Đạm Cà Mau sắp IPO và “lên sàn”
Cuối năm 2014, PVCFC sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần
Là một doanh nghiệp trẻ trong ngành phân bón, nhưng với chiến lược phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thiết bị hiện đại, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khác biệt hóa về chất lượng, tính năng sản phẩm… sau gần 3 năm ra thị trường, sản phẩm của Đạm Cà Mau của Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã trở thành dòng sản phẩm ưu thế và được thị trường đón nhận.
Cuối năm 2014, PVCFC sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần theo đúng phương án tái cấu trúc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt.
Phát huy lợi thế
Công trình Nhà máy Đạm Cà Mau được chính thức phát lệnh khởi công xây dựng vào cuối tháng 7/2008. Sau một thời gian khẩn trương xây dựng, ngày 30/1/2012, Nhà máy đã công bố cho ra đời dòng sản phẩm thương mại đầu tiên và qua đó sản phẩm urê hạt đục Cà Mau chính thức có mặt trên thị trường cả nước. Đạt được kết quả này trước hết là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và của chủ đầu tư - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tiếp theo đó là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Ban quản lý dự án và các chuyên gia nước ngoài cùng hàng nghìn người thợ ở khắp mọi miền của đất nước có mặt trên công trường xây dựng với quyết tâm cao nhất. Từ đó đã hình thành Nhà máy đạm Cà Mau hiện đại, tạo nên diện mạo mới trên vùng đất U Minh hạ hoang sơ và còn nhiều gian khó.
Sau khi hoạt động ổn định, Nhà máy Đạm Cà Mau được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao cho Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp quản quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh.
PVCFC đã nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự tham gia của PVCFC trong Cụm công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau đã góp phần quan trọng cho sự phát triển và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ cho riêng tỉnh Cà Mau mà còn cho cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Sau gần ba năm hoạt động, vận hành nhà máy ổn định, an toàn ở mức từ 98-100% công suất thiết kế, PVCFC đã cung cấp liên tục gần 2 triệu tấn sản phẩm urê chất lượng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác trong cả nước, không chỉ tiết kiệm hàng trăm triệu đô la nhập khẩu phân bón mà còn mang về những mùa vàng thắng lợi cho bà con nông dân.
Thành công của dự án Nhà máy Đạm Cà Mau, một lần nữa đã khẳng định quyết định đúng đắn trong việc đầu tư các nhà máy phân đạm để chủ động nguồn cung cấp phân bón trong nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực.
Chủ động hội nhập vào thị trường phân bón
Ông Hoàng Trọng Dũng, Phó tổng giám đốc PVCFC cho biết, dòng sản phẩm urê hạt đục thương mại đầu tiên ra thị trường vào tháng 1/2012 với thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng” cùng nhiều tính năng nổi trội như: phân giải nitơ chậm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả tối đa… đã nhanh chóng được thị trường đón nhận tích cực và ngày càng tin dùng.
Kể về quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, ông Dũng chia sẻ: Trước khi ra thị trường, Ban lãnh đạo công ty cũng nhận thấy dù thị trường phân bón ở Việt Nam còn rất lớn song việc cạnh tranh được với các sản phẩm đã có thương hiệu là một thách thức rất lớn. Vì vậy, ngay từ đầu công ty đã tận dụng tối đa sự khác biệt của sản phẩm với tính năng và chất lượng hơn so với nhiều dòng sản phẩm cùng loại, đồng thời xây dựng chính sách giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân để nhanh chóng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.
Sự đón nhận của thị trường đã vượt trên sự mong đợi của công ty. Sản phẩm không chỉ phát triển mạnh ở các thị trường mục tiêu là Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia mà còn có mặt ở nhiều nước trong khu vực như: Thái Lan, Bangladesh, Hàn Quốc và Philippinnes. Năm 2013 công ty đã xuất khẩu đạt 74.000 tấn và năm 2014, theo kế hoạch sẽ xuất khẩu 100.000 tấn.
