Đà suy giảm chưa chịu tha Phố Wall
Phố Wall tiếp tục lao dốc phiên thứ 5 liên tiếp, do thị trường liên tục đón nhận tin xấu từ kinh tế Mỹ và châu Âu
Phố Wall chúc đầu đi xuống phiên thứ 5 liên tiếp, sau khi tăng trưởng GDP quý 3 sau điều chỉnh giảm so với lần công bố trước và lợi suất trái phiếu chính phủ tại Tây Ban Nha bất ngờ tăng vọt do bế tắc chính trị.
Kết thúc ngày giao dịch 22/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 53,59 điểm (-0.46%) xuống 11.493,72 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,94 điểm (-0,41%) xuống 1.188,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 1,86 điểm (0,07%) xuống 2.521,28 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 6,99 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ mã giảm/ tăng ở sàn New York là 18/11, còn ở sàn Nasdaq là 2/1.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, trong quý 3/2011, nền kinh tế đầu tàu thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng 2%, thấp hơn nhiều so với con số ước tính được công bố hồi tháng trước và thấp hơn dự báo 2,5% của giới phân tích kinh tế.
Trong khi đó, tại châu Âu, chi phí vay mượn ngắn hạn của Tây Ban Nha lên cao nhất 14 năm, do bế tắc chính trị trong việc đưa ra một giải pháp triệt để cho cuộc khủng hoảng nợ, khiến nhà đầu tư thêm lo lắng về tình hình kinh tế của khu vực này.
Việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ thiết lập hạn mức tín dụng ngắn hạn đối với các quốc gia nặng gánh nợ nần trong Khu vực đồng Euro tuy được xem là tín hiệu lạc quan cho thị trường, song ảnh hưởng của nó nhanh chóng bị lu mờ bởi các tin bất lợi trên.
Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết, họ chuẩn bị đưa ra thêm biện pháp kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng nhưng hiện chưa hành động vì để đánh giá thêm tình hình. Tuy nhiên, thị trường làm ngơ với tin tức này.
Tương tự, các thị trường châu Âu tiếp tục giảm điểm thêm một phiên nữa. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 0,3% xuống 5.206,82 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,84% xuống mức 2.870,68 điểm, còn DAX của Đức trượt 1,22% xuống 5.537,39 điểm.
Đóng cửa trước đó, các sàn châu Á có sự tăng giảm trái chiều. Các sàn Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore đi lên, trong đó tăng mạnh nhất là chỉ số Straits Times của Singapore với 0,71%. Ở chiều ngược lại, dẫn đầu mức giảm là Taiex của Đài Loan.
Kết thúc ngày giao dịch 22/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 53,59 điểm (-0.46%) xuống 11.493,72 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,94 điểm (-0,41%) xuống 1.188,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 1,86 điểm (0,07%) xuống 2.521,28 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 6,99 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ mã giảm/ tăng ở sàn New York là 18/11, còn ở sàn Nasdaq là 2/1.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, trong quý 3/2011, nền kinh tế đầu tàu thế giới chỉ đạt mức tăng trưởng 2%, thấp hơn nhiều so với con số ước tính được công bố hồi tháng trước và thấp hơn dự báo 2,5% của giới phân tích kinh tế.
Trong khi đó, tại châu Âu, chi phí vay mượn ngắn hạn của Tây Ban Nha lên cao nhất 14 năm, do bế tắc chính trị trong việc đưa ra một giải pháp triệt để cho cuộc khủng hoảng nợ, khiến nhà đầu tư thêm lo lắng về tình hình kinh tế của khu vực này.
Việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ thiết lập hạn mức tín dụng ngắn hạn đối với các quốc gia nặng gánh nợ nần trong Khu vực đồng Euro tuy được xem là tín hiệu lạc quan cho thị trường, song ảnh hưởng của nó nhanh chóng bị lu mờ bởi các tin bất lợi trên.
Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết, họ chuẩn bị đưa ra thêm biện pháp kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng nhưng hiện chưa hành động vì để đánh giá thêm tình hình. Tuy nhiên, thị trường làm ngơ với tin tức này.
Tương tự, các thị trường châu Âu tiếp tục giảm điểm thêm một phiên nữa. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 0,3% xuống 5.206,82 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0,84% xuống mức 2.870,68 điểm, còn DAX của Đức trượt 1,22% xuống 5.537,39 điểm.
Đóng cửa trước đó, các sàn châu Á có sự tăng giảm trái chiều. Các sàn Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore đi lên, trong đó tăng mạnh nhất là chỉ số Straits Times của Singapore với 0,71%. Ở chiều ngược lại, dẫn đầu mức giảm là Taiex của Đài Loan.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.547,30 | 11.493,70 | 53,59 | 0,46 |
S&P 500 | 1.192,98 | 1.188,04 | 4,94 | 0,41 | |
Nasdaq | 2.523,14 | 2.521,28 | 1,86 | 0,07 | |
Anh | FTSE 100 | 5.222,60 | 5.206,82 | 15,78 | 0,30 |
Pháp | CAC 40 | 2.894,94 | 2.870,68 | 24,26 | 0,84 |
Đức | DAX | 5.606,00 | 5.537,39 | 68,61 | 1,22 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.348,27 | 8.314,74 | 33,53 | 0,40 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.225,80 | 18.251,60 | 25,74 | 0,14 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.415,13 | 2.412,62 | 2,50 | 0,10 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.042,64 | 7.000,03 | 42,61 | 0,61 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.820,03 | 1.826,28 | 6,25 | 0,34 |
Singapore | Straits Times | 2.697,98 | 2.717,20 | 19,22 | 0,71 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |