Đã xong ATM...
Từ nay, các chủ thẻ ATM có thể rút tiền ở bất cứ máy ATM nào mà không cần phải đi tìm đúng máy của ngân hàng phát hành thẻ
Sau nhiều năm trời tồn tại riêng rẽ và có lúc cạnh tranh nhau khá quyết liệt, ngày 19/5/2010, Công ty Cổ phần Chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknetvn) và Công ty Cổ phần Thẻ thông minh Vina (VNBC) đã chính thức kết nối, hợp nhất hệ thống thanh toán máy rút tiền tự động ATM và máy quẹt thẻ POS.
Trước đó, Banknetvn đã kết nối với hệ thống Smartlink và việc VNBC kết nối với Smartlink chỉ còn là chuyện thời gian.
Từ nay, các chủ thẻ ATM có thể rút tiền ở bất cứ máy ATM nào mà không cần phải đi tìm đúng máy của ngân hàng phát hành thẻ. Chỉ có điều nếu sử dụng thẻ của ngân hàng A rút tiền từ máy của ngân hàng A thì khách hàng không phải nộp phí, còn rút từ máy của những ngân hàng khác phải chịu phí. Mức thu phí bên ngoài hệ thống như thế còn tùy quy định từng ngân hàng, dao động từ 1.650 - 3.300 đồng/lần giao dịch.
Sự “đoàn kết” của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực thẻ, cuối cùng, cũng đến. Tất nhiên người tiêu dùng được lợi, nhưng cái lợi lớn hơn thuộc về chính các ngân hàng.
Lẽ ra việc kết nối này phải được thực hiện ngay từ đầu, trên cơ sở quy hoạch chi tiết mỗi ngân hàng nên đầu tư bao nhiêu máy ATM, đặt ở những vị trí nào trong một thành phố, tỉnh, để tránh tình trạng có phố đến mấy chục máy ATM, có phố tìm mỏi mắt không thấy cái nào. Chưa kể cùng một vị trí có tới 3-4 máy liền kề của 3-4 ngân hàng khác nhau. Một sự bất hợp lý và lãng phí lớn.
Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng lại cùng đồng lòng bắt tay nhau như vậy. Chẳng qua đến lúc hiệu quả kinh doanh từ mảng thẻ, nếu cứ đứng riêng lẻ, thấp đến độ không thể chịu đựng được nữa, nên các ngân hàng phải hợp sức lại.
Tiền thường trực đặt ở một máy ATM trung bình khoảng 1 tỉ đồng/ngày. Một ngân hàng có 500-600 máy ATM, phải bỏ vào đấy 500-600 tỉ đồng/ngày, giống như cho vay không kỳ hạn mà lại không được hưởng tí lãi suất nào (tiền “chết”, không sinh lời). Số tiền đó đem cho vay hay kinh doanh liên ngân hàng, hay mua trái phiếu, hiệu quả hơn nhiều. Đấy là lý do chính.
Ngoài ra còn vô số lý do phụ. Chẳng hạn giá mua ATM ít cũng 10.000-15.000 Đô la Mỹ/máy (cách đây năm năm, giá mua còn tới 25.000 Đô la Mỹ/máy). Đầu tư 100-200 máy là tốn 50-70 tỉ đồng. Bên cạnh đó là tiền bảo trì máy hàng tháng, hàng quí; xây dựng và duy trì đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin giải quyết sự cố nếu có.
Một giám đốc thâm niên trong lĩnh vực thẻ của một ngân hàng lớn tính chi phí bình quân cho một giao dịch rút tiền từ máy ATM là 5.000 đồng, nhưng ngân hàng không thu được đồng nào. Còn nếu thu từ thẻ của các ngân hàng khác cũng chưa được 2.000 đồng/lần rút, không đủ bù chi.
Thực ra các ngân hàng kỳ vọng rất nhiều ở máy ATM và thẻ, nào là gửi tiền qua máy, thấu chi, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, Internet, chuyển khoản, bán thẻ điện thoại… Nhưng người dân lại chưa quen với những dịch vụ ấy, hoặc quen cũng ít sử dụng. Còn kế hoạch gửi tiền qua máy thì gần như phá sản vì người gửi thường đến ngân hàng, gửi có kỳ hạn, giữ sổ cho chắc ăn.
