“Cứu” hay “không cứu” Hoàng Anh Gia Lai?
Có ý kiến lo ngại, hàng chục nghìn ha đất của Hoàng Anh Gia Lai tại khu vực biên giới có thể vào tay doanh nghiệp nước ngoài
“Nếu áp dụng theo Quyết định 482 và Nghị định 55 của Chính phủ, Hoàng Anh Gia Lai đương nhiên được hưởng các chính sách ưu đãi”.
Đó là quan điểm của nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng trước thông tin trái chiều của dư luận về việc “cứu” hay “không cứu” Hoàng Anh Gia Lai, khi doanh nghiệp này đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và buộc phải lên kế hoạch bán 20.000 ha cao su tại Lào và các khu vực lân cận biên giới.
Trao đổi với báo chí, ông Hồ Xuân Hùng cho rằng, theo Quyết định số 482 ngày 14/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, thì các doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai khi đầu tư vào khu vực biên giới sẽ được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi.
Cụ thể, theo quyết định của Thủ tướng, để được hưởng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khu vực biên thì nhà đầu tư phải “sản xuất chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; gắn hợp tác đầu tư với việc nâng cao đời sống cư dân biên giới và đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới”.
Trong khi đó, xác nhận với báo chí, Phó chủ tịch UBND tỉnh Attapeu (Lào) Ounla Sayasith cho biết, Hoàng Anh Gia Lai đã được tỉnh này giao 25.000 ha cao su, 10.000 ha mía đường và cọ dầu, 4.000 ha cây ăn quả. Ngoài những dự án trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, thì dự án nuôi bò lấy thịt của Hoàng Anh Gia Lai cũng đem lại những thành quả nhất định.
Bên cạnh đó, trong quá trình đầu tư sang Lào, Hoàng Anh Gia Lai cũng đã xây dựng khá nhiều công trình hạ tầng cho tỉnh Attapeu, trong đó đáng chú ý là sân bay Attapeu có vốn đầu tư hơn 36 triệu USD, hệ thống đường giao thông, bệnh viện, trường học, khách sạn …
Trong khi đó, về góc độ tín dụng, Nghị định 55/2015 của Thủ tướng Chính phủ (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, quy định về cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới) nêu: đối với trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng; đồng thời căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng.
Theo xác nhận của lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai, doanh nghiệp này hiện đang kinh doanh chủ yếu các lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi bò, cao su, mía đường… là những ngành nghề mà Chính phủ và các ngân hàng thường thực hiện hỗ trợ cho vay với các gói lãi suất thấp. Tuy nhiên, hiện các khoản vay của Hoàng Anh Gia Lai đang chịu lãi suất thương mại khoảng 8 - 11%.
“Thực ra chúng tôi, những người làm công tác quốc phòng không quan tâm nhiều đến vấn đề này, nhưng chúng tôi lo ngại trước thông tin Hoàng Anh Gia Lai có thể sẽ phải bán 20.000 ha cao su tại Lào để giải quyết khó khăn trước mắt. Lo ngại bởi hai yếu tố, thứ nhất là việc Hoàng Anh Gia Lai không còn sở hữu hàng trăm km2 đất đai khu vực biên giới hai nước, thứ nữa là số lượng diện tích không nhỏ này có thể rơi vào tay đối tác nước ngoài”, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói.
Nhưng cũng theo vị tướng này, hiện vẫn đang có ý kiến băn khoăn là không biết đây có phải là “đòn gió” của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức, nhằm “dọa” cơ quan quản lý hay không?
“Với tôi thì ông Đức có thể làm thật. Bởi Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp tư nhân, khi bị dồn vào “đường cùng”, thì họ không còn cách nào khác để tự cứu lấy mình”, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói.
Còn theo TS. Võ Trí Thành (nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương - CIEM), ngoài các chính sách ưu đãi của Chính phủ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, thì đối với Hoàng Anh Gia Lai, việc “cứu” hay “không cứu” còn phải đặt ở góc nhìn tổng thể chi phí - lợi ích hài hòa cho cả nền kinh tế.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích, hiện Hoàng Anh Gia Lai đang có khoản vay khoảng 25.000 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản của tập đoàn này đạt hơn 50.000 tỷ đồng. Tác động kinh tế - xã hội của Hoàng Anh Gia Lai là khá lớn tới nền kinh tế. Cần so sánh hai kịch bản, kịch bản “xấu” và kịch bản doanh nghiệp hồi phục sẽ tác động thế nào đến lao động, công ăn việc làm, thu nhập, bất ổn xã hội, và kể cả thu ngân sách Nhà nước... trong ngắn hạn và dài hạn.
Đồng thời, cũng không thể không nhắc tới những yếu tố liên quan tới vấn đề đối ngoại, chính trị, an ninh, quốc phòng, bởi Hoàng Anh Gia Lai đang có nhiều dự án tại các nước láng giềng như Lào, Camphuchia, và cả Myanmar.
“Hiện vẫn có hai luồng ý kiến nên “cứu” hay “không cứu” Hoàng Anh Gia Lai, nhưng một số chuyên gia kinh tế khi được hỏi đều cho rằng, Hoàng Anh Gia Lai không cần được “cứu”, bởi nếu căn cứ theo Quyết định 482 và Nghị định 55 của Chính phủ, đương nhiên tập đoàn này được hưởng những chính sách ưu đãi theo quy định”, ông Hiếu nói.
