Đáng lo giáo dục đại học Việt Nam!
Kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu 2008 cho thấy, so với năm ngoái, Việt Nam tụt hai bậc từ 68 xuống 70
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu 2008 cho thấy, so với năm ngoái, Việt Nam tụt hai bậc từ 68 xuống 70.
Trong cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia về “vấn đề đáng lo ngại nhất” của Việt Nam, có ba yếu tố được quan tâm là lạm phát, hạ tầng và lao động có trình độ. Đối với yếu tố lao động có trình độ thì lỗi chính thuộc về nền giáo dục đại học.
Theo kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu của WEF cho thấy, vị trí của Việt Nam trong 3 năm qua là hạng 64 (năm 2006), hạng 68 (năm 2007) và hạng 70 (năm 2008). Tuy nhiên, WEF cũng chỉ ra danh sách năm nay có bổ sung thêm một số nước, nếu không xét các nước mới bổ sung vào danh sách thì Việt Nam chỉ tụt một bậc từ 68 xuống 69.
“Vùng lõm” của Việt Nam
Các đối tác trong nước tham gia cùng WEF thực hiện bản báo cáo năm nay là Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Viện Kinh tế Tp.HCM. Dù vậy, trong số các nước Đông Á được xếp hạng, Việt Nam chỉ đứng trên Philippines và Campuchia. Còn Lào và Myanmar chưa có tên trong danh sách xếp hạng.
Như thường lệ, bản báo cáo vẫn dựa trên những số liệu thống kê được công bố, và những khảo sát ý kiến chuyên gia. Trên cơ sở đó, WEF cho điểm và xếp hạng các nền kinh tế theo năng lực cạnh tranh. Việc xếp hạng được căn cứ theo chấm điểm 3 nhóm yếu tố: các yếu tố căn bản, các yếu tố nâng cao, và các yếu tố sáng tạo. Ba nhóm này bao gồm 12 “trụ cột” của năng lực cạnh tranh.
Nhóm 1 gồm 4 yếu tố căn bản: các định chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục phổ thông. Yếu tố y tế và giáo dục phổ thông của Việt Nam xếp thứ 84 với điểm số là 5,3.
Tại nhóm 2, yếu tố cải thiện hiệu quả thì đào tạo và giáo dục đại học xếp hạng tận thứ 98 với mức điểm quá khiêm tốn: 3,9.
Ngoài ra, trong số 109 tiêu chí chi tiết để đánh giá cho điểm và xếp hạng, