“Dân không ngại đóng thuế, chỉ sợ thiếu công bằng”
“Ai cũng phải nộp thuế, từ anh thư ký xã đến Chủ tịch nước, vấn đề là kiểm soát thu nhập thế nào”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A - chuyên gia kinh tế cho rằng, ở xã hội tiên tiến người ta đúc kết “không thể có dân chủ chừng nào người dân chưa thể nộp thuế”. Ở Việt Nam, người dân cũng không ngại nộp thuế, cái sợ nhất là không công bằng.
Theo ông, các được và chưa được ở Dự thảo Luật này là gì?
Điều cơ bản của dự luật thuế thu nhập cá nhân nhưng không phải ai cũng hiểu là thuế này đánh vào thu nhập, không phải chỉ là thu nhập cao nữa. Cái tên dự luật đã nói đủ căn bản nội dung của nó. Nên mức khởi điểm tính từ 0-5 triệu đồng. Ngoài những băn khoăn về mức sống có giảm hay không khi chưa đủ sống đã phải nộp thuế thì dự thảo luật thuế mới này còn có một ý nghĩa rất quan trọng.
Nó đã tiến đến mệnh đề từ lâu có mặt ở nước ngoài: “Có hai điều không thể tránh được, đó là thuế và cái chết”. Ai cũng phải nộp thuế, từ anh thư ký xã đến Chủ tịch nước, vấn đề là kiểm soát thu nhập thế nào. Khi phải đóng thuế, người dân sẽ ý thức được nhà nước này là của tôi, bộ máy, ông kia đi công tác đang tiêu tiền của tôi.
Đó là tiền đề cho những đòi hỏi xã hội để tiến tới một nhà nước phục vụ, nơi đó công chức phải thực là công bộc, nếu không sẽ bị phản ứng. Vì lẽ này người nước ngoài sau khi đóng thuế họ cũng đúc kết: “Không thể có dân chủ chừng nào người dân chưa thể nộp thuế”.
Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn nhằm vào đối tượng đang nộp thuế nhiều hiện nay, vẫn “nắm người có tóc" và chưa đầu tư thỏa đáng để mọi khoản thu nhập đều phải nộp thuế, ý kiến của ông như thế nào?
Cái đó chắc họ muốn làm cũng không làm được. Ai cũng biết với một số đối tượng, những khoản thu nhập ngầm mới là thu nhập chính. Nhưng không ai kiểm soát được nguồn thu này trong một nền văn hóa tiền mặt như hiện nay. Tại các nước tiêu dùng trên 1.000 USD thì không ai nhận tiền mặt. Cùng đó là chế độ kiểm soát cuối nguồn rất gắt, như anh tham ô tôi không phát hiện ra, nhưng khi anh mua nhà, con anh mua, anh phải khai nguồn gốc số tiền. Không chứng minh được thì bị tịch thu.
Ở ta trình độ phát triển thấp nên sự kiểm soát thu nhập rất khó, chỉ có thể nắm “người có tóc” nên trốn thuế khá tràn lan, có thể thấy ở nhiều nơi, nếu không muốn nói là mọi nơi.
Đó là điều không công bằng đối với người đang nộp thuế?
Lẽ dĩ nhiên nếu số người nộp thuế nhiều lên thì nguồn thu sẽ nhiều lên, áp lực thu thuế không dồn vào người lao động quá nhiều.
Mức khởi điểm bằng 0 để mọi người đều phải nộp thuế đã đành. Nhưng tỷ lệ đánh thuế từ 5% trở lên khiến nhiều người có thể nghĩ là “ăn xổi”, do ngành thuế lo mất nhiều khoản thu khi vào WTO nên phải... tận dụng thuế thu nhập để bù lại?
