13:01 19/03/2009

Đại sứ Nhật nói gì về công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam?

Hồng Thoan

Vẫn còn ít nhà sản xuất phụ tùng linh kiện của Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp Nhật

Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là đề tài mà tôi thường xuyên quan tâm kể từ 1 năm trước khi tôi đến Việt Nam với tư cách là đại sứ.
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là đề tài mà tôi thường xuyên quan tâm kể từ 1 năm trước khi tôi đến Việt Nam với tư cách là đại sứ.
Vẫn còn ít nhà sản xuất phụ tùng linh kiện của Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp Nhật.

Đánh giá về sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện nay, ông Mitsuo Sakaba - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, nói:

- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là đề tài mà tôi thường xuyên quan tâm kể từ một năm trước, khi tôi đến Việt Nam với tư cách là đại sứ.

Một vài tuần trước khi rời Tokyo, tôi đã được biết ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện vẫn chưa phát triển tại Việt Nam, và điều này đang là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Thực tế, cuối tháng 2/2008, tôi đã đi thị sát một số doanh nghiệp Nhật Bản tiêu biểu tại Việt Nam và tôi đã nhận ra rằng nhiều loại phụ tùng, linh kiện vẫn phải nhập từ Nhật Bản và các nước Đông Nam Á lân cận. Vì thế mà chi phí sản xuất tăng lên, năng lực cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại được sản xuất ở nước khác chắc chắn sẽ thấp đi.

Vẫn còn ít nhà sản xuất phụ tùng linh kiện của Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng cao của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Tôi nghĩ rằng, ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam chưa đủ tin cậy, nhưng trong những năm gần đây, các nhà sản xuất phụ tùng từ Nhật Bản và châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc... đang dần từng bước tiến vào Việt Nam.

Nhờ đó đã dần đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp lắp ráp, các nhà sản xuất phụ tùng linh kiện của Việt Nam tuy chậm nhưng cũng đang dần từng bước phát triển.

Vậy mấu chốt của vấn đề thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là gì, thưa ông? Phía Nhật Bản có hỗ trợ gì để góp phần phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam?

Tôi xin được khuyến cáo với các cơ quan bộ, ngành có liên quan của Chính phủ Việt Nam về vấn đề của ngành công nghiệp phụ trợ rằng vận mệnh của ngành công nghiệp Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tương lai phát triển kinh tế của đất nước, và vấn đề này không đơn giản chỉ ảnh hưởng đến quan hệ đầu tư thương mại và chính sách ODA trong tương lai giữa Nhật Bản và Việt Nam, mà còn ảnh hưởng đến địa vị chính trị của khu vực Đông Nam Á.

Từ tháng 7/2007, Việt Nam đã có quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp phụ trợ do Bộ Công Thương chủ trì. Về phương hướng, chủ trương chính của quy hoạch là đúng hướng, nhưng vấn đề là văn bản này được phản ánh như trong chính sách cụ thể của các bộ, ngành như thế nào và được đưa vào thực hiện một cách có tổ chức trong toàn bộ chính phủ không.

Tóm lại, vẫn chưa có kế hoạch hành động cụ thể nói rõ khi nào, ai, làm gì và như thế nào? Tôi có ấn tượng là về tổng thể thì có, nhưng về chi tiết thì chưa có.

Vì vậy, một mặt tôi đã đề xuất việc Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng lập kế hoạch hành động để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, đồng thời bàn bạc với hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản, các chuyên gia của JICA về nội dung cần phải có của kế hoạch này.

Song song với các hoạt động này, sáng kiến chung Nhật - Việt giai đoạn 3 đã chính thức được triển khai từ tháng 11/2008, trong đó có nội dung liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ.

Và khi đàm phán về hiệp định EPA giữa hai chính phủ, liên quan đến khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cũng được đưa ra và lễ ký kết hiệp định đã được tổ chức vào tháng 12/2008. Có được những bước tiến này rồi, cần nhanh chóng thực hiện "Kế hoạch hành động".

Hiện nay, hai bên đang xúc tiến thành lập các ban chỉ đạo theo từng chủ đề quan trọng. Các nhóm công tác Nhật Việt sẽ tiến hành chốt lại nội dung của kế hoạch hành động.

Khoảng cuối tháng 3/2008 sẽ bắt đầu các công việc cụ thể, hai bên sẽ thảo luận và nhanh chóng hoàn tất vấn đề "ai, cho đến khi nào, làm gì và như thế nào" để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

Theo quan điểm của cá nhân ông, kế hoạch hành động nên tập trung vào những nội dung chủ chốt nào?

Theo tôi, trong kế hoạch nên đưa vào 3 mục quan trọng. Trước hết là về việc phát triển nhân lực, việc đào tạo cơ bản về "monozukuri - liên kết sản xuất", chứ không chỉ dạy lý thuyết cho sinh viên của trường đại học công nghiệp là rất quan trọng.

Do đó, cần điều chỉnh chế độ đào tạo thực hành ở xưởng sản xuất thực tế, hay nói cách khác, đó là nghiên cứu về việc xây dựng cơ chế "Hợp tác đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp".

Thứ hai là hướng dẫn tại xưởng làm việc để nâng cao trình độ kỹ thuật của ngành công nghiệp phụ tùng của Việt Nam. Đặc biệt, về chất lượng - chi phí - thời gian giao hàng, mức độ mà doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu và nhận thức của phía doanh nghiệp Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn và cần phải nỗ lực để lấp đi khoảng cách đó.

Thứ ba là vấn đề tài chính cho ngành công nghiệp phụ trợ. Tôi có nghe nói rằng, nếu là doanh nghiệp sản xuất phụ tùng quy mô nhỏ, thì dù có muốn đầu tư trang thiết bị thì cũng khó được ngân hàng cho vay vốn.

Thực tế, ngành công nghiệp phụ trợ là kinh doanh kiểu tập trung vốn, việc trang bị thiết bị máy móc mới nhất là điều kiện tiền đề để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Còn đối với ngân hàng, khi xem xét việc cho vay tiền, nếu doanh nghiệp trong tình trạng bị đánh giá là có nguy cơ không thể lấy lại tiền cao thì việc họ quyết định không cho vay là đương nhiên.