Đó là quan điểm của nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng trước thông tin trái chiều của dư luận về việc “cứu” hay “không cứu” Hoàng Anh Gia Lai, khi doanh nghiệp này đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và buộc phải lên kế hoạch bán 20.000 ha cao su tại Lào và các khu vực lân cận biên giới.
Trao đổi với báo chí, ông Hồ Xuân Hùng cho rằng, theo Quyết định số 482 ngày 14/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, thì các doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai khi đầu tư vào khu vực biên giới sẽ được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi.
Cụ thể, theo quyết định của Thủ tướng, để được hưởng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khu vực biên thì nhà đầu tư phải “sản xuất chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; gắn hợp tác đầu tư với việc nâng cao đời sống cư dân biên giới và đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới”.
Trong khi đó, xác nhận với báo chí, Phó chủ tịch UBND tỉnh Attapeu (Lào) Ounla Sayasith cho biết, Hoàng Anh Gia Lai đã được tỉnh này giao 25.000 ha cao su, 10.000 ha mía đường và cọ dầu, 4.000 ha cây ăn quả. Ngoài những dự án trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, thì dự án nuôi bò lấy thịt của Hoàng Anh Gia Lai cũng đem lại những thành quả nhất định.
Bên cạnh đó, trong quá trình đầu tư sang Lào, Hoàng Anh Gia Lai cũng đã xây dựng khá nhiều công trình hạ tầng cho tỉnh Attapeu, trong đó đáng chú ý là sân bay Attapeu có vốn đầu tư hơn 36 triệu USD, hệ thống đường giao thông, bệnh viện, trường học, khách sạn …
Trong khi đó, về góc độ tín dụng, Nghị định 55/2015 của Thủ tướng Chính phủ (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, quy định về cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới) nêu: đối với trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng; đồng thời căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng.
Theo xác nhận của lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai, doanh nghiệp này hiện đang kinh doanh chủ yếu các lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi bò, cao su, mía đường… là những ngành nghề mà Chính phủ và các ngân hàng thường thực hiện hỗ trợ cho vay với các gói lãi suất thấp. Tuy nhiên, hiện các khoản vay của Hoàng Anh Gia Lai đang chịu lãi suất thương mại khoảng 8 - 11%.
“Thực ra chúng tôi, những người làm công tác quốc phòng không quan tâm nhiều đến vấn đề này, nhưng chúng tôi lo ngại trước thông tin Hoàng Anh Gia Lai có thể sẽ phải bán 20.000 ha cao su tại Lào để giải quyết khó khăn trước mắt. Lo ngại bởi hai yếu tố, thứ nhất là việc Hoàng Anh Gia Lai không còn sở hữu hàng trăm km2 đất đai khu vực biên giới hai nước, thứ nữa là số lượng diện tích không nhỏ này có thể rơi vào tay đối tác nước ngoài”, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói.
Nhưng cũng theo vị tướng này, hiện vẫn đang có ý kiến băn khoăn là không biết đây có phải là “đòn gió” của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức, nhằm “dọa” cơ quan quản lý hay không?
“Với tôi thì ông Đức có thể làm thật. Bởi Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp tư nhân, khi bị dồn vào “đường cùng”, thì họ không còn cách nào khác để tự cứu lấy mình”, Thiếu tướng Lê Mã Lương nói.
Còn theo TS. Võ Trí Thành (nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương - CIEM), ngoài các chính sách ưu đãi của Chính phủ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, thì đối với Hoàng Anh Gia Lai, việc “cứu” hay “không cứu” còn phải đặt ở góc nhìn tổng thể chi phí - lợi ích hài hòa cho cả nền kinh tế.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích, hiện Hoàng Anh Gia Lai đang có khoản vay khoảng 25.000 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản của tập đoàn này đạt hơn 50.000 tỷ đồng. Tác động kinh tế - xã hội của Hoàng Anh Gia Lai là khá lớn tới nền kinh tế. Cần so sánh hai kịch bản, kịch bản “xấu” và kịch bản doanh nghiệp hồi phục sẽ tác động thế nào đến lao động, công ăn việc làm, thu nhập, bất ổn xã hội, và kể cả thu ngân sách Nhà nước... trong ngắn hạn và dài hạn.
Đồng thời, cũng không thể không nhắc tới những yếu tố liên quan tới vấn đề đối ngoại, chính trị, an ninh, quốc phòng, bởi Hoàng Anh Gia Lai đang có nhiều dự án tại các nước láng giềng như Lào, Camphuchia, và cả Myanmar.
“Hiện vẫn có hai luồng ý kiến nên “cứu” hay “không cứu” Hoàng Anh Gia Lai, nhưng một số chuyên gia kinh tế khi được hỏi đều cho rằng, Hoàng Anh Gia Lai không cần được “cứu”, bởi nếu căn cứ theo Quyết định 482 và Nghị định 55 của Chính phủ, đương nhiên tập đoàn này được hưởng những chính sách ưu đãi theo quy định”, ông Hiếu nói.