Dân mạng Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Mỹ của ông Tập?
Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình đã vấp phải sự hoài nghi lớn từ phía cư dân mạng Trung Quốc
Chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vào một thời điểm thú vị, hãng tin Bloomberg nhận định.
Nhiều người Trung Quốc cảm thấy đất nước của họ không còn ở “chiếu dưới” nữa, mà đang trên đà vượt Mỹ để trở thành siêu cường số 1 thế giới trong một ngày không xa và cần phải được nể trọng.
Trái lại, cũng có những người Trung Quốc đang tỏ ra lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới do hàng loạt dấu hiệu giảm tốc, thị trường chứng khoán lao dốc, và động thái phá giá đồng tiền gây hoảng loạn của Bắc Kinh hồi tháng 8.
Hai luồng quan điểm đối lập này được thể hiện rõ trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc. Cư dân mạng nước này một mặt nổi giận với cách chủ nhà Mỹ đón ông Tập, mặt khác lại châm biếm việc Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt chặt chẽ Internet, trong khi nước này là quốc gia hàng đầu về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
“Thậm chí một ông trưởng làng cũng được ăn ngon hơn ông Tập. Thật quá tệ!” một người viết trên mạng Sina Weibo hôm thứ Tư về bữa tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình ở Seattle.
“Bữa ăn này quá đắt đỏ, đáng giá tới 300 chiếc máy bay sao?” một người khác viết, ám chỉ ông Tập được tiếp đãi quá sơ sài nếu so với đơn đặt hàng mua 300 máy bay Boeing trị giá 38 tỷ USD mà Trung Quốc ký kết với hãng sản xuất máy bay Mỹ nhân chuyến thăm của ông Tập.
Một blogger khác thì “soi” vấn đề thẩm mỹ: “Họ thậm chí còn không thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp để thiết kế tờ thực đơn hay sao? Trông quá xấu!”
Trong khi đó, cũng có những ý kiến phản bác lại bình luận của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Một người, có lẽ là nạn nhân trong đợt lao dốc vừa qua của thị trường chứng khoán Trung Quốc, viết rằng các nhà đầu tư chứng khoán nước này “đang mệt mỏi, và thậm chí chẳng thể ăn uống được gì”.
Phát biểu tại tiệc chiêu đãi ở Seattle - bài phát biểu chính sách duy nhất trong chuyến thăm Mỹ lần này - ông Tập Cận Bình nhấn mạnh lợi ích chung giữa hai quốc gia, những mối ràng buộc giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, nỗ lực chung trong cuộc chiến chống phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố...
Chủ tịch Trung Quốc đã dùng từ “hợp tác” 22 lần, từ “bạn bè” và “hòa bình” 10 lần mỗi từ, từ “cải cách” 16 lần... trong bài phát biểu này.
Tuy vậy, cư dân mạng Trung Quốc vẫn tỏ ra lo ngại.
“Mỹ là một quốc gia bắt nạt muốn kiểm soát Trung Quốc và tất cả các nước khác trên thế giới. Tập Chủ tịch cần mạnh mẽ và cứng rắn. Nếu không, Tổng thống Barack Obama sẽ qua mặt ông”, một người bình luận bằng tiếng Anh trên tờ báo mạng China Daily. “Tôi tin là sẽ có nhiều cuộc đàm phán, ký kết và hứa hẹn, nhưng trên chính trường luôn có nhiều lời hứa suông như chúng ta vẫn thường thấy”.
Kết quả một cuộc thăm dò của China Daily công bố trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình cho thấy, chỉ có 17,1% người trẻ Trung Quốc tin rằng Mỹ là một “quốc gia có trách nhiệm”; 44,1% không tin điều này; và 38,8% nói không chắc chắn.
Về phần mình, người Mỹ cũng không có cái nhìn thiện cảm lắm với Trung Quốc, vì nhiều lý do như mất cân đối thương mại Trung-Mỹ, việc Trung Quốc nắm giữ lượng trái phiếu Mỹ không lồ, và sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc - theo một cuộc thăm dò của trung tâm nghiên cứu Pew công bố kết quả hôm 9/9.
Trong thời gian ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, nhiều người Trung Quốc thể hiện rõ sự hoài nghi về quan hệ Bắc Kinh-Washington trong các diễn đàn mạng.
“Trung Quốc đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng là tìm cách tạo liên minh với các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ. Chúng ta không nên tìm cách đạt thỏa thuận trong những lĩnh vực chiến lược như an ninh mạng”, một người bình luận trên trang tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo điện tử.