Điều đáng nói nhất: khảo sát của các ngân hàng đều cho kết quả như nhau là chủ thẻ chỉ dùng thẻ để rút tiền lương, sau đó tài khoản rỗng. Thẻ ATM chưa thể giúp ích nhiều cho quá trình thanh toán không dùng tiền mặt nếu các nơi bán hàng, cung cấp dịch vụ chưa chịu chấp nhận thẻ một cách bắt buộc. Với thẻ ATM, nếu chủ thẻ có thể mua sắm, sử dụng dịch vụ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, với bất cứ địa bàn nào thì ai ai cũng sẽ xài thẻ. Đằng này, thẻ lại chưa tiện lợi đến thế!
Nhiều ngân hàng thừa nhận càng phát hành nhiều thẻ, càng đầu tư nhiều máy ATM càng lỗ. Những ngân hàng “tỉnh táo” chỉ đầu tư cho có, vài chục máy, sao cho “bằng chị bằng em”. Có ngân hàng, thậm chí, gọi kinh doanh thẻ ATM là “xa xỉ phẩm”, nhưng không có không được.
Đến tháng 5 này, theo số liệu của Banknetvn, tính ra cả nước có 10.200 máy ATM, 37.000 máy POS, 47 ngân hàng phát hành 23 triệu thẻ thanh toán. Bình quân mỗi ngân hàng có 217 máy ATM, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Tp.HCM. Còn các tỉnh vùng sâu vùng xa chưa thấy bóng dáng ATM đâu cả.
Ở các nước phát triển, xài thẻ là “văn hóa không dùng tiền mặt”. Mở tài khoản giao dịch qua ngân hàng là việc đương nhiên. Mua sắm những vật dụng có giá trị như xe cộ, máy móc… mà trả tiền mặt là có vấn đề. Những cửa hàng, đại lý bán xe còn lọc ra danh sách, lập hồ sơ riêng những người mua xe thanh toán bằng tiền mặt. Nhưng ở Việt Nam, tiền mặt vẫn là “vua”. Phải có thêm thời gian để “văn hóa tiền mặt” lùi vào dĩ vãng.
Giá mà các ngân hàng đo lường được vấn đề này chính xác hơn, sớm hơn và chịu ngồi với nhau hơn, thì hiệu quả thấp trong kinh doanh thẻ vừa qua đã tránh được. Âu cũng là một kinh nghiệm mà phải trả giá mới có!
Lưu Hảo (TBKTSG)
Trước đó, Banknetvn đã kết nối với hệ thống Smartlink và việc VNBC kết nối với Smartlink chỉ còn là chuyện thời gian.
Từ nay, các chủ thẻ ATM có thể rút tiền ở bất cứ máy ATM nào mà không cần phải đi tìm đúng máy của ngân hàng phát hành thẻ. Chỉ có điều nếu sử dụng thẻ của ngân hàng A rút tiền từ máy của ngân hàng A thì khách hàng không phải nộp phí, còn rút từ máy của những ngân hàng khác phải chịu phí. Mức thu phí bên ngoài hệ thống như thế còn tùy quy định từng ngân hàng, dao động từ 1.650 - 3.300 đồng/lần giao dịch.
Sự “đoàn kết” của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực thẻ, cuối cùng, cũng đến. Tất nhiên người tiêu dùng được lợi, nhưng cái lợi lớn hơn thuộc về chính các ngân hàng.
Lẽ ra việc kết nối này phải được thực hiện ngay từ đầu, trên cơ sở quy hoạch chi tiết mỗi ngân hàng nên đầu tư bao nhiêu máy ATM, đặt ở những vị trí nào trong một thành phố, tỉnh, để tránh tình trạng có phố đến mấy chục máy ATM, có phố tìm mỏi mắt không thấy cái nào. Chưa kể cùng một vị trí có tới 3-4 máy liền kề của 3-4 ngân hàng khác nhau. Một sự bất hợp lý và lãng phí lớn.
Không phải ngẫu nhiên mà các ngân hàng lại cùng đồng lòng bắt tay nhau như vậy. Chẳng qua đến lúc hiệu quả kinh doanh từ mảng thẻ, nếu cứ đứng riêng lẻ, thấp đến độ không thể chịu đựng được nữa, nên các ngân hàng phải hợp sức lại.
