“Đại gia” bảo hiểm Mỹ lâm cảnh đường cùng
Bị FED từ chối cho vay tiền, bị các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn đánh tụt hạng tín dụng, AIG đang rất nguy kịch
Bị Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) từ chối cho vay tiền, bị các hãng xếp hạng tín nhiệm lớn đánh tụt hạng tín dụng, American International Group (AIG) - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ - đang ở trong tình huống rất nguy kịch.
Như đã đưa tin, do tình hình thua lỗ dưới tác động của khủng hoảng tín dụng, trong dịp cuối tuần vừa qua, AIG đã kêu gọi FED cho tập đoàn này vay số tiền 40 tỷ USD. Tuy nhiên, trong ngày hôm qua, FED đã chính thức từ chối cấp khoản vay này cho AIG.
Theo tin mới nhận, tình hình tại AIG tiếp tục xấu đi nhanh chóng. Đúng như lo ngại trước đó, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn đã liên tiếp đánh tụt hạng tín nhiệm của ngân hàng này trong vòng có vài giờ đồng hồ.
Theo hãng tin CNN, cách đây vài tiếng, Moody’s và Standard & Poor’s đã tuyên bố hạ định mức xếp hạng tín nhiệm của tập đoàn bảo hiểm khổng lồ này.
Trước đó không lâu, Fitch cũng công bố một quyết định tương tự và khẳng định, khả năng huy động tiền mặt của AIG vào thời điểm này là “vô cùng hạn chế” do giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, lợi suất trái phiếu do AIG phát hành tăng cao, và tình hình khó khăn tăng cao của thị trường như hiện nay.
Việc bị đánh tụt hạng tính nhiệm giữa lúc này được giới quan sát ví như thêm một đòn giáng mạnh vào một AIG đang ốm yếu. Việc phát hành trái phiếu của AIG, vì thế, sẽ trở nên hết sức khó khăn do niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm mạnh.
Mặc dù từ chối cấp cho AIG khoản vay 40 tỷ USD, FED và các nhà chức trách của Mỹ trong ngày hôm qua vẫn tiếp tục có những nỗ lực đáng kể để ngăn chặn sự đổ vỡ của tập đoàn này.
Thống đốc bang New York David Paterson đã cho phép AIG được chuyển đổi 20 tỷ USD tài sản từ các chi nhánh của tập đoàn để dùng làm tài sản thế chấp trong các hoạt động hàng ngày. Đổi lại, tập đoàn mẹ sẽ chuyển cho các chi nhánh này các tài sản có tính thanh khoản kém hơn.
Theo tờ New York Times, cũng trong ngày hôm qua, FED đề nghị hai tập đoàn ngân hàng đầu tư ít chịu tác động của khủng hoảng nhất là Goldman Sachs và JPMorgan Chase cung cấp cho AIG một khoản vay trị giá từ 70 tới 75 tỷ USD. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận này mới chỉ ở mức độ sơ bộ.
Thêm vào đó, FED cũng thuê các chuyên gia của Morgan Stanley để xem xét các lựa chọn cho AIG và quyết định xem liệu Chính phủ Mỹ có nên hỗ trợ AIG hay không.
Ngày hôm qua, thị trường kỳ vọng sẽ đón nhận một kế hoạch cải tổ lớn từ AIG, tuy nhiên, tới thời điểm nay, AIG vẫn “im hơi kín tiếng”. Là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, AIG bảo hiểm cho lượng trái phiếu trị giá tới 441 tỷ USD, trong đó có 57,8 tỷ USD chứng khoán địa ốc.
Giới đầu tư đã tháo chạy khỏi cổ phiếu của AIG trong phiên giao dịch hôm qua, khiến cổ phiếu này sụt giá 61%, còn có 4,76 USD/cổ phiếu. Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu của AIG đã mất giá 91%.
Trong vòng 18 tháng qua, AIG đã thua lỗ hơn 18 tỷ USD. Khoản thua lỗ này bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc và việc bán các hợp đồng hoán đổi khả năng vỡ nợ tín dụng (CDS) - những hợp đồng dạng bảo hiểm đối với khả năng vỡ nợ của một công ty nào đó.
