Dân Mỹ phá sản ngày càng đông
Trong vòng 1 năm, tại Mỹ đã có 967.831 doanh nghiệp và cá nhân bị vỡ nợ phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản
Tòa án Mỹ vừa cho biết, từ đầu tháng 7/2007 đến đầu tháng 7 năm nay, tại Mỹ đã có 967.831 doanh nghiệp và cá nhân bị vỡ nợ phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản theo các điều khoản của chương 7 trong Luật Bảo lãnh phá sản của Mỹ, tăng 28,9% so với một năm trước đó.
Trong đó, 96,5% số đơn xin bảo lãnh phá sản này là của các đối tượng không thuộc lĩnh vực kinh doanh, với 934.009 trường hợp.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khó khăn
Các bang Kentucky, Michigan, Ohio và Tennessee là những địa phương có số lượng đơn xin bảo lãnh phá sản tăng mạnh nhất, tới 167.561 trường hợp. Riêng trong quý 2 vừa qua, số lượng đơn xin bảo lãnh phá sản ở Mỹ tăng vọt, lên tới 276.510 trường hợp, trong đó có 266.767 trường hợp là của các cá nhân bị vỡ nợ.
Nguyên nhân chính của tình trạng gia tăng số người vỡ nợ, thất nghiệp tại Mỹ là kinh tế nước này vẫn đang trong giai đoạn khó khăn bởi những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất; trong khi giá dầu và lạm phát ở mức cao. Bộ Thương mại Mỹ vừa cho biết, thu nhập cá nhân của Mỹ đã giảm 0,7% trong tháng 7/2008- mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2005 - trong khi thu nhập khả dụng (sau thuế) giảm 1,1% trong tháng 7/2008.
Do tình hình kinh tế ảm đạm, chỉ số chi tiêu tiêu dùng - chiếm khoảng 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ - chỉ tăng 0,2% trong tháng 7/2008, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2008. Con số trên cho thấy người tiêu dùng Mỹ bắt đầu thắt chặt chi tiêu; lạm phát tiếp tục tăng cao. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, báo cáo chi tiêu và thu nhập trong tháng 7/2008 cho thấy tình huống xấu nhất vẫn còn chưa diễn ra, và sự sụt giảm thực sự về chi tiêu tiêu dùng của Mỹ dự kiến sẽ diễn ra trong quý 3/2008.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, lạm phát của Mỹ tăng tới 4,5% trong tháng 7/2008, mức tăng mạnh nhất trong 17 năm qua, càng làm tăng sức ép đối với người tiêu dùng Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Số liệu thống kê cho thấy, nửa cuối năm 2008 của nền kinh tế Mỹ đã khởi đầu đặc biệt chậm trong một số lĩnh vực. Doanh số bán ô tô của Mỹ trong tháng 7 vừa qua chỉ ở mức thấp nhất 16 năm qua; trong khi các nhà chế biến lương thực tiếp tục vật lộn với lạm phát. Công ty thực phẩm Hormel Foods tháng 8/2008 phải hạ triển vọng kinh doanh tài khóa 2008, trong khi nhà chế biến thịt lợn Smithfield Foods Inc. lớn nhất nước Mỹ đã thua lỗ 12,6 triệu USD trong quý 1/2008.
Trong đó, 96,5% số đơn xin bảo lãnh phá sản này là của các đối tượng không thuộc lĩnh vực kinh doanh, với 934.009 trường hợp.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khó khăn
Các bang Kentucky, Michigan, Ohio và Tennessee là những địa phương có số lượng đơn xin bảo lãnh phá sản tăng mạnh nhất, tới 167.561 trường hợp. Riêng trong quý 2 vừa qua, số lượng đơn xin bảo lãnh phá sản ở Mỹ tăng vọt, lên tới 276.510 trường hợp, trong đó có 266.767 trường hợp là của các cá nhân bị vỡ nợ.
Nguyên nhân chính của tình trạng gia tăng số người vỡ nợ, thất nghiệp tại Mỹ là kinh tế nước này vẫn đang trong giai đoạn khó khăn bởi những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất; trong khi giá dầu và lạm phát ở mức cao. Bộ Thương mại Mỹ vừa cho biết, thu nhập cá nhân của Mỹ đã giảm 0,7% trong tháng 7/2008- mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2005 - trong khi thu nhập khả dụng (sau thuế) giảm 1,1% trong tháng 7/2008.
Do tình hình kinh tế ảm đạm, chỉ số chi tiêu tiêu dùng - chiếm khoảng 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ - chỉ tăng 0,2% trong tháng 7/2008, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2008. Con số trên cho thấy người tiêu dùng Mỹ bắt đầu thắt chặt chi tiêu; lạm phát tiếp tục tăng cao. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, báo cáo chi tiêu và thu nhập trong tháng 7/2008 cho thấy tình huống xấu nhất vẫn còn chưa diễn ra, và sự sụt giảm thực sự về chi tiêu tiêu dùng của Mỹ dự kiến sẽ diễn ra trong quý 3/2008.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, lạm phát của Mỹ tăng tới 4,5% trong tháng 7/2008, mức tăng mạnh nhất trong 17 năm qua, càng làm tăng sức ép đối với người tiêu dùng Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Số liệu thống kê cho thấy, nửa cuối năm 2008 của nền kinh tế Mỹ đã khởi đầu đặc biệt chậm trong một số lĩnh vực. Doanh số bán ô tô của Mỹ trong tháng 7 vừa qua chỉ ở mức thấp nhất 16 năm qua; trong khi các nhà chế biến lương thực tiếp tục vật lộn với lạm phát. Công ty thực phẩm Hormel Foods tháng 8/2008 phải hạ triển vọng kinh doanh tài khóa 2008, trong khi nhà chế biến thịt lợn Smithfield Foods Inc. lớn nhất nước Mỹ đã thua lỗ 12,6 triệu USD trong quý 1/2008.
