“Cứu” chứng khoán: Vẫn chờ lộ trình cụ thể…
Nhà nước sẽ mua vào chứng khoán và công ty chứng khoán không “xả hàng”, đó là những tin tốt hỗ trợ thị trường
Nhà nước sẽ mua vào chứng khoán và công ty chứng khoán không “xả hàng”, đó là những tin tốt hỗ trợ thị trường…
>>Chứng khoán sụt giảm, “siêu” tổng công ty vào cuộc
Chiều nay (5/3), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ lên danh mục những cổ phiếu để mua vào và có thể những cổ phiếu có ảnh hưởng lớn tới thị trường sẽ được ưu tiên. Động thái này trong tình hình hiện nay hết sức quan trọng và rất có ý nghĩa với thị trường.
Việc không tạm dừng giao dịch cũng được cho là hợp lý. Dừng giao dịch thậm chí còn tạo ra tâm lý hoang mang hơn và tạo ra tiền lệ xấu sau này. Thực tế, đã có tới 10 ngày thứ Bảy và Chủ nhật kể từ sau Tết Nguyên đán để nhà đầu tư nghe ngóng, trấn tĩnh, nhưng không ai dám chắc sau khi mở cửa thị trường sẽ tốt lên. Bởi quan trọng nhất bây giờ là giải pháp cụ thể tác động tới thị trường.
Cũng liên quan đến giải pháp hỗ trợ thị trường, việc các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ bắt tay hợp tác dừng “xả hàng”sẽ là thông tin hết sức quý giá đối với thị trường. Lực lượng cung sẽ giảm đi một phần, trong khi việc mua cổ phiếu của SCIC sẽ khiến cầu tăng lên.
Trong hoàn cảnh thị trường đang “dầu sôi lửa bỏng”, những thông tin trên như làn gió mát, tác động tích cực tới thị trường và làm yên lòng nhà đầu tư. Nhưng một câu hỏi đặt ra: SCIC sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền và kéo dài thời gian mua đến lúc nào? Sự hợp tác giữa các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ có diễn ra như kỳ vọng, bởi bản chất lợi ích của họ là xung đột với nhau và lợi ích của họ xung đột với nhà đầu tư khác?
Người viết cho rằng, các giải pháp nói trên vẫn chỉ mang tính giải quyết bức xúc trước mắt, còn về trung và dài hạn, người ta vẫn đang chờ đợi liệu bao giờ Ủy ban Chứng khoán chính thức cho phép triển khai nghiệp vụ ký quỹ và nghiệp vụ bán khống?
“Nghiệp vụ ký quỹ sẽ giúp nhà đầu tư không phải bỏ 100% số tiền giá trị của cổ phiếu họ mua”, ông Nguyễn Công Hải, chuyên viên đầu tư trên thị trường chứng khoán New York nói. Ông ví dụ: muốn mua 1000 cổ phiếu ABC với giá 50.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra 50 triệu đồng, nhưng khi áp dụng nghiệp vụ ký quỹ, nhà đầu tư sẽ bỏ ít hơn 50 triệu đồng để mua 1000 cổ phiếu ABC.
Tại Mỹ, mỗi tài khoản ký quỹ tối thiểu là 25.000 USD. Với số tiền ký quỹ, nhà đầu tư được phép mua bao nhiêu số cổ phiếu họ muốn, nhưng nếu số lỗ vượt quá số tiền ký quỹ, họ phải bán bớt hoặc chuyển khoản thêm vào tài khoản ký quỹ. Như vậy, nếu nghiệp vụ ký quỹ được áp dụng ở Việt Nam, áp lực vay vốn để đầu tư sẽ giảm.
Tiếp theo là nghiệp vụ bán khống. Lý giải hiệu quả của nghiệp vụ này, chuyên gia chứng khoán Lê Minh Quân phân tích: khi nhà đầu tư không có cổ phiếu nhưng nhận thấy thị trường đi xuống, họ sẽ mượn cổ phiếu từ công ty xử lý thanh toán (clearing firm) để bán và sau đó tìm cách mua lại và trả cổ phiếu lại cho hãng đó. Áp dụng nghiệp vụ bán khống sẽ tạo ra sự cân bằng, giằng co giữa bên mua và bên bán, giữa cung và cầu, và đó là sự cần thiết cho bất cứ một thị trường chứng khoán nào, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Hải cũng kể một ví dụ mà ông cho rằng các nhà đầu tư Việt Nam nên tham khảo: Ở Mỹ, những nhà tạo lập thị trường (market makers) thuộc các quỹ đầu tư thường sử dụng các thủ thuật kinh điển để “làm giá”. Nếu muốn mua cổ phiếu của một công ty XYZ, thay vì mua càng nhiều càng tốt, họ mua thêm một ít hoặc có sẵn cổ phiếu đó trong tài khoản rồi sau đó bán ra liên tục, cứ vậy khiến các nhà đầu tư nản chí và họ mua từ từ. Khi đến ngưỡng họ cho hợp lý thì lệnh mua tung liên tục để đẩy giá lên. Khi đó các nhà đầu tư đã từng bán rẻ cổ phiếu của mình mới nhận ra sự thất bại.
Kết thúc câu chuyện với người viết bài này, ông Hải đặt ra câu hỏi: “Theo anh, giá cổ phiếu của nhiều công ty ở Việt Nam có “tội tình” gì mà giảm hơn một nửa. Ai đang bán và ai đang mua?”
