Cyprus đánh thuế tiền gửi: “Tiền lệ nguy hiểm”
Hàng loạt máy rút tiền tại thủ đô Nicosia của Cyprus đã trở nên trống rỗng, sau khi người dân ồ ạt rút tiền ra khỏi các ngân hàng
Hàng loạt máy rút tiền tại thủ đô Nicosia của Cộng hòa Cyprus đều trống rỗng do người dân ồ ạt rút tiền, trong khi hệ thống nhà băng và thị trường chứng khoán của quốc đảo này ngưng hoạt động ít nhất tới ngày 21/3.
Trước đó, hôm 17/3, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt thỏa thuận dành cho Cộng hòa Cyprus 10 tỷ Euro (khoảng 13 tỷ USD) nhằm cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ. Khoản tiền này chủ yếu được sử dụng để tái cấp vốn cho các ngân hàng có nguy cơ suy sụp do kế hoạch cơ cấu lại nợ công ở Cyprus năm ngoái.
Tuy nhiên, để đổi lại gói cứu trợ này, Chính phủ Cyprus phải tiến hành thu nhỏ các ngân hàng gặp khó khăn, tư hữu hóa một số tài sản thuộc sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ thuế công ty trên danh nghĩa thêm 2,5% lên 12,5%, áp thuế một lần duy nhất ở mức 9,9% đối với các khoản tiền gửi trên 100.000 Euro và 6,75% đối với các khoản tiền gửi thấp hơn tại các ngân hàng trong nước.
Cyprus chính thức xin giải cứu vào tháng 6 năm ngoái, sau khi các ngân hàng nước này rơi vào tình trạng khó khăn do các khoản thua lỗ liên quan tới Hy Lạp. Năm ngoái, GDP quốc đảo này giảm 2,4% và dự báo còn giảm sâu hơn trong năm nay và năm tới. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 ở mức 12%, dự kiến sẽ lên tới 14% trong 2014. Nợ công hiện chiếm 87% GDP sẽ lên 100% vào 2020.
Các cuộc đàm phán về gói giải cứu hồi năm ngoái đã rơi vào bế tắc, sau khi chính phủ khi đó của Tổng thống Demetris Christofias phản đối các điều kiện do các nhà cho vay quốc tế đặt ra. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử Tổng thống mới Nicos Anastasiades vào tháng trước, các cuộc đàm phán đã được khởi động trở lại. Và các vòng đàm phán này đã diễn ra khá suôn sẻ dưới chính quyền mới.
Hãng tin Reuters cho biết, kế hoạch mới của Cyprus có thể sẽ là giảm mức thuế đánh đối với những khoản tiền gửi dưới 100.000 Euro từ 6,75% xuống còn 3%, nhưng tăng từ 9% lên 12,5% đối với những khoản tiền gửi cao hơn 100.000 Euro. Để trấn an tâm lý người dân, những ai phải chịu khoản thuế tiền gửi này sẽ nhận lại được một khoản bồi hoàn bằng cổ phiếu của ngân hàng.
Nhưng cho dù việc chỉnh sửa thế nào đi nữa, thì kế hoạch đánh thuế tiền gửi tiết kiệm của người dân, nhằm đóng góp một phần vào gói cứu trợ của Eurozone và IMF, đã không những không khiến người dân Cyprus nhận ra trách nhiệm của mình với kế hoạch tài chính quốc gia, mà còn gây bão trên hầu khắp các thị trường tài chính và hàng hóa quốc tế trong hai phiên giao dịch ngày 18 và 19/3.
Một yếu tố khác cũng gây ra tình trạng bất bình là việc trong số 5 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu phải xin cứu trợ cho tới nay, chỉ có mỗi Cyprus phải hứng điều kiện đánh thuế tiền gửi của người dân. Mặc dù Tổng thống Nicos Anastasiades nói rằng việc đánh thuế người gửi tiền là một lựa chọn ít đau đớn cho đảo quốc này, nhưng rõ ràng đây là một điều kiện quá khắc nghiệt.