Ông Tập Cận Bình đã thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với văn hóa Mỹ trong dịp thăm Mỹ lần này. Trong bài phát biểu ở Seattle, ông Tập cho biết khi còn trẻ, ông thường đọc tác phẩm của các tác giả Mỹ như Henry David Thoreau, Mark Twain, Jack London và Ernest Hemingway.
Điều này khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc không vui. “Việc gì mà phải tỏ ra thân thiện như thế? Tôi thích đọc sách mà ông Tập thích đọc, gọi những món mà ông Tập thích ăn. Nhưng ai quan tâm?” một người viết trên mạng xã hội Tianya.cn.
Cũng trong bài phát biểu ở Seattle, ông Tập đề cập đến một bộ phim Mỹ nhan đề “House of Cards” nhằm trấn an người Mỹ rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông không phải là một công cụ chính trị để “hạ bệ” đối thủ chính trị như nhiều người lo ngại.
Tuy vậy, cư dân mạng Trung Quốc có vẻ không “cảm nhận” được thông điệp này. Nhiều người đặt câu hỏi liệu ông Tập có thể dành thời gian nào để xem “House of Cards” trong khi Trung Quốc có quá nhiều vấn đề để ông phải giải quyết. “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thời gian để xem phim Mỹ ư?” một người viết. “Họ đã xem phim này ở đâu. Họ xem phim ‘nhái’, hay ‘trèo tường’ để xem?”
“Trèo tường” là từ mà người Trung Quốc thường dùng để chỉ việc “lách” các biện pháp kiểm duyệt Internet của Chính phủ, thường bằng cách sử dụng VPN.
Một điểm nổi bật trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập là cuộc gặp với lãnh đạo các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Amazon, Cisco, Facebook... Cùng với phu nhân Bành Lệ Viên, ông Tập đã tới thăm trụ sở của hãng phần mềm Microsoft.
Đối với một số người Trung Quốc, đây là một sai lầm lớn của nhà lãnh đạo. “Xin hãy tránh tới thăm nhưng công ty công nghệ đó! Nếu không họ sẽ cáo buộc chúng ta đánh cắp thông tin và công nghệ của họ khi Trung Quốc đưa ra được một thứ gì đó tương tự như sản phẩm của họ”, người bình luận có nickname là Ha Ha Ha viết trên trang tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo điện tử.
Nhiều người Trung Quốc cảm thấy đất nước của họ không còn ở “chiếu dưới” nữa, mà đang trên đà vượt Mỹ để trở thành siêu cường số 1 thế giới trong một ngày không xa và cần phải được nể trọng.
Trái lại, cũng có những người Trung Quốc đang tỏ ra lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới do hàng loạt dấu hiệu giảm tốc, thị trường chứng khoán lao dốc, và động thái phá giá đồng tiền gây hoảng loạn của Bắc Kinh hồi tháng 8.
Hai luồng quan điểm đối lập này được thể hiện rõ trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc. Cư dân mạng nước này một mặt nổi giận với cách chủ nhà Mỹ đón ông Tập, mặt khác lại châm biếm việc Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt chặt chẽ Internet, trong khi nước này là quốc gia hàng đầu về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
“Thậm chí một ông trưởng làng cũng được ăn ngon hơn ông Tập. Thật quá tệ!” một người viết trên mạng Sina Weibo hôm thứ Tư về bữa tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình ở Seattle.
“Bữa ăn này quá đắt đỏ, đáng giá tới 300 chiếc máy bay sao?” một người khác viết, ám chỉ ông Tập được tiếp đãi quá sơ sài nếu so với đơn đặt hàng mua 300 máy bay Boeing trị giá 38 tỷ USD mà Trung Quốc ký kết với hãng sản xuất máy bay Mỹ nhân chuyến thăm của ông Tập.
Một blogger khác thì “soi” vấn đề thẩm mỹ: “Họ thậm chí còn không thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp để thiết kế tờ thực đơn hay sao? Trông quá xấu!”
Trong khi đó, cũng có những ý kiến phản bác lại bình luận của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Một người, có lẽ là nạn nhân trong đợt lao dốc vừa qua của thị trường chứng khoán Trung Quốc, viết rằng các nhà đầu tư chứng khoán nước này “đang mệt mỏi, và thậm chí chẳng thể ăn uống được gì”.
Phát biểu tại tiệc chiêu đãi ở Seattle - bài phát biểu chính sách duy nhất trong chuyến thăm Mỹ lần này - ông Tập Cận Bình nhấn mạnh lợi ích chung giữa hai quốc gia, những mối ràng buộc giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, nỗ lực chung trong cuộc chiến chống phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố...