Các giải pháp trong ngắn hạn rất có thể sẽ kích thích thị trường đi lên. Trong dài hạn, các giải pháp của Chính phủ là hợp lý, nhưng ít nhất nhà đầu tư cũng cần một lộ trình cụ thể, điều mà lâu nay ai cũng chờ đợi.
>>Chứng khoán sụt giảm, “siêu” tổng công ty vào cuộc
Chiều nay (5/3), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ lên danh mục những cổ phiếu để mua vào và có thể những cổ phiếu có ảnh hưởng lớn tới thị trường sẽ được ưu tiên. Động thái này trong tình hình hiện nay hết sức quan trọng và rất có ý nghĩa với thị trường.
Việc không tạm dừng giao dịch cũng được cho là hợp lý. Dừng giao dịch thậm chí còn tạo ra tâm lý hoang mang hơn và tạo ra tiền lệ xấu sau này. Thực tế, đã có tới 10 ngày thứ Bảy và Chủ nhật kể từ sau Tết Nguyên đán để nhà đầu tư nghe ngóng, trấn tĩnh, nhưng không ai dám chắc sau khi mở cửa thị trường sẽ tốt lên. Bởi quan trọng nhất bây giờ là giải pháp cụ thể tác động tới thị trường.
Cũng liên quan đến giải pháp hỗ trợ thị trường, việc các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ bắt tay hợp tác dừng “xả hàng”sẽ là thông tin hết sức quý giá đối với thị trường. Lực lượng cung sẽ giảm đi một phần, trong khi việc mua cổ phiếu của SCIC sẽ khiến cầu tăng lên.
Trong hoàn cảnh thị trường đang “dầu sôi lửa bỏng”, những thông tin trên như làn gió mát, tác động tích cực tới thị trường và làm yên lòng nhà đầu tư. Nhưng một câu hỏi đặt ra: SCIC sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền và kéo dài thời gian mua đến lúc nào? Sự hợp tác giữa các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ có diễn ra như kỳ vọng, bởi bản chất lợi ích của họ là xung đột với nhau và lợi ích của họ xung đột với nhà đầu tư khác?
Người viết cho rằng, các giải pháp nói trên vẫn chỉ mang tính giải quyết bức xúc trước mắt, còn về trung và dài hạn, người ta vẫn đang chờ đợi liệu bao giờ Ủy ban Chứng khoán chính thức cho phép triển khai nghiệp vụ ký quỹ và nghiệp vụ bán khống?
“Nghiệp vụ ký quỹ sẽ giúp nhà đầu tư không phải bỏ 100% số tiền giá trị của cổ phiếu họ mua”, ông Nguyễn Công Hải, chuyên viên đầu tư trên thị trường chứng khoán New York nói. Ông ví dụ: muốn mua 1000 cổ phiếu ABC với giá 50.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra 50 triệu đồng, nhưng khi áp dụng nghiệp vụ ký quỹ, nhà đầu tư sẽ bỏ ít hơn 50 triệu đồng để mua 1000 cổ phiếu ABC.
Tại Mỹ, mỗi tài khoản ký quỹ tối thiểu là 25.000 USD. Với số tiền ký quỹ, nhà đầu tư được phép mua bao nhiêu số cổ phiếu họ muốn, nhưng nếu số lỗ vượt quá số tiền ký quỹ, họ phải bán bớt hoặc chuyển khoản thêm vào tài khoản ký quỹ. Như vậy, nếu nghiệp vụ ký quỹ được áp dụng ở Việt Nam, áp lực vay vốn để đầu tư sẽ giảm.
Tiếp theo là nghiệp vụ bán khống. Lý giải hiệu quả của nghiệp vụ này, chuyên gia chứng khoán Lê Minh Quân phân tích: khi nhà đầu tư không có cổ phiếu nhưng nhận thấy thị trường đi xuống, họ sẽ mượn cổ phiếu từ công ty xử lý thanh toán (clearing firm) để bán và sau đó tìm cách mua lại và trả cổ phiếu lại cho hãng đó. Áp dụng nghiệp vụ bán khống sẽ tạo ra sự cân bằng, giằng co giữa bên mua và bên bán, giữa cung và cầu, và đó là sự cần thiết cho bất cứ một thị trường chứng khoán nào, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Hải cũng kể một ví dụ mà ông cho rằng các nhà đầu tư Việt Nam nên tham khảo: Ở Mỹ, những nhà tạo lập thị trường (market makers) thuộc các quỹ đầu tư thường sử dụng các thủ thuật kinh điển để “làm giá”. Nếu muốn mua cổ phiếu của một công ty XYZ, thay vì mua càng nhiều càng tốt, họ mua thêm một ít hoặc có sẵn cổ phiếu đó trong tài khoản rồi sau đó bán ra liên tục, cứ vậy khiến các nhà đầu tư nản chí và họ mua từ từ. Khi đến ngưỡng họ cho hợp lý thì lệnh mua tung liên tục để đẩy giá lên. Khi đó các nhà đầu tư đã từng bán rẻ cổ phiếu của mình mới nhận ra sự thất bại.
Kết thúc câu chuyện với người viết bài này, ông Hải đặt ra câu hỏi: “Theo anh, giá cổ phiếu của nhiều công ty ở Việt Nam có “tội tình” gì mà giảm hơn một nửa. Ai đang bán và ai đang mua?”
Các giải pháp trong ngắn hạn rất có thể sẽ kích thích thị trường đi lên. Trong dài hạn, các giải pháp của Chính phủ là hợp lý, nhưng ít nhất nhà đầu tư cũng cần một lộ trình cụ thể, điều mà lâu nay ai cũng chờ đợi.