Và không chỉ người dân Cyprus bức bối với kế hoạch trên, mà cả người nước ngoài cũng đang tỏ ra bất bình. Trong số hơn 68 tỷ Euro đang gửi tại Cyprus, tiền từ nước ngoài chiếm tới 40%, và phần lớn chủ của chúng là người Nga. Theo Jacob Kirkegaard, chuyên gia phân tích tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ), Cyprus sẽ lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi nhiều người Nga phải chịu tác động từ thuế này.
Phát biểu hôm 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch đánh thuế tiền gửi của Cộng hòa Cyprus là “bất công, nghiệp dư và nguy hiểm”, người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết.
Hàng loạt máy rút tiền tại thủ đô Nicosia của Cyprus đã trở nên trống rỗng, sau khi người dân ồ ạt rút tiền ra khỏi các ngân hàng, gây ra những nguy cơ sụp đổ hàng loạt nhà băng. Còn theo tin mới nhất, hệ thống ngân hàng ở quốc gia này sẽ đóng cửa, tạm ngừng hoạt động giao dịch cho tới ngày 21/3 tới, chờ các nhà hoạch định chính sách của Cộng hòa Cyprus đàm phán về mức thuế tiền gửi.
Theo các chuyên gia phân tích, việc đánh thuế tiền gửi ngân hàng sẽ không chỉ dừng lại đơn giản ở việc người dân rút tiền ồ ạt, mà còn có nguy cơ lớn hơn là gây ra một cơn bão mới trên thị trường tài chính toàn cầu. Jim O’Neill, cựu chủ tịch một đơn vị quản lý tài sản thuộc Goldman Sachs cho rằng, việc đánh thuế là “động thái đáng kinh ngạc” và “chẳng có tính toán lâu dài về ảnh hưởng với toàn khu vực đồng Euro và thế giới”.
Nhà đầu tư Dennis Gartman thì nhận định rằng, hoạt động của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của khách hàng. “Tuy nhiên, niềm tin ấy giờ đang bị đập vỡ, xé toạc và hủy hoại” do kế hoạch đánh thuế tiền gửi này, ông nói. Một nhà bình luận khác thì cho hay, hệ thống ngân hàng trước giờ luôn chú trọng bảo vệ người gửi tiền. Việc đánh thuế tiền gửi sẽ khiến việc bảo vệ này không còn tác dụng.
Nhà quản lý quỹ tại Banque Palatine SA, ông Matthieu Giuliani, cũng bình luận: “Quyết định của Cộng hòa Cyprus đã làm tổn thương thị trường. Điều này tạo nên một tiền lệ đáng sợ cho châu Âu. Nếu các chủ nợ cũng áp dụng biện pháp tương tự với Tây Ban Nha hoặc Italy, chắc chắn động thái này sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng châu Âu rơi vào trạng thái hỗn loạn”.
Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích khác còn cho rằng, việc Cyprus quyết định đánh thuế tiền gửi ngân hàng có thể trở thành một tiền lệ xấu với người dân ở lục địa già, khi nhiều người sẽ tìm cách giữ an toàn số tiền của mình dưới dạng các tài sản khác như vàng, bạc hoặc trữ tiền mặt trong nhà. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn giá cả nhiều loại hàng hóa sẽ biến động mạnh, gây ảnh hưởng toàn cầu.
Mark Bayley, một nhà phân tích chiến lược thuộc hãng tư vấn Aquasia cho biết, việc đánh thuế tiền gửi ngân hàng sẽ tạo ra một “tiền lệ nguy hiểm” và “đánh bẫy người gửi tiền”. Theo Bayley, “nỗi sợ hãi sẽ lan ra khắp giới đầu tư và khuyến khích những người gửi tiền tại các nước ngoại vi khu vực châu Âu chuyển tài sản sang nơi khác an toàn hơn, như ở Đức hay thậm chí là đặt dưới gối đầu giường”.
Trước đó, hôm 17/3, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt thỏa thuận dành cho Cộng hòa Cyprus 10 tỷ Euro (khoảng 13 tỷ USD) nhằm cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ. Khoản tiền này chủ yếu được sử dụng để tái cấp vốn cho các ngân hàng có nguy cơ suy sụp do kế hoạch cơ cấu lại nợ công ở Cyprus năm ngoái.
