“Đại gia” khí đốt của Nga ngập trong nợ nần
Từng là biểu tượng cho sự nổi lên của kinh tế Nga, Gazprom giờ đây thể hiện sự xuống dốc kinh tế của đất nước này
Cách đây một năm, hãng khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga còn nuôi mộng trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới.
Được hậu thuẫn bởi giá năng lượng cao và chính sách của Chính phủ Nga, công ty này đã chiếm vị trí thứ ba trong bảng tổng sắp những doanh nghiệp lớn nhất thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường, sau hai "đại gia" Exxon Mobil và General Electric (GE) của Mỹ. Một quan chức của Gazprom khi đó đã dự báo, tới năm 2014, giá trị vốn hóa của tập đoàn này sẽ đạt mức 1.000 tỷ USD.
Nhưng vào những ngày cuối năm 2008, đầu 2009 này, Gazprom đang ngập trong nợ nần và phải đàm phán xin Chính phủ Nga giải cứu. Giá trị vốn hóa thị trường của Gazprom đã sụt mất khoảng 76% trong năm 2008, còn khoảng 85 tỷ USD, so với mức trên 390 tỷ USD của Exxon Mobil.
Thay vì trở thành công ty lớn nhất thế giới, Gazprom - hãng năng lượng quốc doanh lớn nhất của Nga - đã tụt hạng xuống vị trí thứ 35 trong danh sách những công ty lớn nhất toàn cầu.
Gazprom cũng đầu tư “tay trái”
Việc Gazprom cần tới sự hỗ trợ của Chính phủ ít lâu sau khi giá dầu thế giới đạt kỷ lục lịch sử vào mùa hè này cho thấy tốc độ sụt giảm của giá nhiên liệu thời gian qua ghê gớm tới mức nào. Từng là biểu tượng cho sự nổi lên của kinh tế Nga, Gazprom giờ đây thể hiện sự xuống dốc kinh tế của đất nước này.
Sau 5 năm ăn nên làm ra do giá khí đốt thế giới liên tục đạt kỷ lục, hiện Gazprom đang ngập trong khoản nợ lên tới 49,5 tỷ USD. Trong khi đó, theo số liệu do ngân hàng Commerzbank của Nga cung cấp, toàn bộ lượng nợ tư nhân và chính phủ tới hạn phải trả của cả Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil trong năm 2009 chỉ là 56 tỷ USD.
Chính phủ Nga hiện đã dành ngân sách 50 tỷ USD cho việc giải cứu các doanh nghiệp gặp nguy của nước này, trong đó có 9 tỷ USD danh cho các công ty dầu khí. Riêng Gazprom đang xin cấp vốn 5,5 tỷ USD.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sai lầm chính dẫn tới tình trạng nợ nần của Gazprom hiện này chính là việc Chính phủ Nga đã sử dụng tiền của tập đoàn này để mua lại nhiều công ty năng lượng tư nhân. Trong số những vụ mua lại lớn nhất mà Gazprom đã thực hiện, phải kể tới vụ mua lại công ty dầu lửa Sibneft từ tỷ phú Roman Abramovich với giá 13 tỷ USD vào năm 2005; vụ mua lại một nửa dự án dầu khí Sakhalin II của hãng Shell với giá 7 tỷ USD vào năm 2005; và vụ mua lại cổ phần trị giá nhiều tỷ USD trong công ty dầu lửa phá sản Yukos vào năm 2006.
Một hãng năng lượng quốc doanh lớn khác của Nga là Rosneft hiện cũng mang một khoản nợ lớn. Công ty này đang nợ 18,1 tỷ USD sau khi mua lại tài sản của Yukos. Ngoài việc xin trợ giúp của Chính phủ, Rosneft hiện cũng đang đề xuất vay 15 tỷ USD từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).
Giới phê bình cho rằng, chiến lược quốc hữu hóa ngành năng lượng của nước Nga thông qua những vụ mua lại thông qua Gazprom như trên sẽ dẫn tới tình trạng sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên của nước này. Hiện Nga là nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, đồng thời là nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia.
Bên cạnh đó, Gazprom cũng đẩy mạnh hoạt động đầu tư “tay trái”. Tập đoàn với 436.000 nhân viên này có rất nhiều chi nhánh khác nhau trong nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp tới khách sạn...
Khủng hoảng, vẫn không cắt giảm chi phí
Phó giám đốc điều hành Alexander Medvedev của Gazprom cho rằng, Gazprom vẫn hoạt động tốt và việc giá cổ phiếu của tập đoàn này giảm mạnh chẳng qua là sự sụt giảm chung của giá cổ phiếu các công ty nưng lượng niêm yết trên thị trường chứng khoán Nga thời gian qua. Ông này cho rằng, giá cổ phiếu của Gazprom “không phản ánh giá trị thực của công ty” và đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ dẫn tới khó khăn hiện nay của tập đoàn này.
