Cứu sống bệnh nhi cô đặc máu vì sốt xuất huyết
Sáng 12/12, BS.CKII Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho biết vừa cứu sống bé trai D.T.T. (9 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng tiêu hóa, suy hô hấp nặng, tổn thương nhiều cơ quan.
Trường hợp đặc biệt nguy kịch trên là bé D.T.T. (9 tuổi, ngụ tại Trà Vinh) vừa được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM). Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước đó trẻ bị sốt cao liên tục 3 ngày nhưng gia đình chủ quan không đưa đến bệnh viện. Sang ngày thứ 4 bệnh nhi có những biểu hiện nặng như đau bụng, ói, tay chân lạnh nên gia đình vội chuyển đến bệnh viện tỉnh.Thời điểm nhập viện, bác sĩ ghi nhận trẻ bị tụt huyết áp, sốc sâu, cô đặc máu nặng (Hct 54% - Hematocrit là tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ). Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần, trẻ dưới 15 tuổi thường ở mức 35-39%. Bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày thứ 4, được điều trị tích cực bằng truyền dịch chống sốc ban đầu sau đó chuyển cấp cứu lên tuyến trên.Bác sĩ Chuyên khoa 2, Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố cho biết: "Sau khi nhập viện, bệnh nhi được tiếp tục chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, dùng các thuốc vận mạch phối hợp. Chúng tôi đã hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhi với thở áp lực dương liên tục, sau đó được đặt nội khí quản thở máy sớm".Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết tiêu hóa diễn tiến ngày càng nặng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhi rơi vào tổn thương gan, thận, suy hô hấp nặng, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều. Các bác sĩ đã tiến hành chọc dò màng bụng giải áp, điều chỉnh toan chuyển hóa, điều chỉnh rối loạn đông máu, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc để ngăn chặn tình trạng xuất huyết tiêu hóa."Bệnh của bé diễn tiến phức tạp, tổn thương gan, thận, suy hô hấp nặng, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều", bác sĩ Tiến chia sẻ. Sau 1 tuần theo dõi liên tục, điều trị tích cực, bệnh nhi dần bình phục, các bác sĩ đã tiếp tục chăm sóc, điều trị chủ động cho bệnh nhi. Đến ngày 11/12, sau 2 tuần nhập viện, sức khỏe của trẻ đã bình phục hoàn toàn.
Trường hợp đặc biệt nguy kịch trên là bé D.T.T. (9 tuổi, ngụ tại Trà Vinh) vừa được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM). Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước đó trẻ bị sốt cao liên tục 3 ngày nhưng gia đình chủ quan không đưa đến bệnh viện. Sang ngày thứ 4 bệnh nhi có những biểu hiện nặng như đau bụng, ói, tay chân lạnh nên gia đình vội chuyển đến bệnh viện tỉnh.Thời điểm nhập viện, bác sĩ ghi nhận trẻ bị tụt huyết áp, sốc sâu, cô đặc máu nặng (Hct 54% - Hematocrit là tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ). Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần, trẻ dưới 15 tuổi thường ở mức 35-39%. Bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày thứ 4, được điều trị tích cực bằng truyền dịch chống sốc ban đầu sau đó chuyển cấp cứu lên tuyến trên.Bác sĩ Chuyên khoa 2, Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố cho biết: "Sau khi nhập viện, bệnh nhi được tiếp tục chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, dùng các thuốc vận mạch phối hợp. Chúng tôi đã hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhi với thở áp lực dương liên tục, sau đó được đặt nội khí quản thở máy sớm".Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết tiêu hóa diễn tiến ngày càng nặng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhi rơi vào tổn thương gan, thận, suy hô hấp nặng, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều. Các bác sĩ đã tiến hành chọc dò màng bụng giải áp, điều chỉnh toan chuyển hóa, điều chỉnh rối loạn đông máu, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc để ngăn chặn tình trạng xuất huyết tiêu hóa."Bệnh của bé diễn tiến phức tạp, tổn thương gan, thận, suy hô hấp nặng, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều", bác sĩ Tiến chia sẻ. Sau 1 tuần theo dõi liên tục, điều trị tích cực, bệnh nhi dần bình phục, các bác sĩ đã tiếp tục chăm sóc, điều trị chủ động cho bệnh nhi. Đến ngày 11/12, sau 2 tuần nhập viện, sức khỏe của trẻ đã bình phục hoàn toàn.
Theo các bác sỹ, trong 3 sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết trở nặng, thì chủ quan không đi khám bệnh. Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng. Đối với sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, cần lưu ý tái khám thường xuyên, nhập viện ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển.Ngoài ra, sau giai đoạn sốt cao lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Sau 2 - 7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy đỡ khó chịu trong người nhưng đây lại là thời điểm quyết định cần kiểm soát bệnh chặt chẽ. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.Hiện chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, loăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng trong bịch nilon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe... quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.