Tiền thường trực đặt ở một máy ATM trung bình khoảng 1 tỉ đồng/ngày. Một ngân hàng có 500-600 máy ATM, phải bỏ vào đấy 500-600 tỉ đồng/ngày, giống như cho vay không kỳ hạn mà lại không được hưởng tí lãi suất nào (tiền “chết”, không sinh lời). Số tiền đó đem cho vay hay kinh doanh liên ngân hàng, hay mua trái phiếu, hiệu quả hơn nhiều. Đấy là lý do chính.
Ngoài ra còn vô số lý do phụ. Chẳng hạn giá mua ATM ít cũng 10.000-15.000 Đô la Mỹ/máy (cách đây năm năm, giá mua còn tới 25.000 Đô la Mỹ/máy). Đầu tư 100-200 máy là tốn 50-70 tỉ đồng. Bên cạnh đó là tiền bảo trì máy hàng tháng, hàng quí; xây dựng và duy trì đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin giải quyết sự cố nếu có.
Một giám đốc thâm niên trong lĩnh vực thẻ của một ngân hàng lớn tính chi phí bình quân cho một giao dịch rút tiền từ máy ATM là 5.000 đồng, nhưng ngân hàng không thu được đồng nào. Còn nếu thu từ thẻ của các ngân hàng khác cũng chưa được 2.000 đồng/lần rút, không đủ bù chi.
Thực ra các ngân hàng kỳ vọng rất nhiều ở máy ATM và thẻ, nào là gửi tiền qua máy, thấu chi, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, Internet, chuyển khoản, bán thẻ điện thoại… Nhưng người dân lại chưa quen với những dịch vụ ấy, hoặc quen cũng ít sử dụng. Còn kế hoạch gửi tiền qua máy thì gần như phá sản vì người gửi thường đến ngân hàng, gửi có kỳ hạn, giữ sổ cho chắc ăn.
Điều đáng nói nhất: khảo sát của các ngân hàng đều cho kết quả như nhau là chủ thẻ chỉ dùng thẻ để rút tiền lương, sau đó tài khoản rỗng. Thẻ ATM chưa thể giúp ích nhiều cho quá trình thanh toán không dùng tiền mặt nếu các nơi bán hàng, cung cấp dịch vụ chưa chịu chấp nhận thẻ một cách bắt buộc. Với thẻ ATM, nếu chủ thẻ có thể mua sắm, sử dụng dịch vụ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, với bất cứ địa bàn nào thì ai ai cũng sẽ xài thẻ. Đằng này, thẻ lại chưa tiện lợi đến thế!
Nhiều ngân hàng thừa nhận càng phát hành nhiều thẻ, càng đầu tư nhiều máy ATM càng lỗ. Những ngân hàng “tỉnh táo” chỉ đầu tư cho có, vài chục máy, sao cho “bằng chị bằng em”. Có ngân hàng, thậm chí, gọi kinh doanh thẻ ATM là “xa xỉ phẩm”, nhưng không có không được.
Đến tháng 5 này, theo số liệu của Banknetvn, tính ra cả nước có 10.200 máy ATM, 37.000 máy POS, 47 ngân hàng phát hành 23 triệu thẻ thanh toán. Bình quân mỗi ngân hàng có 217 máy ATM, chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Tp.HCM. Còn các tỉnh vùng sâu vùng xa chưa thấy bóng dáng ATM đâu cả.
Ở các nước phát triển, xài thẻ là “văn hóa không dùng tiền mặt”. Mở tài khoản giao dịch qua ngân hàng là việc đương nhiên. Mua sắm những vật dụng có giá trị như xe cộ, máy móc… mà trả tiền mặt là có vấn đề. Những cửa hàng, đại lý bán xe còn lọc ra danh sách, lập hồ sơ riêng những người mua xe thanh toán bằng tiền mặt. Nhưng ở Việt Nam, tiền mặt vẫn là “vua”. Phải có thêm thời gian để “văn hóa tiền mặt” lùi vào dĩ vãng.
Giá mà các ngân hàng đo lường được vấn đề này chính xác hơn, sớm hơn và chịu ngồi với nhau hơn, thì hiệu quả thấp trong kinh doanh thẻ vừa qua đã tránh được. Âu cũng là một kinh nghiệm mà phải trả giá mới có!
Lưu Hảo (TBKTSG)