Trên thực tế, đúng là Gazprom còn lâu mới vỡ nợ. Công ty này đạt mức lợi nhuận 14 tỷ USD trên doanh thu 70 tỷ USD trong năm 2007. Một số nhà phân tích cho hay, tỷ lệ nợ trên doanh thu của Gazprom trong năm 2007 là 1:5, tuy cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành dầu khí, nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
Gazprom cho biết, trong thời gian tới tập đoàn này sẽ tiếp tục đầu tư vào những mỏ dầu mới ở vùng Bắc Băng Dương và đổ tiền vào những chi nhánh không phải thuộc lĩnh vực năng lượng như nông nghiệp và truyền thông. Hiện Gazprom cũng đã nhảy vào lĩnh vực ngân hàng và qua đó, có thể sẽ đóng một vai trò mới trong việc giải cứu các ngân hàng và các công ty chứng khoán của Nga đang gặp khó khăn vì khủng hoảng tài chính.
Giới đầu tư cho biết, việc Gazprom không chịu cắt giảm chi phí trong thời gian khó khăn hiện nay là một lý do khiến họ tháo chạy khỏi cố phiếu của tập đoàn này. Vào năm 2004, khi giá dầu ở mức dưới 50 USD/thùng, Gazprom đã chi tiêu 6,6 tỷ USD. Hiện giá dầu đang ở mức trên dưới 40 USD/thùng và Gazprom dự kiến sẽ chi 32 tỷ USD trong năm 2009.
Các quan chức của Gazprom thì cho hay, họ đang xem xét lại kế hoạch chi tiêu của năm tới, nhưng sẽ không cắt giảm những dự án đầu tư lớn, trong đó có hai dự án đường ống ngầm dưới biển để giảm sự phụ thuộc của tập đoàn vào Ukraine. 80% lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom sang châu Âu đi qua Ukraine.
Gần đây, mâu thuẫn giữa Gazprom và Ukraine lại gia tăng, khi Gazprom đe dọa sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine nếu nước này không chịu thanh toán khoản nợ 2 tỷ USD đối với tập đoàn này. Ngày 1/1/2009 này, Gazprom đã thực hiện lời đe dọa trên. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Gazprom làm vậy chỉ khiến uy tín của nước Nga với tư cách một nguồn cung cấp năng lượng bị sứt mẻ.
Nhiều khả năng, doanh thu năm 2009 của Gazprom sẽ tiếp tục giảm mạnh. Năm 2008, giá khí đốt bình quân của Gazprom bán cho Tây Âu là 420 USD/1.000 mét khối. Nhưng trong năm nay, mức giá này có thể giảm về 260 - 300 USD.
(Theo New York Times, Reuters)
Được hậu thuẫn bởi giá năng lượng cao và chính sách của Chính phủ Nga, công ty này đã chiếm vị trí thứ ba trong bảng tổng sắp những doanh nghiệp lớn nhất thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường, sau hai "đại gia" Exxon Mobil và General Electric (GE) của Mỹ. Một quan chức của Gazprom khi đó đã dự báo, tới năm 2014, giá trị vốn hóa của tập đoàn này sẽ đạt mức 1.000 tỷ USD.
Nhưng vào những ngày cuối năm 2008, đầu 2009 này, Gazprom đang ngập trong nợ nần và phải đàm phán xin Chính phủ Nga giải cứu. Giá trị vốn hóa thị trường của Gazprom đã sụt mất khoảng 76% trong năm 2008, còn khoảng 85 tỷ USD, so với mức trên 390 tỷ USD của Exxon Mobil.
Thay vì trở thành công ty lớn nhất thế giới, Gazprom - hãng năng lượng quốc doanh lớn nhất của Nga - đã tụt hạng xuống vị trí thứ 35 trong danh sách những công ty lớn nhất toàn cầu.
Gazprom cũng đầu tư “tay trái”
Việc Gazprom cần tới sự hỗ trợ của Chính phủ ít lâu sau khi giá dầu thế giới đạt kỷ lục lịch sử vào mùa hè này cho thấy tốc độ sụt giảm của giá nhiên liệu thời gian qua ghê gớm tới mức nào. Từng là biểu tượng cho sự nổi lên của kinh tế Nga, Gazprom giờ đây thể hiện sự xuống dốc kinh tế của đất nước này.
Sau 5 năm ăn nên làm ra do giá khí đốt thế giới liên tục đạt kỷ lục, hiện Gazprom đang ngập trong khoản nợ lên tới 49,5 tỷ USD. Trong khi đó, theo số liệu do ngân hàng Commerzbank của Nga cung cấp, toàn bộ lượng nợ tư nhân và chính phủ tới hạn phải trả của cả Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil trong năm 2009 chỉ là 56 tỷ USD.
