Cuộc họp lớn hay nhầm lẫn lớn?
Từ trước đến nay, khi nói đến đại hội thì hầu như người ta đều nghĩ rằng, đó là một khái niệm dùng để chỉ một cuộc họp
Từ trước đến nay, khi nói đến đại hội thì hầu như người ta đều nghĩ rằng, đó là một khái niệm dùng để chỉ một cuộc họp.
Các cuốn từ điển tiếng Việt cũng đều định nghĩa đại ý: Đại hội là hội nghị lớn của một tổ chức, một ngành, một phong trào để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng nhất.
Đại không hẳn là lớn
Tuy nhiên, lại có từ đại hội hoàn toàn không mang ý nghĩa là một cuộc họp. Chẳng hạn như từ đại hội trong tên của các tổ chức: Đại hội đồng Liên hiệp quốc (UN), Đại hội đồng liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO), Đại hội đồng Hiệp hội Báo chí ASEAN (CAJ)...
Từ đại hội trong Luật Doanh nghiệp cũng không phải để chỉ một cuộc họp lớn hay nhỏ nào cả, mà chỉ là một thành tố trong cụm từ định danh một cơ quan trong công ty cổ phần, đó là Đại hội đồng cổ đông. “Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần”, mà không phụ thuộc vào việc cổ đông chỉ sở hữu một cổ phần 10.000 đồng hay sở hữu đến hàng triệu cổ phần (điều 96, Luật Doanh nghiệp năm 2005).
Mọi cuộc họp đại hội đồng cổ đông đều có ý nghĩa pháp lý như nhau, không bao giờ có sự phân biệt giữa các cuộc họp lớn là “đại hội” với các cuộc họp nhỏ là “tiểu hội”. Chính vì vậy, đại hội đồng cổ đông có thể thông qua các quyết định của mình vào bất kỳ ngày nào trong suốt 365 ngày mỗi năm, mà không hề tiến hành việc hội họp.
Như vậy chữ đại hội ở đây không có “họ hàng” gì với hội nghị hay hội họp. Đại hội đồng cổ đông luôn luôn hiện hữu từ thuở “khai sinh” (đăng ký kinh doanh) cho đến khi “khai tử” (phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động) công ty cổ phần.
Còn để chỉ việc hội họp của cơ quan này, thì luôn luôn phải có thêm các từ họp hay buổi họp, cuộc họp, kỳ họp, phiên họp kèm theo.
Nhầm trên thực tế
Tuy nhiên trên thực tế, có đến 99% trường hợp cụm từ đại hội đồng cổ đông bị sử dụng với ý nghĩa là một cuộc họp. Cuộc họp nào của các cổ đông cũng bị biến thành đại hội, thậm chí còn là đại hội đại biểu cổ đông.
Hầu hết các công ty cổ phần khi thông báo mời họp, đăng tin trên báo chí và trương phông màn tại hội trường đều đánh đồng từ đại hội với cuộc họp. Không ít trường hợp, dòng trên thì viết đúng là mời họp đại hội đồng cổ đông nhưng đến dòng dưới thì lại bỏ họp để quay về chương trình đại hội. Như vậy, một từ đại hội lại mang hai nghĩa khác nhau.
Cách đây mấy năm, khi giải quyết vụ việc tranh chấp tại Công ty cổ phần Khách sạn Phan Thiết, các văn bản của Văn phòng Chính phủ, của UBND tỉnh Bình Thuận và của nhiều cơ quan khác đều sử dụng cụm từ đại hội đồng cổ đông với ý nghĩa là một cuộc họp của cổ đông.
Đầu tháng 3/2009 vừa qua, báo chí đồng loạt đưa tin: Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM hủy đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết. Viết như vậy, thì thay vì hủy kết quả cuộc họp, là đã hủy tư cách của các cổ đông, hủy một cơ quan không thể thiếu của một công ty cổ phần?! Nếu hủy được đại hội đồng cổ đông, thì cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt tư cách pháp nhân của Công ty Bông Bạch Tuyết!
Lẫn trong pháp luật
Đặc biệt, cả một số văn bản quy phạm pháp luật cũng nhầm lẫn khi đề cập đến khái niệm trên.
Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thượng mại cổ phần, ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 4-9-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; mẫu điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần, ban hành kèm theo Quyết định số 383/2002/QĐ-NHNN ngày 24-4-2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; mẫu điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19-11-2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/trung tâm giao dịch chứng khoán, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19-3-2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính... đã sử dụng một loạt cụm từ không chính xác như: Đại hội, Đại hội cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bất thường, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông thường niên, bầu cử trong Đại hội đồng cổ đông, biên bản Đại hội đồng cổ đông, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông, tham dự Đại hội đồng cổ đông, tiến hành Đại hội đồng cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông...
Trong tất cả những cụm từ kể trên đều thiếu một từ họp hay cuộc họp trước chữ đại hội để bảo đảm đúng tính chất pháp lý.
Như vậy, đã có một sự nhầm lẫn không nhỏ khi nói về những cuộc họp lớn nhất và quan trọng nhất của các công ty cổ phần. Một khái niệm rất cơ bản, rất phổ biến trong nền kinh tế xã hội và đã được luật hóa hai chục năm nay, mà xem chừng vẫn còn bị “bóp méo” dài dài.
