“Đại biểu Quốc hội cần có tư duy phản biện”
Hiện nay nhiều đại biểu muốn vào Quốc hội mà lại không tâm huyết với nhân dân
Không cần tăng số lượng nhưng cần nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách và giảm đại biểu là quan chức Trung ương là ý kiến của nhiều vị đại biểu khi thảo luận về dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) sáng 16/6.
Đều nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa Luật Tổ chức Quốc hội, song tất cả các ý kiến tham gia thảo luận còn rất nhiều băn khoăn về các quy định cụ thể của dự thảo luật.
Nhấn mạnh phải chọn người xứng đáng làm đại biểu thì Quốc hội mới mạnh, đại biểu Huỳnh Nghĩa nói đọc 5 tiêu chuẩn của đại biểu ở dự án luật tưởng là đầy đủ nhưng suy đi nghĩ lại vẫn còn thiếu tiêu chuẩn riêng có của đại biểu. Đó là tư duy phản biện.
Theo ông Nghĩa, hiện nay khá nhiều cán bộ công chức dễ chấp nhận sự tròn trịa. Phản biện không phải là bới bèo ra bọ mà phản biện là dân chủ, tiêu chuẩn rất cần của đại biểu cơ quan dân cử, ông Nghĩa thể hiện quan điểm.
Đại biểu Nghĩa cũng cho rằng cần nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên 50% và giảm tối đa cán bộ chủ chốt của các cơ quan Đảng, chính quyền tham gia Quốc hội để tránh ghế trống ở nhiều phiên họp.
Vị đại biểu này cũng đề nghị cần đổi mới mạnh mẽ quy trình hiệp thương lựa chọn đại biểu theo hướng mở rộng dân chủ để chọn được những đại biểu có đủ tài năng tâm huyết vào Quốc hội.
Đồng tình quan điểm này, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng cần quy định cứng thời gian đại biểu ở Trung ương phải về hoạt động ở địa phương nơi mình ứng cử.
“Anh là đại biểu của tôi thì anh phải gặp tôi, phải tuân theo ý chí của tôi và tôi thấy anh không còn phù hợp đại diện cho tôi thì tôi phải thay, đại biểu Hùng khái quát”.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đề nghị cần hạn chế tối đa đại biểu ở cơ quan Trung ương vì đây là đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội.
Chưa yên tâm với quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội ở dự thảo luật vì hiểu thế nào cũng được, một số vị cho rằng tiêu chuẩn của đại biểu chuyên trách và không chuyên trách phải khác nhau. Và dự thảo luật cần phải quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn của đại biểu để có đủ cở sở lựa chọn người xứng đáng vào Quốc hội.
Tiêu chuẩn đại biểu chủ yếu là định tính còn thiếu định lượng, đề nghị quy định đại biểu phải có trình độ đại họcvà không đồng thời là lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Phùng Văn Hùng góp ý.
Hiện nay nhiều đại biểu muốn vào Quốc hội mà lại không tâm huyết với nhân dân, đại biểu Giàng A Chu phát biểu.
Nếu có nhiều đại biểu đăng ký thì có thể kéo dài phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) là đề nghị của đại biểu Trần Du Lịch, bởi theo ông dự thảo luật còn rất nhiều vấn đề lớn phải bàn.
Để nâng cao vai trò của Quốc hội, đại biểu Lịch nói rõ là có hai việc mà Hiến pháp không hạn chế Quốc hội là chủ động trong chương trình xây dựng pháp luật và thực sự là cơ quan quyết định ngân sách.
Từ lập luận này, ông Lịch đề nghị cần đầu tư tối đa cho Ủy ban Ngân sách để ủy ban này tham gia từ quá trình lập dự toán ngân sách chứ không bị động như hiện nay. “Nếu kiểm soát được ngân sách thì Quốc hội mới thực hiện được quyền cuả mình, chứ để ngân sách xài rồi đi quyết toán thì không còn quan trọng nữa”, ông Lịch kiên trì quan điểm đã nêu ở nhiều phiên thảo luận.
“Tôi đồng ý với đại biểu Trần Du Lịch, vấn đề quyết định ngân sách hiện nay là hình thức nhất”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương thể hiện chính kiến.
Hành chính hóa hoạt động của Quốc hội cũng là lo ngại của nhiều vị đại biểu. Đừng để Quốc hội đứng trước nguy cơ hành chính hóa, cũng chính là nguy cơ ngày càng xa rời cử tri, đại biểu Trần Khắc Tâm phát biểu.
Nhiều vị đại biểu cũng đề nghị cần có lộ trình hợp lý để tăng đại biểu chuyên trách, có thể lên đến 45 – 50%. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng nếu không chuyên nghiệp hóa thì tăng đại biểu chuyên trách hoạt động như hiện nay chỉ làm tốn kém ngân sách hơn mà thôi.
Nếu cần thì có thêm phiên thảo luận nữa, dự thảo luật chưa có gì đổi mới, đại biểu Trần Đình Long nhận xét.
