từ hoạt động margin của HSC đang chiếm tới 26,5% tổng doanh thu của HSC.
Không chỉ vậy, trong hoạt động của công ty chứng khoán, cho vay margin, dịch vụ tài chính sẽ góp phần “kích thích” doanh thu môi giới. Mảng doanh thu khác và doanh thu môi giới đóng góp hơn 70% doanh thu của HSC 9 tháng năm 2014.
Báo cáo tài chính quý 3/2014 của HSC cho thấy đến ngày 30/9/2014, khoản phải thu khách hàng về giao dịch margin là 1.884 tỷ đồng, tăng gần 83% so với số dư hồi đầu năm nay.
Với vốn chủ sở hữu đến 30/9/2014 đạt 2.390,7 tỷ đồng, thì tỷ lệ vốn cho vay margin trên vốn chủ sở hữu của HSC lên gần 79% - một tỷ lệ khá cao.
Mặt khác, việc lên kế hoạch vay 1.400 tỷ đồng dự phòng khi cần “bổ sung nguồn vốn lưu động” khiến giới tài chính nhìn nhận như một “cuộc chơi” quyết liệt của HSC, trong bối cảnh nợ ngắn hạn của HSC lên tới 1.216 tỷ đồng đến ngày 30/9/2014.
Việc HSC liên tục để mất vị trí dẫn đần thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE trong nhiều quý qua rất có thể sẽ được cải thiện, nếu như HSC mạnh tay cho vay margin. Nhưng, sự mạnh tay của HSC cũng khiến nhiều người trong giới đầu tư chợt nhớ tới cuộc đua thị phần của Chứng khoán Thăng Long năm nào.