LS. Trương Thanh Đức (TBKTSG)
Các cuốn từ điển tiếng Việt cũng đều định nghĩa đại ý: Đại hội là hội nghị lớn của một tổ chức, một ngành, một phong trào để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng nhất.
Đại không hẳn là lớn
Tuy nhiên, lại có từ đại hội hoàn toàn không mang ý nghĩa là một cuộc họp. Chẳng hạn như từ đại hội trong tên của các tổ chức: Đại hội đồng Liên hiệp quốc (UN), Đại hội đồng liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO), Đại hội đồng Hiệp hội Báo chí ASEAN (CAJ)...
Từ đại hội trong Luật Doanh nghiệp cũng không phải để chỉ một cuộc họp lớn hay nhỏ nào cả, mà chỉ là một thành tố trong cụm từ định danh một cơ quan trong công ty cổ phần, đó là Đại hội đồng cổ đông. “Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần”, mà không phụ thuộc vào việc cổ đông chỉ sở hữu một cổ phần 10.000 đồng hay sở hữu đến hàng triệu cổ phần (điều 96, Luật Doanh nghiệp năm 2005).
Mọi cuộc họp đại hội đồng cổ đông đều có ý nghĩa pháp lý như nhau, không bao giờ có sự phân biệt giữa các cuộc họp lớn là “đại hội” với các cuộc họp nhỏ là “tiểu hội”. Chính vì vậy, đại hội đồng cổ đông có thể thông qua các quyết định của mình vào bất kỳ ngày nào trong suốt 365 ngày mỗi năm, mà không hề tiến hành việc hội họp.
Như vậy chữ đại hội ở đây không có “họ hàng” gì với hội nghị hay hội họp. Đại hội đồng cổ đông luôn luôn hiện hữu từ thuở “khai sinh” (đăng ký kinh doanh) cho đến khi “khai tử” (phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động) công ty cổ phần.
Còn để chỉ việc hội họp của cơ quan này, thì luôn luôn phải có thêm các từ họp hay buổi họp, cuộc họp, kỳ họp, phiên họp kèm theo.
Nhầm trên thực tế
Tuy nhiên trên thực tế, có đến 99% trường hợp cụm từ đại hội đồng cổ đông bị sử dụng với ý nghĩa là một cuộc họp. Cuộc họp nào của các cổ đông cũng bị biến thành đại hội, thậm chí còn là đại hội đại biểu cổ đông.
Hầu hết các công ty cổ phần khi thông báo mời họp, đăng tin trên báo chí và trương phông màn tại hội trường đều đánh đồng từ đại hội với cuộc họp. Không ít trường hợp, dòng trên thì viết đúng là mời họp đại hội đồng cổ đông nhưng đến dòng dưới thì lại bỏ họp để quay về chương trình đại hội. Như vậy, một từ đại hội lại mang hai nghĩa khác nhau.
Cách đây mấy năm, khi giải quyết vụ việc tranh chấp tại Công ty cổ phần Khách sạn Phan Thiết, các văn bản của Văn phòng Chính phủ, của UBND tỉnh Bình Thuận và của nhiều cơ quan khác đều sử dụng cụm từ đại hội đồng cổ đông với ý nghĩa là một cuộc họp của cổ đông.
Đầu tháng 3/2009 vừa qua, báo chí đồng loạt đưa tin: Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM hủy đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết. Viết như vậy, thì thay vì hủy kết quả cuộc họp, là đã hủy tư cách của các cổ đông, hủy một cơ quan không thể thiếu của một công ty cổ phần?! Nếu hủy được đại hội đồng cổ đông, thì cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt tư cách pháp nhân của Công ty Bông Bạch Tuyết!
Lẫn trong pháp luật
Đặc biệt, cả một số văn bản quy phạm pháp luật cũng nhầm lẫn khi đề cập đến khái niệm trên.
Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của ngân hàng thượng mại cổ phần, ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 4-9-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; mẫu điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần, ban hành kèm theo Quyết định số 383/2002/QĐ-NHNN ngày 24-4-2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; mẫu điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19-11-2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/trung tâm giao dịch chứng khoán, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19-3-2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính... đã sử dụng một loạt cụm từ không chính xác như: Đại hội, Đại hội cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bất thường, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông thường niên, bầu cử trong Đại hội đồng cổ đông, biên bản Đại hội đồng cổ đông, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông, tham dự Đại hội đồng cổ đông, tiến hành Đại hội đồng cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông...
Trong tất cả những cụm từ kể trên đều thiếu một từ họp hay cuộc họp trước chữ đại hội để bảo đảm đúng tính chất pháp lý.
Như vậy, đã có một sự nhầm lẫn không nhỏ khi nói về những cuộc họp lớn nhất và quan trọng nhất của các công ty cổ phần. Một khái niệm rất cơ bản, rất phổ biến trong nền kinh tế xã hội và đã được luật hóa hai chục năm nay, mà xem chừng vẫn còn bị “bóp méo” dài dài.
LS. Trương Thanh Đức (TBKTSG)