“Đã kiểm toán” cũng phải thận trọng!
Khi khoác lên mình chiếc áo “đã kiểm toán” thì báo cáo đã là hoàn toàn chính xác và trung thực?
Các bản báo cáo tài chính “đã kiểm toán” hiện được coi là một nguồn thông tin quan trọng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà nhà đầu tư có thể tiếp cận.
Nhiều nhà đầu tư tin rằng, hầu hết các báo cáo tài chính đều phản ánh trung thực, chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp do đã vượt qua “rào chắn” kiểm soát số liệu tài chính là các công ty kiểm toán.
Bởi vậy, chúng nghiễm nhiên trở thành một cơ sở quan trọng để họ đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, một cán bộ chuyên ngành kế toán, kiểm toán của Bộ Tài chính đã thẳng thắn cho rằng, chất lượng của các bản báo cáo tài chính hiện nay chưa thực sự đáng tin tưởng, mặc dù chúng đều được gắn mác “đã kiểm toán”.
Còn theo ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính), một báo cáo tài chính sau khi kiểm toán có thể rơi vào một trong bốn trường hợp sau:
Thứ nhất, báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần. Loại báo cáo này phản ánh trung thực tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đó và phù hợp với các quy định hiện hành.
Thứ hai, báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần. Một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính không được kiểm toán chấp nhận như hàng tồn kho, số khấu hao hay khoản phải thu… Báo cáo này mức độ sai sót vẫn có thể chấp nhận được.
Thứ ba là báo cáo kiểm toán ngoại trừ. Do những hạn chế (không được cung cấp đầy đủ thông tin, không đủ thời gian…) mà kiểm toán viên không có khả năng đối chiếu, xem xét nên sẽ ngoại trừ những phần không xác định được là đúng hay sai.
Cuối cùng là báo cáo kiểm toán không chấp nhận. Loại báo cáo này có mức độ sai sót nhiều hơn, mức độ trung thực, hợp lý không đảm bảo. Trong trường hợp ngoại trừ hoặc không chấp nhận báo cáo, kiểm toán viên và đơn vị kiểm toán sẽ tư vấn cho doanh nghiệp điều chỉnh báo cáo tài chính theo hướng trung thực hơn nhưng quyết định vẫn là do doanh nghiệp.
Mặt khác, có một điều lâu nay nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng: báo cáo tài chính khi khoác lên mình chiếc áo “đã kiểm toán” thì mặc nhiên, báo cáo đó là hoàn toàn chính xác và trung thực.
Thực ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên chỉ dùng nghiệp vụ của mình kiểm tra bản báo cáo tài chính, phát hiện, chỉ rõ những sai sót về hạch toán, đồng thời đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh số liệu theo hướng chính xác, trung thực và minh bạch hơn. Nhưng doanh nghiệp có làm theo đề nghị đó hay không lại là chuyện khác!
Không ít trường hợp, họ không điều chỉnh theo yêu cầu của đơn vị kiểm toán mà giữ nguyên hiện trạng báo cáo tài chính và tiến hành công bố ra công chúng với cái mác “đã kiểm toán”. Trong trường hợp này, ai thiệt, ai lợi, đã rõ.
Ngoài ra, theo quy định trong Thông tư 38/2007/TT-BTC về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phải công bố các bản báo cáo tài chính năm đã kiểm toán đi liền với báo cáo thường niên. Nhưng không ít doanh nghiệp đã “đánh lận con đen” bằng cách công bố báo cáo tài chính trước thời gian khá lâu và trì hoãn công bố báo cáo thường niên. Sở dĩ như vậy là bởi trong báo cáo tài chính năm không bắt buộc kèm báo cáo kiểm toán, khác với báo cáo thường niên bắt buộc phải có báo cáo kiểm toán.
Có thể kể một ví dụ là câu chuyện của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) trên thị trường chứng khoán thời gian qua.
Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính 2006 của BBT, doanh nghiệp kiểm toán đã có ý kiến về bản báo cáo này, đồng thời nêu những khoản mục công ty nên điều chỉnh để phản ánh chính xác hơn tình hình sản xuất kinh doanh, nhưng BBT đã không điều chỉnh.
Cụ thể là phần hàng tồn kho tính sai và chi phí phát sinh trong kỳ không tính hết, các con số phát sinh này được chuyển sang kỳ kế tiếp là năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2007, nếu BBT tính cả số dư kỳ trước thì con số lỗ trở nên quá lớn, công ty quyết định hồi tố và điều chỉnh kết quả kinh doanh năm 2006 từ lãi thành lỗ.
Sự việc vỡ lở đã gây bức xúc cho không ít người, đặc biệt là các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu BBT bởi bản báo cáo tài chính “đã kiểm toán” năm 2006, cơ sở để họ đầu tư và cổ phiếu BBT đột nhiên thay đổi. Bởi thế, mới có điệp khúc “lỗ - lãi, lãi - lỗ” ở doanh nghiệp này.
Đến đây nhiều người sẽ đặt câu hỏi: vậy các cổ đông của BBT có được biết báo cáo kiểm toán và ý kiến của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính năm 2006 của doanh nghiệp này? Và nếu biết, thì họ có mua cổ phiếu BBT với mức giá như đã mua?
Những câu hỏi này tuy chỉ có người trong cuộc mới có thể trả lời, nhưng có một điều chắc chắn rằng sau vụ việc này, uy tín và niềm tin vào ban lãnh đạo BBT đã suy giảm nghiêm trọng trong con mắt của giới đầu tư.
