Đại biểu Quốc hội làm gì để tránh “sẩy miệng, lỡ lời”?
“Phải có chính kiến, không phát biểu theo số đông, không để người đối thoại lái mình theo ý định của họ”
“Không nói sai sự thật, trái với ý nghĩ của mình, mặc dù trong một số trường hợp nhất định, không thể nói hết sự thật được”.
Đây là kinh nghiệm được Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khoá 13, đại biểu Lê Như Tiến chia sẻ tại cuộc toạ đàm về báo chí với hoạt động của Quốc hội, sáng 29/9.
“Chọn bạn mà chơi”
Phát biểu khai mạc, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Đỗ Mạnh Hùng nhấn mạnh, 71 năm qua, báo chí luôn là người bạn đồng hành của Quốc hội.
Nhưng ông Hùng cho rằng, bạn thì dĩ nhiên cũng có bạn tốt, bạn xấu. “Chọn bạn mà chơi” và làm sao phát huy tốt nhất sức mạnh của báo chí là đề bài đặt ra, với mỗi đại biểu Quốc hội.
Là một trong những vị đại biểu xuất hiện nhiều nhất trên báo chí khi còn đương nhiệm, ông Lê Như Tiến nhìn nhận, báo chí là phương tiện hữu hiệu để đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến của mình nhắm tác động đến các cơ quan, tổ chức, đến các đại biểu khác và tác động đến công chúng.
Theo kinh nghiệm của ông Tiến, khi giao tiếp với báo chí, đại biểu cần nắm vững một số nguyên tắc. Như, luôn đi thẳng vào vấn đề được hỏi, không vòng vo, không né tránh những câu hỏi hóc búa, nhạy cảm.
“Phải có chính kiến, không phát biểu theo số đông, không để người đối thoại lái mình theo ý định của họ”, ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm.
Vẫn theo kinh nghiệm của ông Tiến, thì cần phải tỉnh táo trước những câu hỏi của phóng viên, tránh để “sẩy miệng, lỡ lời”. Điều gì không nên nói hoặc không muốn nói thì đừng bao giờ nói, để mình không bị rơi vào tình trạng phát ngôn rồi mà không thể thu lại được.
“Cần sử dụng cách nói có hàm ý, tránh nói bằng những từ to tát, hành chính quá, những câu nói có tính hoành tráng, khoa trương...”, ông Tiến tiếp tục nêu kinh nghiệm.
Kết thúc phát biểu, ông Tiến nhấn mạnh một số thông điệp: cánh cửa phòng đại biểu Quốc hội luôn mở với báo chí, đại biểu Quốc hội không bao giờ nói “không” với báo chí, báo chí cần mình tức là dư luận xã hội cần mình, là cử tri cần mình...
“Tình yêu” cần đến từ cả hai phía
Sau ý kiến của ông Tiến, nhà báo Lê Kiên - đến từ báo Tuổi Trẻ - là đại diện đầu tiên của báo chí đăng đàn.
Quan sát phòng họp, nhà báo Lê Kiên nói cảm thấy bị tổn thương khi quá ít đại biểu Quốc hội khoá 14 tham gia toạ đàm, một số vị có mặt thì đã quá thành thục kỹ năng trả lời báo chí.
“Tình hình đất nước hiện nay đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, trước những vấn đề đang xảy ra trong đời sống, những người làm chính sách không thể giải quyết bằng sự im lặng”, Lê Kiên nói.
Cần triệt tiêu khuynh hướng “im lặng là vàng”, ông Lê Việt Trường, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội khoá 13 bình luận.
Để đảm bảo sự tương tác giữa báo chí và đại biểu, theo ông Trường, cần phải xây dựng được cơ sở lòng tin giữa hai bên thì mới khắc phục được sự e dè và ngại ngùng của đại biểu.
Rất nhiều vấn đề của xã hội, nếu không có dũng khí thì không dám nói, có những người biết rất rõ vấn đề vẫn không phát biểu, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương nói.
Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc thì chia sẻ rằng, khi làm đại biểu, ông được dặn đừng có “la cà” với nhà báo, nhưng trải qua hai nhiệm kỳ đại biểu, ông thấy điều này không đúng.
“Có những thông tin lúc chia sẻ với anh em báo chí thì thấy cũng bình thường, khi lên báo lại rất sinh động”, ông Phúc nhấn mạnh vai trò của báo chí.
Phân tích ở nhiều góc độ khác nhau, song nhiều ý kiến đều thống nhất là để xây dựng được mối quan hệ tốt, đại biểu Quốc hội và báo chí thì “tình yêu” cần đến từ cả hai phía.
“Giữa báo chí và đại biểu có nhân vật lớn hơn rất nhiều là nhân dân, cử tri, nếu đặt vấn đề tất cả hoạt động của Quốc hội và báo chí đều vì lợi ích của nhân dân thì mối quan hệ giữa hai bên sẽ thân thiện, và sự hợp tác sẽ hiệu quả”, Phó chủ nhiệm Đỗ Mạnh Hùng khái quát.