Chủ tịch Trung Quốc đã dùng từ “hợp tác” 22 lần, từ “bạn bè” và “hòa bình” 10 lần mỗi từ, từ “cải cách” 16 lần... trong bài phát biểu này.
Tuy vậy, cư dân mạng Trung Quốc vẫn tỏ ra lo ngại.
“Mỹ là một quốc gia bắt nạt muốn kiểm soát Trung Quốc và tất cả các nước khác trên thế giới. Tập Chủ tịch cần mạnh mẽ và cứng rắn. Nếu không, Tổng thống Barack Obama sẽ qua mặt ông”, một người bình luận bằng tiếng Anh trên tờ báo mạng China Daily. “Tôi tin là sẽ có nhiều cuộc đàm phán, ký kết và hứa hẹn, nhưng trên chính trường luôn có nhiều lời hứa suông như chúng ta vẫn thường thấy”.
Kết quả một cuộc thăm dò của China Daily công bố trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình cho thấy, chỉ có 17,1% người trẻ Trung Quốc tin rằng Mỹ là một “quốc gia có trách nhiệm”; 44,1% không tin điều này; và 38,8% nói không chắc chắn.
Về phần mình, người Mỹ cũng không có cái nhìn thiện cảm lắm với Trung Quốc, vì nhiều lý do như mất cân đối thương mại Trung-Mỹ, việc Trung Quốc nắm giữ lượng trái phiếu Mỹ không lồ, và sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc - theo một cuộc thăm dò của trung tâm nghiên cứu Pew công bố kết quả hôm 9/9.
Trong thời gian ông Tập Cận Bình thăm Mỹ, nhiều người Trung Quốc thể hiện rõ sự hoài nghi về quan hệ Bắc Kinh-Washington trong các diễn đàn mạng.
“Trung Quốc đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng là tìm cách tạo liên minh với các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ. Chúng ta không nên tìm cách đạt thỏa thuận trong những lĩnh vực chiến lược như an ninh mạng”, một người bình luận trên trang tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo điện tử.
Ông Tập Cận Bình đã thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với văn hóa Mỹ trong dịp thăm Mỹ lần này. Trong bài phát biểu ở Seattle, ông Tập cho biết khi còn trẻ, ông thường đọc tác phẩm của các tác giả Mỹ như Henry David Thoreau, Mark Twain, Jack London và Ernest Hemingway.
Điều này khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc không vui. “Việc gì mà phải tỏ ra thân thiện như thế? Tôi thích đọc sách mà ông Tập thích đọc, gọi những món mà ông Tập thích ăn. Nhưng ai quan tâm?” một người viết trên mạng xã hội Tianya.cn.
Cũng trong bài phát biểu ở Seattle, ông Tập đề cập đến một bộ phim Mỹ nhan đề “House of Cards” nhằm trấn an người Mỹ rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông không phải là một công cụ chính trị để “hạ bệ” đối thủ chính trị như nhiều người lo ngại.
Tuy vậy, cư dân mạng Trung Quốc có vẻ không “cảm nhận” được thông điệp này. Nhiều người đặt câu hỏi liệu ông Tập có thể dành thời gian nào để xem “House of Cards” trong khi Trung Quốc có quá nhiều vấn đề để ông phải giải quyết. “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thời gian để xem phim Mỹ ư?” một người viết. “Họ đã xem phim này ở đâu. Họ xem phim ‘nhái’, hay ‘trèo tường’ để xem?”
“Trèo tường” là từ mà người Trung Quốc thường dùng để chỉ việc “lách” các biện pháp kiểm duyệt Internet của Chính phủ, thường bằng cách sử dụng VPN.
Một điểm nổi bật trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập là cuộc gặp với lãnh đạo các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Amazon, Cisco, Facebook... Cùng với phu nhân Bành Lệ Viên, ông Tập đã tới thăm trụ sở của hãng phần mềm Microsoft.
Đối với một số người Trung Quốc, đây là một sai lầm lớn của nhà lãnh đạo. “Xin hãy tránh tới thăm nhưng công ty công nghệ đó! Nếu không họ sẽ cáo buộc chúng ta đánh cắp thông tin và công nghệ của họ khi Trung Quốc đưa ra được một thứ gì đó tương tự như sản phẩm của họ”, người bình luận có nickname là Ha Ha Ha viết trên trang tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo điện tử.