Doanh nghiệp thua lỗ, người lao động mất việc
Do những thông tin xấu của kinh tế Mỹ, tuần vừa qua, nhiều cổ phiếu chủ lực tại thị trường chứng khoán Mỹ mất giá mạnh. Riêng ngày 4/9, cổ phiếu của 28 trong tổng số 30 tập đoàn thành viên của Dow Jones đều mất giá. Trong khi đó, tập đoàn ngân hàng và dịch vụ tài chính toàn cầu Lehman Brothers Holdings Inc có trụ sở ở thành phố New York tiếp tục bị thua lỗ nặng (khoảng 3,5 tỷ USD) trong quý vừa qua...
Bán bớt tài sản và sa thải thêm nhân viên là hai phương án giảm chi phí để duy trì hoạt động mà nhiều doanh nghiệp Mỹ đã và đang phải áp dụng. Theo đó, số người thất nghiệp tăng mạnh. Báo cáo ngày 4/9 của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, thị trường lao động và việc làm ở Mỹ đang gặp nhiều khó khăn do hậu quả của việc kinh tế phát triển chậm lại.
Tuần trước, tổng số công nhân Mỹ nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp vào khoảng 440.000 người, tăng 15.000 người so với tuần trước đó và cao hơn mức dự kiến 420.000 người của các chuyên gia phân tích thị trường. Như vậy, trong 4 tuần gần đây, trung bình mỗi tuần có thêm 438.000 người Mỹ bị mất việc làm. Tổng số công nhân tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp tính đến tuần kết thúc ngày 23/8 là 3,44 triệu người.
Trước tình hình trên, nhiều nhà kinh tế dự đoán, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2008, sau khi tăng mạnh 3,3% trong quý 2/2008. Một số nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tỏ ý lo ngại về sức ép lạm phát đang gia tăng, cho dù FED đang tập trung khắc phục tình trạng kinh tế tăng trưởng ỳ ạch. FED dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp 2% hiện nay cho tới hết năm nay.
FED cho rằng, cuộc khủng hoảng về nhà đất, tín dụng và tài chính hiện nay ở Mỹ sẽ vẫn là những thách thức mà tổng thống nhiệm kỳ tới của nước Mỹ phải đối mặt và giải quyết.
Do những thông tin xấu của kinh tế Mỹ, tuần vừa qua, nhiều cổ phiếu chủ lực tại thị trường chứng khoán Mỹ mất giá mạnh. Riêng ngày 4/9, cổ phiếu của 28 trong tổng số 30 tập đoàn thành viên của Dow Jones đều mất giá. Trong khi đó, tập đoàn ngân hàng và dịch vụ tài chính toàn cầu Lehman Brothers Holdings Inc có trụ sở ở thành phố New York tiếp tục bị thua lỗ nặng (khoảng 3,5 tỷ USD) trong quý vừa qua...
Bán bớt tài sản và sa thải thêm nhân viên là hai phương án giảm chi phí để duy trì hoạt động mà nhiều doanh nghiệp Mỹ đã và đang phải áp dụng. Theo đó, số người thất nghiệp tăng mạnh. Báo cáo ngày 4/9 của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, thị trường lao động và việc làm ở Mỹ đang gặp nhiều khó khăn do hậu quả của việc kinh tế phát triển chậm lại.
Tuần trước, tổng số công nhân Mỹ nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp vào khoảng 440.000 người, tăng 15.000 người so với tuần trước đó và cao hơn mức dự kiến 420.000 người của các chuyên gia phân tích thị trường. Như vậy, trong 4 tuần gần đây, trung bình mỗi tuần có thêm 438.000 người Mỹ bị mất việc làm. Tổng số công nhân tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp tính đến tuần kết thúc ngày 23/8 là 3,44 triệu người.
Trước tình hình trên, nhiều nhà kinh tế dự đoán, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2008, sau khi tăng mạnh 3,3% trong quý 2/2008. Một số nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tỏ ý lo ngại về sức ép lạm phát đang gia tăng, cho dù FED đang tập trung khắc phục tình trạng kinh tế tăng trưởng ỳ ạch. FED dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp 2% hiện nay cho tới hết năm nay.
FED cho rằng, cuộc khủng hoảng về nhà đất, tín dụng và tài chính hiện nay ở Mỹ sẽ vẫn là những thách thức mà tổng thống nhiệm kỳ tới của nước Mỹ phải đối mặt và giải quyết.