Tuy nhiên, để đổi lại gói cứu trợ này, Chính phủ Cyprus phải tiến hành thu nhỏ các ngân hàng gặp khó khăn, tư hữu hóa một số tài sản thuộc sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ thuế công ty trên danh nghĩa thêm 2,5% lên 12,5%, áp thuế một lần duy nhất ở mức 9,9% đối với các khoản tiền gửi trên 100.000 Euro và 6,75% đối với các khoản tiền gửi thấp hơn tại các ngân hàng trong nước.
Cyprus chính thức xin giải cứu vào tháng 6 năm ngoái, sau khi các ngân hàng nước này rơi vào tình trạng khó khăn do các khoản thua lỗ liên quan tới Hy Lạp. Năm ngoái, GDP quốc đảo này giảm 2,4% và dự báo còn giảm sâu hơn trong năm nay và năm tới. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 ở mức 12%, dự kiến sẽ lên tới 14% trong 2014. Nợ công hiện chiếm 87% GDP sẽ lên 100% vào 2020.
Các cuộc đàm phán về gói giải cứu hồi năm ngoái đã rơi vào bế tắc, sau khi chính phủ khi đó của Tổng thống Demetris Christofias phản đối các điều kiện do các nhà cho vay quốc tế đặt ra. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử Tổng thống mới Nicos Anastasiades vào tháng trước, các cuộc đàm phán đã được khởi động trở lại. Và các vòng đàm phán này đã diễn ra khá suôn sẻ dưới chính quyền mới.
Trong số hơn 68 tỷ Euro đang gửi tại Cyprus, tiền từ nước ngoài chiếm tới 40%, và phần lớn chủ của chúng là người Nga.
Theo kế hoạch ban đầu, quốc hội của đảo quốc nhỏ bé này sẽ tiến hành bỏ phiếu cho kế hoạch đánh thuế tiền gửi vào ngày 18/3 và mức thuế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 19/3. Tuy nhiên, hiện các quan chức Cyprus vẫn đang làm việc để sửa đổi đề xuất này với việc tăng thuế đối với những người tiết kiệm giàu có hơn và giảm gánh nặng đối với những người gửi tiền dưới 100.000 Euro.Hãng tin Reuters cho biết, kế hoạch mới của Cyprus có thể sẽ là giảm mức thuế đánh đối với những khoản tiền gửi dưới 100.000 Euro từ 6,75% xuống còn 3%, nhưng tăng từ 9% lên 12,5% đối với những khoản tiền gửi cao hơn 100.000 Euro. Để trấn an tâm lý người dân, những ai phải chịu khoản thuế tiền gửi này sẽ nhận lại được một khoản bồi hoàn bằng cổ phiếu của ngân hàng.
Nhưng cho dù việc chỉnh sửa thế nào đi nữa, thì kế hoạch đánh thuế tiền gửi tiết kiệm của người dân, nhằm đóng góp một phần vào gói cứu trợ của Eurozone và IMF, đã không những không khiến người dân Cyprus nhận ra trách nhiệm của mình với kế hoạch tài chính quốc gia, mà còn gây bão trên hầu khắp các thị trường tài chính và hàng hóa quốc tế trong hai phiên giao dịch ngày 18 và 19/3.
Một yếu tố khác cũng gây ra tình trạng bất bình là việc trong số 5 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu phải xin cứu trợ cho tới nay, chỉ có mỗi Cyprus phải hứng điều kiện đánh thuế tiền gửi của người dân. Mặc dù Tổng thống Nicos Anastasiades nói rằng việc đánh thuế người gửi tiền là một lựa chọn ít đau đớn cho đảo quốc này, nhưng rõ ràng đây là một điều kiện quá khắc nghiệt.
Và không chỉ người dân Cyprus bức bối với kế hoạch trên, mà cả người nước ngoài cũng đang tỏ ra bất bình. Trong số hơn 68 tỷ Euro đang gửi tại Cyprus, tiền từ nước ngoài chiếm tới 40%, và phần lớn chủ của chúng là người Nga. Theo Jacob Kirkegaard, chuyên gia phân tích tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ), Cyprus sẽ lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi nhiều người Nga phải chịu tác động từ thuế này.