Với những nỗ lực khẳng định chất lượng sản phẩm và thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng” trên thị trường, PVCFC đã có những bước tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua.
Nếu như năm 2012 công ty sản xuất và tiêu thụ 444.000 tấn, doanh thu đạt 4.076 tỷ đồng, thì bước sang năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi nguồn cung urê trong nước vượt cầu, thị trường của công ty vẫn phát triển rộng khắp với khối lượng tiêu thụ gần 750.000 tấn, doanh thu đạt 6.259 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2014, PVCFC đã đưa ra thị trường 575.000 tấn, doanh thu đạt 4.334 tỷ đồng.
Sớm "lên sàn"
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có việc sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, PVCFC quyết tâm hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa công ty trong năm 2014 và sớm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Với tinh thần chủ động và tích cực, ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty cho biết: sau gần 1 năm khẩn trương chuẩn bị dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đến nay phương án cổ phần hóa công ty đã được phê duyệt và tháng 12 này công ty sẽ chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
IPO không chỉ là đi theo xu hướng chung mà còn nằm trong lộ trình phát triển mang tính chiến lược của công ty. Những chỉ số kinh doanh khả quan trong 3 năm qua là một trong những minh chứng thực tế cho năng lực đầy mạnh mẽ và triển vọng của PVCFC.
Ông Tiến tin tưởng rằng việc chuyển đổi công ty sang mô hình công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ đánh dấu bước chuyển mình mới cho hành trình “chinh phục biển lớn” của PVCFC trong thời gian tới.
Mô hình quản trị mới và tiên tiến sẽ giúp Công ty triển khai thành công chiến lược phát triển công ty, theo đó Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các dự án nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại của Nhà máy Đạm Cà Mau, qua đó không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp, mang lại những lợi ích thiết thực cho các cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và người lao động.
Sau khi hoàn thiện công nghệ kỹ thuật, tăng cường khả năng tài chính, hoàn tất các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, sẵn sàng cạnh tranh ở phạm vi rộng lớn hơn, PVCFC hướng đến mục tiêu cổ phần hoá để tiếp nhận thêm các nguồn lực mới, bắt tay với những đối tác chiến lược có tầm nhìn, cùng nhau xây dựng và mở rộng các cơ hội phát triển.
(Nguồn: PVCFC)
Cuối năm 2014, PVCFC sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần theo đúng phương án tái cấu trúc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt.
Phát huy lợi thế
Công trình Nhà máy Đạm Cà Mau được chính thức phát lệnh khởi công xây dựng vào cuối tháng 7/2008. Sau một thời gian khẩn trương xây dựng, ngày 30/1/2012, Nhà máy đã công bố cho ra đời dòng sản phẩm thương mại đầu tiên và qua đó sản phẩm urê hạt đục Cà Mau chính thức có mặt trên thị trường cả nước. Đạt được kết quả này trước hết là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và của chủ đầu tư - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tiếp theo đó là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Ban quản lý dự án và các chuyên gia nước ngoài cùng hàng nghìn người thợ ở khắp mọi miền của đất nước có mặt trên công trường xây dựng với quyết tâm cao nhất. Từ đó đã hình thành Nhà máy đạm Cà Mau hiện đại, tạo nên diện mạo mới trên vùng đất U Minh hạ hoang sơ và còn nhiều gian khó.
Sau khi hoạt động ổn định, Nhà máy Đạm Cà Mau được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao cho Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiếp quản quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh.
PVCFC đã nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự tham gia của PVCFC trong Cụm công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau đã góp phần quan trọng cho sự phát triển và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ cho riêng tỉnh Cà Mau mà còn cho cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Sau gần ba năm hoạt động, vận hành nhà máy ổn định, an toàn ở mức từ 98-100% công suất thiết kế, PVCFC đã cung cấp liên tục gần 2 triệu tấn sản phẩm urê chất lượng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác trong cả nước, không chỉ tiết kiệm hàng trăm triệu đô la nhập khẩu phân bón mà còn mang về những mùa vàng thắng lợi cho bà con nông dân.
