“Đã sẵn sàng nhận lao động Việt Nam sang Mỹ”
Việc đưa người lao động Việt Nam sang Mỹ là rất có triển vọng, theo lời ông Nguyễn Thanh Hòa, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
Việc đưa người lao động Việt Nam sang Mỹ là rất có triển vọng, theo lời ông Nguyễn Thanh Hòa, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Với thời gian làm việc 8 giờ/ngày và hưởng mức lương cơ bản khoảng 80 USD/ngày, thị trường Mỹ - được đánh giá là một trong những thị trường cao cấp và rất hấp dẫn người lao động - đã sẵn sàng mở cửa tiếp nhận lao động Việt
Hiện nay người dân rất quan tâm đến việc sang Mỹ làm việc. Ông nhận định thế nào về thị trường này?
Qua nghiên cứu thị trường Mỹ cho thấy, Mỹ là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, dân số luôn ổn định, vì vậy lực lượng lao động thiếu hụt trong nhiều ngành nghề, từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao.
Đây là thị trường đầy tiềm năng, điều kiện sinh hoạt cũng như làm việc tốt, thu nhập cao. Việc đưa lao động sang Mỹ là rất có triển vọng.
Liệu lao động Việt
Hiện nay, yêu cầu về ngôn ngữ đang là trở ngại lớn nhất đối với lao động của chúng ta. So với một số thị trường xuất khẩu lao động cao cấp khác thì thị trường Mỹ không khắt khe bằng, những điều kiện đưa ra cũng khá ngặt nghèo, đặc biệt là đối với những lao động phổ thông.
Những điều kiện ngặt nghèo đó cụ thể là thế nào?
Mỗi một lao động vào Mỹ làm việc là một loại visa. Thứ nhất, visa H1A dành cho lao động nghề y tá. Để được nhập cảnh vào Mỹ làm nghề y tá, người lao động phải có bằng y tá được Mỹ công nhận và trình độ tiếng Anh đạt TOEFL 550. Thời hạn hợp đồng 3 năm và được gia hạn thêm.
Thứ hai, visa H1B dành cho lao động có trình độ cao. Những lao động này có thể làm việc ở Mỹ tối đa 6 năm.
Thứ ba, visa H2A và H2B dành cho lao động tay nghề thấp, làm việc trong ngành nông nghiệp và một số ngành phi nông nghiệp, thời hạn hợp đồng dưới 1 năm.
Điều kiện cấp visa cho loại lao động này tương đối khắt khe. Theo quy định của Mỹ, khi hết hợp đồng, lao động nước ngoài phải xuất cảnh khỏi Mỹ và có được quay lại tiếp hợp đồng hay có được gia hạn visa hay không phụ thuộc vào quan hệ của người sử dụng lao động với các cơ quan chức năng của Mỹ.
Thứ tư, visa H3 dành cho người nhập cảnh vào Mỹ theo chương trình tu nghiệp sinh. Thứ năm, visa L1 dành cho người nước ngoài vào Mỹ làm công tác quản lý chi nhánh doanh nghiệp.
Việt
Qua khảo sát thẩm định và khả thi, chúng tôi đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khai thác thị trường này. Trước mắt đề nghị Thủ tướng cho phép tổ chức thí điểm đưa lao động nông nghiệp và lao động nhà máy sang Mỹ làm việc, đồng thời đề xuất phương án xây dựng, triển khai đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lao động y tế.
Trong năm 2006, đã có một số doanh nghiệp nỗ lực khai thác và tìm kiếm được đối tác để đưa lao động sang Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh hợp đồng không chặt chẽ thì chi phí người lao động phải nộp quá cao (14.000 USD/người) nên hợp đồng không được chúng tôi thẩm định.
Việc đồng ý cho phép Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và Trung tâm Xuất khẩu lao động Viracimex được đưa lao động sang Mỹ thí điểm là do hợp đồng của hai công ty này rất chặt chẽ, trong đó nói rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia. Cùng đó là phía Đại sứ quán Mỹ tại Việt
Ngoài ra, tổng chi phí người lao động nộp cũng thấp hơn, khoảng 6.000 - 7.000 USD/người.
Đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tuỳ theo từng bang ở Mỹ, lương cơ bản khoảng 7,4-10 USD/giờ. Lao động làm việc 8 giờ/ngày và mỗi tuần làm 6 ngày. Thời hạn hợp đồng 1 năm, được chủ sử dụng miễn phí chỗ ở và 2 lượt vé máy bay đi về.
Theo tính toán, thu nhập của người lao động sau khi trừ đi các chi phí sẽ còn khoảng 10.000 – 12.000 USD/năm. Hợp đồng lao động phi nông nghiệp, làm các công việc giản đơn trong nhà máy và dịch vụ có thu nhập cao hơn một chút.
Đối với lao động y tá, điều dưỡng, tuỳ từng công việc, lương cơ bản khoảng 5.000 – 8.000 USD/tháng, lao động làm việc 8 giờ/ngày, thời hạn visa là 3 năm và có thể gia hạn.
Mỹ là thị trường hấp dẫn và cũng rất nhạy cảm bởi lao động dễ bỏ trốn. Điều này đã được tính đến chưa?
Chống trốn là nội dung quan trọng mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ đạo các doanh nghiệp thí điểm phải thực hiện hết sức nghiêm túc.
Phải tuyển chọn đúng đối tượng, đúng công việc. Phải đưa ra các biện pháp ràng buộc trách nhiệm của người lao động. Kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có và quản lý chặt chẽ lao động trong thời gian làm việc ở Mỹ.