Chính phủ Nga hiện đã dành ngân sách 50 tỷ USD cho việc giải cứu các doanh nghiệp gặp nguy của nước này, trong đó có 9 tỷ USD danh cho các công ty dầu khí. Riêng Gazprom đang xin cấp vốn 5,5 tỷ USD.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sai lầm chính dẫn tới tình trạng nợ nần của Gazprom hiện này chính là việc Chính phủ Nga đã sử dụng tiền của tập đoàn này để mua lại nhiều công ty năng lượng tư nhân. Trong số những vụ mua lại lớn nhất mà Gazprom đã thực hiện, phải kể tới vụ mua lại công ty dầu lửa Sibneft từ tỷ phú Roman Abramovich với giá 13 tỷ USD vào năm 2005; vụ mua lại một nửa dự án dầu khí Sakhalin II của hãng Shell với giá 7 tỷ USD vào năm 2005; và vụ mua lại cổ phần trị giá nhiều tỷ USD trong công ty dầu lửa phá sản Yukos vào năm 2006.
Một hãng năng lượng quốc doanh lớn khác của Nga là Rosneft hiện cũng mang một khoản nợ lớn. Công ty này đang nợ 18,1 tỷ USD sau khi mua lại tài sản của Yukos. Ngoài việc xin trợ giúp của Chính phủ, Rosneft hiện cũng đang đề xuất vay 15 tỷ USD từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC).
Giới phê bình cho rằng, chiến lược quốc hữu hóa ngành năng lượng của nước Nga thông qua những vụ mua lại thông qua Gazprom như trên sẽ dẫn tới tình trạng sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên của nước này. Hiện Nga là nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, đồng thời là nước sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia.
Bên cạnh đó, Gazprom cũng đẩy mạnh hoạt động đầu tư “tay trái”. Tập đoàn với 436.000 nhân viên này có rất nhiều chi nhánh khác nhau trong nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp tới khách sạn...
Khủng hoảng, vẫn không cắt giảm chi phí
Phó giám đốc điều hành Alexander Medvedev của Gazprom cho rằng, Gazprom vẫn hoạt động tốt và việc giá cổ phiếu của tập đoàn này giảm mạnh chẳng qua là sự sụt giảm chung của giá cổ phiếu các công ty nưng lượng niêm yết trên thị trường chứng khoán Nga thời gian qua. Ông này cho rằng, giá cổ phiếu của Gazprom “không phản ánh giá trị thực của công ty” và đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ dẫn tới khó khăn hiện nay của tập đoàn này.
Trên thực tế, đúng là Gazprom còn lâu mới vỡ nợ. Công ty này đạt mức lợi nhuận 14 tỷ USD trên doanh thu 70 tỷ USD trong năm 2007. Một số nhà phân tích cho hay, tỷ lệ nợ trên doanh thu của Gazprom trong năm 2007 là 1:5, tuy cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành dầu khí, nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
Gazprom cho biết, trong thời gian tới tập đoàn này sẽ tiếp tục đầu tư vào những mỏ dầu mới ở vùng Bắc Băng Dương và đổ tiền vào những chi nhánh không phải thuộc lĩnh vực năng lượng như nông nghiệp và truyền thông. Hiện Gazprom cũng đã nhảy vào lĩnh vực ngân hàng và qua đó, có thể sẽ đóng một vai trò mới trong việc giải cứu các ngân hàng và các công ty chứng khoán của Nga đang gặp khó khăn vì khủng hoảng tài chính.
Giới đầu tư cho biết, việc Gazprom không chịu cắt giảm chi phí trong thời gian khó khăn hiện nay là một lý do khiến họ tháo chạy khỏi cố phiếu của tập đoàn này. Vào năm 2004, khi giá dầu ở mức dưới 50 USD/thùng, Gazprom đã chi tiêu 6,6 tỷ USD. Hiện giá dầu đang ở mức trên dưới 40 USD/thùng và Gazprom dự kiến sẽ chi 32 tỷ USD trong năm 2009.
Các quan chức của Gazprom thì cho hay, họ đang xem xét lại kế hoạch chi tiêu của năm tới, nhưng sẽ không cắt giảm những dự án đầu tư lớn, trong đó có hai dự án đường ống ngầm dưới biển để giảm sự phụ thuộc của tập đoàn vào Ukraine. 80% lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom sang châu Âu đi qua Ukraine.
Gần đây, mâu thuẫn giữa Gazprom và Ukraine lại gia tăng, khi Gazprom đe dọa sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine nếu nước này không chịu thanh toán khoản nợ 2 tỷ USD đối với tập đoàn này. Ngày 1/1/2009 này, Gazprom đã thực hiện lời đe dọa trên. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Gazprom làm vậy chỉ khiến uy tín của nước Nga với tư cách một nguồn cung cấp năng lượng bị sứt mẻ.
Nhiều khả năng, doanh thu năm 2009 của Gazprom sẽ tiếp tục giảm mạnh. Năm 2008, giá khí đốt bình quân của Gazprom bán cho Tây Âu là 420 USD/1.000 mét khối. Nhưng trong năm nay, mức giá này có thể giảm về 260 - 300 USD.
(Theo New York Times, Reuters)