Thành công của dự án Nhà máy Đạm Cà Mau, một lần nữa đã khẳng định quyết định đúng đắn trong việc đầu tư các nhà máy phân đạm để chủ động nguồn cung cấp phân bón trong nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực.
Chủ động hội nhập vào thị trường phân bón
Ông Hoàng Trọng Dũng, Phó tổng giám đốc PVCFC cho biết, dòng sản phẩm urê hạt đục thương mại đầu tiên ra thị trường vào tháng 1/2012 với thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng” cùng nhiều tính năng nổi trội như: phân giải nitơ chậm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả tối đa… đã nhanh chóng được thị trường đón nhận tích cực và ngày càng tin dùng.
Kể về quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, ông Dũng chia sẻ: Trước khi ra thị trường, Ban lãnh đạo công ty cũng nhận thấy dù thị trường phân bón ở Việt Nam còn rất lớn song việc cạnh tranh được với các sản phẩm đã có thương hiệu là một thách thức rất lớn. Vì vậy, ngay từ đầu công ty đã tận dụng tối đa sự khác biệt của sản phẩm với tính năng và chất lượng hơn so với nhiều dòng sản phẩm cùng loại, đồng thời xây dựng chính sách giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân để nhanh chóng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.
Sự đón nhận của thị trường đã vượt trên sự mong đợi của công ty. Sản phẩm không chỉ phát triển mạnh ở các thị trường mục tiêu là Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia mà còn có mặt ở nhiều nước trong khu vực như: Thái Lan, Bangladesh, Hàn Quốc và Philippinnes. Năm 2013 công ty đã xuất khẩu đạt 74.000 tấn và năm 2014, theo kế hoạch sẽ xuất khẩu 100.000 tấn.
Với những nỗ lực khẳng định chất lượng sản phẩm và thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng” trên thị trường, PVCFC đã có những bước tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua.
Nếu như năm 2012 công ty sản xuất và tiêu thụ 444.000 tấn, doanh thu đạt 4.076 tỷ đồng, thì bước sang năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi nguồn cung urê trong nước vượt cầu, thị trường của công ty vẫn phát triển rộng khắp với khối lượng tiêu thụ gần 750.000 tấn, doanh thu đạt 6.259 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2014, PVCFC đã đưa ra thị trường 575.000 tấn, doanh thu đạt 4.334 tỷ đồng.
Sớm "lên sàn"
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có việc sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, PVCFC quyết tâm hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa công ty trong năm 2014 và sớm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Với tinh thần chủ động và tích cực, ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty cho biết: sau gần 1 năm khẩn trương chuẩn bị dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đến nay phương án cổ phần hóa công ty đã được phê duyệt và tháng 12 này công ty sẽ chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
IPO không chỉ là đi theo xu hướng chung mà còn nằm trong lộ trình phát triển mang tính chiến lược của công ty. Những chỉ số kinh doanh khả quan trong 3 năm qua là một trong những minh chứng thực tế cho năng lực đầy mạnh mẽ và triển vọng của PVCFC.
Ông Tiến tin tưởng rằng việc chuyển đổi công ty sang mô hình công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ đánh dấu bước chuyển mình mới cho hành trình “chinh phục biển lớn” của PVCFC trong thời gian tới.
Mô hình quản trị mới và tiên tiến sẽ giúp Công ty triển khai thành công chiến lược phát triển công ty, theo đó Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các dự án nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại của Nhà máy Đạm Cà Mau, qua đó không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp, mang lại những lợi ích thiết thực cho các cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và người lao động.
Sau khi hoàn thiện công nghệ kỹ thuật, tăng cường khả năng tài chính, hoàn tất các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, sẵn sàng cạnh tranh ở phạm vi rộng lớn hơn, PVCFC hướng đến mục tiêu cổ phần hoá để tiếp nhận thêm các nguồn lực mới, bắt tay với những đối tác chiến lược có tầm nhìn, cùng nhau xây dựng và mở rộng các cơ hội phát triển.
(Nguồn: PVCFC)