Ông Bùi Văn Mai cho rằng: “Nếu doanh nghiệp không trung thực khi báo cáo, trước sau cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Với tâm lý “đẹp khoe, xấu che” thì doanh nghiệp khó có thể làm ăn ổn định, lâu dài được”.
Nhiều nhà đầu tư tin rằng, hầu hết các báo cáo tài chính đều phản ánh trung thực, chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp do đã vượt qua “rào chắn” kiểm soát số liệu tài chính là các công ty kiểm toán.
Bởi vậy, chúng nghiễm nhiên trở thành một cơ sở quan trọng để họ đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, một cán bộ chuyên ngành kế toán, kiểm toán của Bộ Tài chính đã thẳng thắn cho rằng, chất lượng của các bản báo cáo tài chính hiện nay chưa thực sự đáng tin tưởng, mặc dù chúng đều được gắn mác “đã kiểm toán”.
Còn theo ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính), một báo cáo tài chính sau khi kiểm toán có thể rơi vào một trong bốn trường hợp sau:
Thứ nhất, báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần. Loại báo cáo này phản ánh trung thực tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm đó và phù hợp với các quy định hiện hành.
Thứ hai, báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần. Một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính không được kiểm toán chấp nhận như hàng tồn kho, số khấu hao hay khoản phải thu… Báo cáo này mức độ sai sót vẫn có thể chấp nhận được.
Thứ ba là báo cáo kiểm toán ngoại trừ. Do những hạn chế (không được cung cấp đầy đủ thông tin, không đủ thời gian…) mà kiểm toán viên không có khả năng đối chiếu, xem xét nên sẽ ngoại trừ những phần không xác định được là đúng hay sai.
Cuối cùng là báo cáo kiểm toán không chấp nhận. Loại báo cáo này có mức độ sai sót nhiều hơn, mức độ trung thực, hợp lý không đảm bảo. Trong trường hợp ngoại trừ hoặc không chấp nhận báo cáo, kiểm toán viên và đơn vị kiểm toán sẽ tư vấn cho doanh nghiệp điều chỉnh báo cáo tài chính theo hướng trung thực hơn nhưng quyết định vẫn là do doanh nghiệp.
Mặt khác, có một điều lâu nay nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng: báo cáo tài chính khi khoác lên mình chiếc áo “đã kiểm toán” thì mặc nhiên, báo cáo đó là hoàn toàn chính xác và trung thực.
Thực ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên chỉ dùng nghiệp vụ của mình kiểm tra bản báo cáo tài chính, phát hiện, chỉ rõ những sai sót về hạch toán, đồng thời đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh số liệu theo hướng chính xác, trung thực và minh bạch hơn. Nhưng doanh nghiệp có làm theo đề nghị đó hay không lại là chuyện khác!
Không ít trường hợp, họ không điều chỉnh theo yêu cầu của đơn vị kiểm toán mà giữ nguyên hiện trạng báo cáo tài chính và tiến hành công bố ra công chúng với cái mác “đã kiểm toán”. Trong trường hợp này, ai thiệt, ai lợi, đã rõ.
Ngoài ra, theo quy định trong Thông tư 38/2007/TT-BTC về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phải công bố các bản báo cáo tài chính năm đã kiểm toán đi liền với báo cáo thường niên. Nhưng không ít doanh nghiệp đã “đánh lận con đen” bằng cách công bố báo cáo tài chính trước thời gian khá lâu và trì hoãn công bố báo cáo thường niên. Sở dĩ như vậy là bởi trong báo cáo tài chính năm không bắt buộc kèm báo cáo kiểm toán, khác với báo cáo thường niên bắt buộc phải có báo cáo kiểm toán.
Có thể kể một ví dụ là câu chuyện của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) trên thị trường chứng khoán thời gian qua.
Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính 2006 của BBT, doanh nghiệp kiểm toán đã có ý kiến về bản báo cáo này, đồng thời nêu những khoản mục công ty nên điều chỉnh để phản ánh chính xác hơn tình hình sản xuất kinh doanh, nhưng BBT đã không điều chỉnh.
Cụ thể là phần hàng tồn kho tính sai và chi phí phát sinh trong kỳ không tính hết, các con số phát sinh này được chuyển sang kỳ kế tiếp là năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2007, nếu BBT tính cả số dư kỳ trước thì con số lỗ trở nên quá lớn, công ty quyết định hồi tố và điều chỉnh kết quả kinh doanh năm 2006 từ lãi thành lỗ.
Sự việc vỡ lở đã gây bức xúc cho không ít người, đặc biệt là các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu BBT bởi bản báo cáo tài chính “đã kiểm toán” năm 2006, cơ sở để họ đầu tư và cổ phiếu BBT đột nhiên thay đổi. Bởi thế, mới có điệp khúc “lỗ - lãi, lãi - lỗ” ở doanh nghiệp này.
Đến đây nhiều người sẽ đặt câu hỏi: vậy các cổ đông của BBT có được biết báo cáo kiểm toán và ý kiến của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính năm 2006 của doanh nghiệp này? Và nếu biết, thì họ có mua cổ phiếu BBT với mức giá như đã mua?
Những câu hỏi này tuy chỉ có người trong cuộc mới có thể trả lời, nhưng có một điều chắc chắn rằng sau vụ việc này, uy tín và niềm tin vào ban lãnh đạo BBT đã suy giảm nghiêm trọng trong con mắt của giới đầu tư.
Ông Bùi Văn Mai cho rằng: “Nếu doanh nghiệp không trung thực khi báo cáo, trước sau cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Với tâm lý “đẹp khoe, xấu che” thì doanh nghiệp khó có thể làm ăn ổn định, lâu dài được”.