Không nắm được thu nhập thực của người ta mà cứ muốn thu thì rất khó thu được nhiều. Vì vậy, việc đầu tiên ngành thuế nên làm để tăng nguồn thu, theo tôi, phải là... hạ thuế xuống mặc dù mức hiện nay không phải là cao. Mục tiêu hạ để mỗi người đều đóng, nhẹ thôi, để người ta thấy đơn giản như quyên góp từ thiện, hay đóng đảng phí, thì họ sẽ tự nguyện. Sau đó, khi đại đa số người dân đã đóng thuế rồi thì chỉ nhích lên một tí sẽ cho một khoản thu rất lớn. Đó là cách đánh thuế có tầm chiến lược.
Người dân Việt Nam nói chung chưa có thói quen nộp thuế. Vì thói quen, vì thuế không đi đôi với quyền đòi hỏi và vì họ thấy có kẻ trốn thuế cũng chẳng sao.
Tôi nghĩ nếu ta tiến tới được sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, mọi người đóng thuế thành nếp, họ cảm thấy tiền thuế ngay lập tức quay lại phục vụ họ trong việc nâng cao chất lượng giao thông, chất lượng quản lý vệ sinh thực phẩm, nâng cao hạ tầng cuộc sống thì tất cả sẽ không ngại. Họ cảm thấy đóng thuế tay này, thu lợi ích lại từ tay kia thì tôi nghĩ sẽ rất ít người trốn, sẽ có tâm lý tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, coi trọng người đóng thuế, căm ghét kẻ trốn thuế.
Tóm lại không sợ không thu được thuế, chỉ sợ không công bằng.
Với khởi điểm là 0-5 triệu, công chức nào cũng phải nộp thuế thì điều quan trọng nhất là phải công khai thu nhập, kể cả người có chức vụ cao?
Đã là công dân thì phải nộp thuế, dù ở chức vụ nào, đó là lẽ đương nhiên. Nên cùng việc tiến tới chính sách thuế kiểm soát tốt, công bằng hơn, phải minh bạch hóa thu nhập các quan chức và có biện pháp trừng trị bất cứ ai trốn thuế thì người dân mới vui lòng nộp thuế. Công khai hóa không chỉ lợi cho nhà nước pháp quyền mà cảm quan thấy VIP cũng phải nộp thuế thì dân cũng vui lòng đóng thuế hơn.
Theo ông, các được và chưa được ở Dự thảo Luật này là gì?
Điều cơ bản của dự luật thuế thu nhập cá nhân nhưng không phải ai cũng hiểu là thuế này đánh vào thu nhập, không phải chỉ là thu nhập cao nữa. Cái tên dự luật đã nói đủ căn bản nội dung của nó. Nên mức khởi điểm tính từ 0-5 triệu đồng. Ngoài những băn khoăn về mức sống có giảm hay không khi chưa đủ sống đã phải nộp thuế thì dự thảo luật thuế mới này còn có một ý nghĩa rất quan trọng.
Nó đã tiến đến mệnh đề từ lâu có mặt ở nước ngoài: “Có hai điều không thể tránh được, đó là thuế và cái chết”. Ai cũng phải nộp thuế, từ anh thư ký xã đến Chủ tịch nước, vấn đề là kiểm soát thu nhập thế nào. Khi phải đóng thuế, người dân sẽ ý thức được nhà nước này là của tôi, bộ máy, ông kia đi công tác đang tiêu tiền của tôi.
Đó là tiền đề cho những đòi hỏi xã hội để tiến tới một nhà nước phục vụ, nơi đó công chức phải thực là công bộc, nếu không sẽ bị phản ứng. Vì lẽ này người nước ngoài sau khi đóng thuế họ cũng đúc kết: “Không thể có dân chủ chừng nào người dân chưa thể nộp thuế”.
Nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân vẫn nhằm vào đối tượng đang nộp thuế nhiều hiện nay, vẫn “nắm người có tóc" và chưa đầu tư thỏa đáng để mọi khoản thu nhập đều phải nộp thuế, ý kiến của ông như thế nào?
