“Đã tới lúc thế giới tăng lãi suất cơ bản”
Trung Quốc và các nước khác nên tăng lãi suất cơ bản để ngăn chặn làn sóng lạm phát, nhà đầu tư Jim Rogers cho biết
Trung Quốc và các nền kinh tế khác trên toàn cầu nên tăng lãi suất cơ bản để ngăn chặn làn sóng lạm phát bùng nổ, nhà đầu tư huyền thoại Jim Rogers, Chủ tịch hãng Rogers Holdings, cho biết.
Ông Rogers đã dự báo chính xác sự khởi đầu thời kỳ giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh năm 1999. Ông hiện làm cố vấn cho sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc.
“Các quốc gia nên tăng lãi suất cơ bản, vì hiện chúng quá thấp”, ông Rogers trả lời phỏng vấn của hãng tin Bloomberg qua điện thoại từ Singapore. “Nếu kinh tế thế giới tốt hơn, điều đó sẽ có lợi cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa”.
“Nhưng nếu kinh tế thế giới không tốt hơn, các thị trường chứng khoán sẽ tuột dốc, bởi lẽ các quốc gia sẽ phải in thêm tiền để bơm vào thị trường”, ông bổ sung.
Kể từ tháng 11/2007 tới nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không hề tăng lãi suất cơ bản. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản từ 0 – 0,25%, vốn được đưa ra từ tháng 12/2008, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1%.
Các nhà hoạch định chính sách ở Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan… đã nâng lãi suất cho vay ít nhất 1 lần từ đầu năm tới nay, trong khi Ấn Độ nâng tới 4 lần trong vòng 5 tháng.
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái kéo dài, sau khi những báo cáo trong vòng 2 ngày qua, cho thấy thị trường nhà đất Mỹ vẫn tiếp tục suy yếu, doanh số nhà qua sử dụng thấp kỷ lục, còn tăng trưởng xuất khẩu tháng 7/2010 của Nhật chững lại tháng thứ 5 liên tiếp.
“Chúng ta chưa bao giờ thoát khỏi đợt suy thoái thứ nhất”, ông Rogers nhận định. “Nếu Mỹ và châu Âu tiếp tục trì trệ, điều đó sẽ tác động tiêu cực tới tất cả các khu vực. Kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/10 kinh tế Mỹ, trong khi châu Âu với Ấn Độ bằng 1/4 của Trung Quốc, nên họ không thể giải cứu được chúng ta”.
Theo ông, “trong thập niên tới, giá cả hàng hóa sẽ tăng vượt mức cao trước đây, kể cả khi chỉ đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 5 – 6%”. Ông Rogers cho biết sẽ mua vào chứng khoán Trung Quốc, nếu giá đi xuống tương tự như giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Ông Rogers đã dự báo chính xác sự khởi đầu thời kỳ giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh năm 1999. Ông hiện làm cố vấn cho sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên ở thành phố Đại Liên, Trung Quốc.
“Các quốc gia nên tăng lãi suất cơ bản, vì hiện chúng quá thấp”, ông Rogers trả lời phỏng vấn của hãng tin Bloomberg qua điện thoại từ Singapore. “Nếu kinh tế thế giới tốt hơn, điều đó sẽ có lợi cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa”.
“Nhưng nếu kinh tế thế giới không tốt hơn, các thị trường chứng khoán sẽ tuột dốc, bởi lẽ các quốc gia sẽ phải in thêm tiền để bơm vào thị trường”, ông bổ sung.
Kể từ tháng 11/2007 tới nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không hề tăng lãi suất cơ bản. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản từ 0 – 0,25%, vốn được đưa ra từ tháng 12/2008, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1%.
Các nhà hoạch định chính sách ở Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan… đã nâng lãi suất cho vay ít nhất 1 lần từ đầu năm tới nay, trong khi Ấn Độ nâng tới 4 lần trong vòng 5 tháng.
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái kéo dài, sau khi những báo cáo trong vòng 2 ngày qua, cho thấy thị trường nhà đất Mỹ vẫn tiếp tục suy yếu, doanh số nhà qua sử dụng thấp kỷ lục, còn tăng trưởng xuất khẩu tháng 7/2010 của Nhật chững lại tháng thứ 5 liên tiếp.
“Chúng ta chưa bao giờ thoát khỏi đợt suy thoái thứ nhất”, ông Rogers nhận định. “Nếu Mỹ và châu Âu tiếp tục trì trệ, điều đó sẽ tác động tiêu cực tới tất cả các khu vực. Kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/10 kinh tế Mỹ, trong khi châu Âu với Ấn Độ bằng 1/4 của Trung Quốc, nên họ không thể giải cứu được chúng ta”.
Theo ông, “trong thập niên tới, giá cả hàng hóa sẽ tăng vượt mức cao trước đây, kể cả khi chỉ đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 5 – 6%”. Ông Rogers cho biết sẽ mua vào chứng khoán Trung Quốc, nếu giá đi xuống tương tự như giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.