Chỉ trong hai quý đầu năm nay, AIG đã chịu khoản thâm hụt tài sản trước thuế lên tới 14,7 tỷ USD vì loại hình hợp đồng này.
Như đã đưa tin, do tình hình thua lỗ dưới tác động của khủng hoảng tín dụng, trong dịp cuối tuần vừa qua, AIG đã kêu gọi FED cho tập đoàn này vay số tiền 40 tỷ USD. Tuy nhiên, trong ngày hôm qua, FED đã chính thức từ chối cấp khoản vay này cho AIG.
Theo tin mới nhận, tình hình tại AIG tiếp tục xấu đi nhanh chóng. Đúng như lo ngại trước đó, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn đã liên tiếp đánh tụt hạng tín nhiệm của ngân hàng này trong vòng có vài giờ đồng hồ.
Theo hãng tin CNN, cách đây vài tiếng, Moody’s và Standard & Poor’s đã tuyên bố hạ định mức xếp hạng tín nhiệm của tập đoàn bảo hiểm khổng lồ này.
Trước đó không lâu, Fitch cũng công bố một quyết định tương tự và khẳng định, khả năng huy động tiền mặt của AIG vào thời điểm này là “vô cùng hạn chế” do giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, lợi suất trái phiếu do AIG phát hành tăng cao, và tình hình khó khăn tăng cao của thị trường như hiện nay.
Việc bị đánh tụt hạng tính nhiệm giữa lúc này được giới quan sát ví như thêm một đòn giáng mạnh vào một AIG đang ốm yếu. Việc phát hành trái phiếu của AIG, vì thế, sẽ trở nên hết sức khó khăn do niềm tin của các nhà đầu tư suy giảm mạnh.
Mặc dù từ chối cấp cho AIG khoản vay 40 tỷ USD, FED và các nhà chức trách của Mỹ trong ngày hôm qua vẫn tiếp tục có những nỗ lực đáng kể để ngăn chặn sự đổ vỡ của tập đoàn này.
Thống đốc bang New York David Paterson đã cho phép AIG được chuyển đổi 20 tỷ USD tài sản từ các chi nhánh của tập đoàn để dùng làm tài sản thế chấp trong các hoạt động hàng ngày. Đổi lại, tập đoàn mẹ sẽ chuyển cho các chi nhánh này các tài sản có tính thanh khoản kém hơn.
Theo tờ New York Times, cũng trong ngày hôm qua, FED đề nghị hai tập đoàn ngân hàng đầu tư ít chịu tác động của khủng hoảng nhất là Goldman Sachs và JPMorgan Chase cung cấp cho AIG một khoản vay trị giá từ 70 tới 75 tỷ USD. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận này mới chỉ ở mức độ sơ bộ.
Thêm vào đó, FED cũng thuê các chuyên gia của Morgan Stanley để xem xét các lựa chọn cho AIG và quyết định xem liệu Chính phủ Mỹ có nên hỗ trợ AIG hay không.
Ngày hôm qua, thị trường kỳ vọng sẽ đón nhận một kế hoạch cải tổ lớn từ AIG, tuy nhiên, tới thời điểm nay, AIG vẫn “im hơi kín tiếng”. Là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, AIG bảo hiểm cho lượng trái phiếu trị giá tới 441 tỷ USD, trong đó có 57,8 tỷ USD chứng khoán địa ốc.
Giới đầu tư đã tháo chạy khỏi cổ phiếu của AIG trong phiên giao dịch hôm qua, khiến cổ phiếu này sụt giá 61%, còn có 4,76 USD/cổ phiếu. Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu của AIG đã mất giá 91%.
Trong vòng 18 tháng qua, AIG đã thua lỗ hơn 18 tỷ USD. Khoản thua lỗ này bắt nguồn chủ yếu từ hoạt động đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc và việc bán các hợp đồng hoán đổi khả năng vỡ nợ tín dụng (CDS) - những hợp đồng dạng bảo hiểm đối với khả năng vỡ nợ của một công ty nào đó.
Chỉ trong hai quý đầu năm nay, AIG đã chịu khoản thâm hụt tài sản trước thuế lên tới 14,7 tỷ USD vì loại hình hợp đồng này.