Cái đó chắc họ muốn làm cũng không làm được. Ai cũng biết với một số đối tượng, những khoản thu nhập ngầm mới là thu nhập chính. Nhưng không ai kiểm soát được nguồn thu này trong một nền văn hóa tiền mặt như hiện nay. Tại các nước tiêu dùng trên 1.000 USD thì không ai nhận tiền mặt. Cùng đó là chế độ kiểm soát cuối nguồn rất gắt, như anh tham ô tôi không phát hiện ra, nhưng khi anh mua nhà, con anh mua, anh phải khai nguồn gốc số tiền. Không chứng minh được thì bị tịch thu.
Ở ta trình độ phát triển thấp nên sự kiểm soát thu nhập rất khó, chỉ có thể nắm “người có tóc” nên trốn thuế khá tràn lan, có thể thấy ở nhiều nơi, nếu không muốn nói là mọi nơi.
Đó là điều không công bằng đối với người đang nộp thuế?
Lẽ dĩ nhiên nếu số người nộp thuế nhiều lên thì nguồn thu sẽ nhiều lên, áp lực thu thuế không dồn vào người lao động quá nhiều.
Mức khởi điểm bằng 0 để mọi người đều phải nộp thuế đã đành. Nhưng tỷ lệ đánh thuế từ 5% trở lên khiến nhiều người có thể nghĩ là “ăn xổi”, do ngành thuế lo mất nhiều khoản thu khi vào WTO nên phải... tận dụng thuế thu nhập để bù lại?
Không nắm được thu nhập thực của người ta mà cứ muốn thu thì rất khó thu được nhiều. Vì vậy, việc đầu tiên ngành thuế nên làm để tăng nguồn thu, theo tôi, phải là... hạ thuế xuống mặc dù mức hiện nay không phải là cao. Mục tiêu hạ để mỗi người đều đóng, nhẹ thôi, để người ta thấy đơn giản như quyên góp từ thiện, hay đóng đảng phí, thì họ sẽ tự nguyện. Sau đó, khi đại đa số người dân đã đóng thuế rồi thì chỉ nhích lên một tí sẽ cho một khoản thu rất lớn. Đó là cách đánh thuế có tầm chiến lược.
Người dân Việt Nam nói chung chưa có thói quen nộp thuế. Vì thói quen, vì thuế không đi đôi với quyền đòi hỏi và vì họ thấy có kẻ trốn thuế cũng chẳng sao.
Tôi nghĩ nếu ta tiến tới được sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, mọi người đóng thuế thành nếp, họ cảm thấy tiền thuế ngay lập tức quay lại phục vụ họ trong việc nâng cao chất lượng giao thông, chất lượng quản lý vệ sinh thực phẩm, nâng cao hạ tầng cuộc sống thì tất cả sẽ không ngại. Họ cảm thấy đóng thuế tay này, thu lợi ích lại từ tay kia thì tôi nghĩ sẽ rất ít người trốn, sẽ có tâm lý tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, coi trọng người đóng thuế, căm ghét kẻ trốn thuế.
Tóm lại không sợ không thu được thuế, chỉ sợ không công bằng.
Với khởi điểm là 0-5 triệu, công chức nào cũng phải nộp thuế thì điều quan trọng nhất là phải công khai thu nhập, kể cả người có chức vụ cao?
Đã là công dân thì phải nộp thuế, dù ở chức vụ nào, đó là lẽ đương nhiên. Nên cùng việc tiến tới chính sách thuế kiểm soát tốt, công bằng hơn, phải minh bạch hóa thu nhập các quan chức và có biện pháp trừng trị bất cứ ai trốn thuế thì người dân mới vui lòng nộp thuế. Công khai hóa không chỉ lợi cho nhà nước pháp quyền mà cảm quan thấy VIP cũng phải nộp thuế thì dân cũng vui lòng đóng thuế hơn.