Hết giờ họp buổi sáng vẫn còn 15 vị đại biểu đã đăng ký nhưng chưa được đăng đàn. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các vị chưa phát biểu gửi góp ý về đoàn thư ký.
Đều nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa Luật Tổ chức Quốc hội, song tất cả các ý kiến tham gia thảo luận còn rất nhiều băn khoăn về các quy định cụ thể của dự thảo luật.
Nhấn mạnh phải chọn người xứng đáng làm đại biểu thì Quốc hội mới mạnh, đại biểu Huỳnh Nghĩa nói đọc 5 tiêu chuẩn của đại biểu ở dự án luật tưởng là đầy đủ nhưng suy đi nghĩ lại vẫn còn thiếu tiêu chuẩn riêng có của đại biểu. Đó là tư duy phản biện.
Theo ông Nghĩa, hiện nay khá nhiều cán bộ công chức dễ chấp nhận sự tròn trịa. Phản biện không phải là bới bèo ra bọ mà phản biện là dân chủ, tiêu chuẩn rất cần của đại biểu cơ quan dân cử, ông Nghĩa thể hiện quan điểm.
Đại biểu Nghĩa cũng cho rằng cần nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên 50% và giảm tối đa cán bộ chủ chốt của các cơ quan Đảng, chính quyền tham gia Quốc hội để tránh ghế trống ở nhiều phiên họp.
Vị đại biểu này cũng đề nghị cần đổi mới mạnh mẽ quy trình hiệp thương lựa chọn đại biểu theo hướng mở rộng dân chủ để chọn được những đại biểu có đủ tài năng tâm huyết vào Quốc hội.
Đồng tình quan điểm này, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng cần quy định cứng thời gian đại biểu ở Trung ương phải về hoạt động ở địa phương nơi mình ứng cử.
“Anh là đại biểu của tôi thì anh phải gặp tôi, phải tuân theo ý chí của tôi và tôi thấy anh không còn phù hợp đại diện cho tôi thì tôi phải thay, đại biểu Hùng khái quát”.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đề nghị cần hạn chế tối đa đại biểu ở cơ quan Trung ương vì đây là đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội.
Chưa yên tâm với quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội ở dự thảo luật vì hiểu thế nào cũng được, một số vị cho rằng tiêu chuẩn của đại biểu chuyên trách và không chuyên trách phải khác nhau. Và dự thảo luật cần phải quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn của đại biểu để có đủ cở sở lựa chọn người xứng đáng vào Quốc hội.
Tiêu chuẩn đại biểu chủ yếu là định tính còn thiếu định lượng, đề nghị quy định đại biểu phải có trình độ đại họcvà không đồng thời là lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Phùng Văn Hùng góp ý.
Hiện nay nhiều đại biểu muốn vào Quốc hội mà lại không tâm huyết với nhân dân, đại biểu Giàng A Chu phát biểu.
Nếu có nhiều đại biểu đăng ký thì có thể kéo dài phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) là đề nghị của đại biểu Trần Du Lịch, bởi theo ông dự thảo luật còn rất nhiều vấn đề lớn phải bàn.
Để nâng cao vai trò của Quốc hội, đại biểu Lịch nói rõ là có hai việc mà Hiến pháp không hạn chế Quốc hội là chủ động trong chương trình xây dựng pháp luật và thực sự là cơ quan quyết định ngân sách.
Từ lập luận này, ông Lịch đề nghị cần đầu tư tối đa cho Ủy ban Ngân sách để ủy ban này tham gia từ quá trình lập dự toán ngân sách chứ không bị động như hiện nay. “Nếu kiểm soát được ngân sách thì Quốc hội mới thực hiện được quyền cuả mình, chứ để ngân sách xài rồi đi quyết toán thì không còn quan trọng nữa”, ông Lịch kiên trì quan điểm đã nêu ở nhiều phiên thảo luận.
“Tôi đồng ý với đại biểu Trần Du Lịch, vấn đề quyết định ngân sách hiện nay là hình thức nhất”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương thể hiện chính kiến.
Hành chính hóa hoạt động của Quốc hội cũng là lo ngại của nhiều vị đại biểu. Đừng để Quốc hội đứng trước nguy cơ hành chính hóa, cũng chính là nguy cơ ngày càng xa rời cử tri, đại biểu Trần Khắc Tâm phát biểu.
Nhiều vị đại biểu cũng đề nghị cần có lộ trình hợp lý để tăng đại biểu chuyên trách, có thể lên đến 45 – 50%. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng nếu không chuyên nghiệp hóa thì tăng đại biểu chuyên trách hoạt động như hiện nay chỉ làm tốn kém ngân sách hơn mà thôi.
Nếu cần thì có thêm phiên thảo luận nữa, dự thảo luật chưa có gì đổi mới, đại biểu Trần Đình Long nhận xét.
Hết giờ họp buổi sáng vẫn còn 15 vị đại biểu đã đăng ký nhưng chưa được đăng đàn. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các vị chưa phát biểu gửi góp ý về đoàn thư ký.