Phát biểu hôm 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch đánh thuế tiền gửi của Cộng hòa Cyprus là “bất công, nghiệp dư và nguy hiểm”, người phát ngôn của Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết.
Hàng loạt máy rút tiền tại thủ đô Nicosia của Cyprus đã trở nên trống rỗng, sau khi người dân ồ ạt rút tiền ra khỏi các ngân hàng, gây ra những nguy cơ sụp đổ hàng loạt nhà băng. Còn theo tin mới nhất, hệ thống ngân hàng ở quốc gia này sẽ đóng cửa, tạm ngừng hoạt động giao dịch cho tới ngày 21/3 tới, chờ các nhà hoạch định chính sách của Cộng hòa Cyprus đàm phán về mức thuế tiền gửi.
Quyết định của Cộng hòa Cyprus đã làm tổn thương thị trường. Điều này tạo nên một tiền lệ đáng sợ cho châu Âu. Nếu các chủ nợ cũng áp dụng biện pháp tương tự với Tây Ban Nha hoặc Italy, chắc chắn động thái này sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng châu Âu rơi vào trạng thái hỗn loạn. Nhà quản lý quỹ tại Banque Palatine SA, ông Matthieu Giuliani
Theo các chuyên gia phân tích, việc đánh thuế tiền gửi ngân hàng sẽ không chỉ dừng lại đơn giản ở việc người dân rút tiền ồ ạt, mà còn có nguy cơ lớn hơn là gây ra một cơn bão mới trên thị trường tài chính toàn cầu. Jim O’Neill, cựu chủ tịch một đơn vị quản lý tài sản thuộc Goldman Sachs cho rằng, việc đánh thuế là “động thái đáng kinh ngạc” và “chẳng có tính toán lâu dài về ảnh hưởng với toàn khu vực đồng Euro và thế giới”.
Nhà đầu tư Dennis Gartman thì nhận định rằng, hoạt động của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của khách hàng. “Tuy nhiên, niềm tin ấy giờ đang bị đập vỡ, xé toạc và hủy hoại” do kế hoạch đánh thuế tiền gửi này, ông nói. Một nhà bình luận khác thì cho hay, hệ thống ngân hàng trước giờ luôn chú trọng bảo vệ người gửi tiền. Việc đánh thuế tiền gửi sẽ khiến việc bảo vệ này không còn tác dụng.
Nhà quản lý quỹ tại Banque Palatine SA, ông Matthieu Giuliani, cũng bình luận: “Quyết định của Cộng hòa Cyprus đã làm tổn thương thị trường. Điều này tạo nên một tiền lệ đáng sợ cho châu Âu. Nếu các chủ nợ cũng áp dụng biện pháp tương tự với Tây Ban Nha hoặc Italy, chắc chắn động thái này sẽ khiến cho hệ thống ngân hàng châu Âu rơi vào trạng thái hỗn loạn”.
Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích khác còn cho rằng, việc Cyprus quyết định đánh thuế tiền gửi ngân hàng có thể trở thành một tiền lệ xấu với người dân ở lục địa già, khi nhiều người sẽ tìm cách giữ an toàn số tiền của mình dưới dạng các tài sản khác như vàng, bạc hoặc trữ tiền mặt trong nhà. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn giá cả nhiều loại hàng hóa sẽ biến động mạnh, gây ảnh hưởng toàn cầu.
Mark Bayley, một nhà phân tích chiến lược thuộc hãng tư vấn Aquasia cho biết, việc đánh thuế tiền gửi ngân hàng sẽ tạo ra một “tiền lệ nguy hiểm” và “đánh bẫy người gửi tiền”. Theo Bayley, “nỗi sợ hãi sẽ lan ra khắp giới đầu tư và khuyến khích những người gửi tiền tại các nước ngoại vi khu vực châu Âu chuyển tài sản sang nơi khác an toàn hơn, như ở Đức hay thậm chí là đặt dưới gối đầu giường”.