Đây là kinh nghiệm được Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khoá 13, đại biểu Lê Như Tiến chia sẻ tại cuộc toạ đàm về báo chí với hoạt động của Quốc hội, sáng 29/9.
“Chọn bạn mà chơi”
Phát biểu khai mạc, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Đỗ Mạnh Hùng nhấn mạnh, 71 năm qua, báo chí luôn là người bạn đồng hành của Quốc hội.
Nhưng ông Hùng cho rằng, bạn thì dĩ nhiên cũng có bạn tốt, bạn xấu. “Chọn bạn mà chơi” và làm sao phát huy tốt nhất sức mạnh của báo chí là đề bài đặt ra, với mỗi đại biểu Quốc hội.
Là một trong những vị đại biểu xuất hiện nhiều nhất trên báo chí khi còn đương nhiệm, ông Lê Như Tiến nhìn nhận, báo chí là phương tiện hữu hiệu để đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến của mình nhắm tác động đến các cơ quan, tổ chức, đến các đại biểu khác và tác động đến công chúng.
Theo kinh nghiệm của ông Tiến, khi giao tiếp với báo chí, đại biểu cần nắm vững một số nguyên tắc. Như, luôn đi thẳng vào vấn đề được hỏi, không vòng vo, không né tránh những câu hỏi hóc búa, nhạy cảm.
“Phải có chính kiến, không phát biểu theo số đông, không để người đối thoại lái mình theo ý định của họ”, ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm.
Vẫn theo kinh nghiệm của ông Tiến, thì cần phải tỉnh táo trước những câu hỏi của phóng viên, tránh để “sẩy miệng, lỡ lời”. Điều gì không nên nói hoặc không muốn nói thì đừng bao giờ nói, để mình không bị rơi vào tình trạng phát ngôn rồi mà không thể thu lại được.
“Cần sử dụng cách nói có hàm ý, tránh nói bằng những từ to tát, hành chính quá, những câu nói có tính hoành tráng, khoa trương...”, ông Tiến tiếp tục nêu kinh nghiệm.
Kết thúc phát biểu, ông Tiến nhấn mạnh một số thông điệp: cánh cửa phòng đại biểu Quốc hội luôn mở với báo chí, đại biểu Quốc hội không bao giờ nói “không” với báo chí, báo chí cần mình tức là dư luận xã hội cần mình, là cử tri cần mình...
“Tình yêu” cần đến từ cả hai phía
Sau ý kiến của ông Tiến, nhà báo Lê Kiên - đến từ báo Tuổi Trẻ - là đại diện đầu tiên của báo chí đăng đàn.
Quan sát phòng họp, nhà báo Lê Kiên nói cảm thấy bị tổn thương khi quá ít đại biểu Quốc hội khoá 14 tham gia toạ đàm, một số vị có mặt thì đã quá thành thục kỹ năng trả lời báo chí.
“Tình hình đất nước hiện nay đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, trước những vấn đề đang xảy ra trong đời sống, những người làm chính sách không thể giải quyết bằng sự im lặng”, Lê Kiên nói.
Cần triệt tiêu khuynh hướng “im lặng là vàng”, ông Lê Việt Trường, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội khoá 13 bình luận.
Để đảm bảo sự tương tác giữa báo chí và đại biểu, theo ông Trường, cần phải xây dựng được cơ sở lòng tin giữa hai bên thì mới khắc phục được sự e dè và ngại ngùng của đại biểu.
Rất nhiều vấn đề của xã hội, nếu không có dũng khí thì không dám nói, có những người biết rất rõ vấn đề vẫn không phát biểu, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương nói.
Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc thì chia sẻ rằng, khi làm đại biểu, ông được dặn đừng có “la cà” với nhà báo, nhưng trải qua hai nhiệm kỳ đại biểu, ông thấy điều này không đúng.
“Có những thông tin lúc chia sẻ với anh em báo chí thì thấy cũng bình thường, khi lên báo lại rất sinh động”, ông Phúc nhấn mạnh vai trò của báo chí.
Phân tích ở nhiều góc độ khác nhau, song nhiều ý kiến đều thống nhất là để xây dựng được mối quan hệ tốt, đại biểu Quốc hội và báo chí thì “tình yêu” cần đến từ cả hai phía.
“Giữa báo chí và đại biểu có nhân vật lớn hơn rất nhiều là nhân dân, cử tri, nếu đặt vấn đề tất cả hoạt động của Quốc hội và báo chí đều vì lợi ích của nhân dân thì mối quan hệ giữa hai bên sẽ thân thiện, và sự hợp tác sẽ hiệu quả”, Phó chủ nhiệm Đỗ Mạnh Hùng khái quát.