Tập Cận Bình lần đầu hứa không “quân sự hóa” trên biển Đông
"Trung Quốc không có dự định theo đuổi quân sự hóa”, Chủ tịch Trung Quốc nói tại Nhà Trắng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/9 đã đưa ra cam kết công khai đầu tiên không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo mà nước này xây trái phép trên biển Đông, tờ Wall Street Journal đưa tin.
Mới, nhưng chưa rõ
Những hình ảnh vệ tinh công bố trước đó ngày 25/9 cho thấy Trung Quốc gần đây đã hoàn tất một đường băng trên một trong những đảo nhân tạo ở Trường Sa. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly, đường băng này có thể cho phép Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động xây dựng trái phép trên biển Đông và bắt đầu tuần tra đường không ở khu vực.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung tại Nhà Trắng, giới quan sát kỳ vọng ông Obama sẽ sử dụng cuộc gặp này để gây sức ép yêu cầu Trung Quốc đóng băng hoạt động xây dựng ở Trường Sa - hoạt động thời gian qua khiến Mỹ và các nước đồng minh lo ngại về tham vọng quân sự của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, ông Tập Cận Bình nhắc lại lập trường bấy lâu của Trung Quốc là nước này có chủ quyền đối với các đảo trên biển Đông “từ ngàn xưa”.
“Các hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Trường Sa không nhằm vào hay có ảnh hưởng gì tới bất kỳ quốc gia nào và Trung Quốc không có dự định theo đuổi quân sự hóa”, ông Tập nói.
Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ nói cam kết này của ông Tập là mới, dù nghe qua rất giống với những tuyên bố mà các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc từng đưa ra với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong mùa hè năm nay.
“Đó là một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, không rõ ý của ông ấy là gì khi dùng từ ‘quân sự hóa’. Hy vọng là sẽ có một số chi tiết cụ thể hơn. Liệu các binh sỹ có sử dụng các đường băng đó không? Liệu có triển khai tên lửa không?”, ông Bonnie Glaser, chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định.
Tiếp tục xây dựng
Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc tuyên bố cơ sở hạ tầng mới mà nước này xây trên đảo nhân tạo ở biển Đông là nhằm cải thiện điều kiện sống, an toàn hàng hải và dự báo thời tiết, đồng thời cũng sẽ được dùng cho mục đích quân sự.
Giới chức Mỹ cho rằng các cơ sở mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông có thể được sử dụng để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Bắc Kinh trong khu vực và thiết lập một vùng nhân diện phòng không (ADIZ) trên phần lớn biển Đông.
“Ý của ông Tập trong tuyên bố mà ông ấy đưa ra tùy thuộc vào cách ông ấy hoặc Trung Quốc định nghĩa từ ‘quân sự hóa’”, chuyên gia M. Tayolor Fravel thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát biểu. “Mỹ và các nước khác có thể tham chiếu tuyên bố của ông Tập khi đánh giá hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng để làm vậy đòi hỏi phải có một định nghĩa rõ ràng và không quá rộng về ‘quân sự hóa’”.
Hình ảnh từ vệ tinh công bố ngày 25/9 được chụp hôm 20/9, cho thấy chỗ đậu trực thăng và một đường băng dài gần 2 km trên đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - IHS Jane’s Defense Weekly cho hay.
Theo tạp chí này, các công nhân xây dựng của Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng nhiều cấu trúc bãi Chữ Thập. Ngoài ra, các công nhân này còn đổ đất dọc theo đường băng, có vẻ như để trồng thực phẩm hoặc tạo cảnh quan, chống xói mòn.
Mới, nhưng chưa rõ
Những hình ảnh vệ tinh công bố trước đó ngày 25/9 cho thấy Trung Quốc gần đây đã hoàn tất một đường băng trên một trong những đảo nhân tạo ở Trường Sa. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly, đường băng này có thể cho phép Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động xây dựng trái phép trên biển Đông và bắt đầu tuần tra đường không ở khu vực.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung tại Nhà Trắng, giới quan sát kỳ vọng ông Obama sẽ sử dụng cuộc gặp này để gây sức ép yêu cầu Trung Quốc đóng băng hoạt động xây dựng ở Trường Sa - hoạt động thời gian qua khiến Mỹ và các nước đồng minh lo ngại về tham vọng quân sự của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, ông Tập Cận Bình nhắc lại lập trường bấy lâu của Trung Quốc là nước này có chủ quyền đối với các đảo trên biển Đông “từ ngàn xưa”.
“Các hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Trường Sa không nhằm vào hay có ảnh hưởng gì tới bất kỳ quốc gia nào và Trung Quốc không có dự định theo đuổi quân sự hóa”, ông Tập nói.
Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ nói cam kết này của ông Tập là mới, dù nghe qua rất giống với những tuyên bố mà các quan chức cấp thấp hơn của Trung Quốc từng đưa ra với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong mùa hè năm nay.
“Đó là một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, không rõ ý của ông ấy là gì khi dùng từ ‘quân sự hóa’. Hy vọng là sẽ có một số chi tiết cụ thể hơn. Liệu các binh sỹ có sử dụng các đường băng đó không? Liệu có triển khai tên lửa không?”, ông Bonnie Glaser, chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định.
Tiếp tục xây dựng
Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc tuyên bố cơ sở hạ tầng mới mà nước này xây trên đảo nhân tạo ở biển Đông là nhằm cải thiện điều kiện sống, an toàn hàng hải và dự báo thời tiết, đồng thời cũng sẽ được dùng cho mục đích quân sự.
Giới chức Mỹ cho rằng các cơ sở mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông có thể được sử dụng để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Bắc Kinh trong khu vực và thiết lập một vùng nhân diện phòng không (ADIZ) trên phần lớn biển Đông.
“Ý của ông Tập trong tuyên bố mà ông ấy đưa ra tùy thuộc vào cách ông ấy hoặc Trung Quốc định nghĩa từ ‘quân sự hóa’”, chuyên gia M. Tayolor Fravel thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát biểu. “Mỹ và các nước khác có thể tham chiếu tuyên bố của ông Tập khi đánh giá hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng để làm vậy đòi hỏi phải có một định nghĩa rõ ràng và không quá rộng về ‘quân sự hóa’”.
Hình ảnh từ vệ tinh công bố ngày 25/9 được chụp hôm 20/9, cho thấy chỗ đậu trực thăng và một đường băng dài gần 2 km trên đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - IHS Jane’s Defense Weekly cho hay.
Theo tạp chí này, các công nhân xây dựng của Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng nhiều cấu trúc bãi Chữ Thập. Ngoài ra, các công nhân này còn đổ đất dọc theo đường băng, có vẻ như để trồng thực phẩm hoặc tạo cảnh quan, chống xói mòn.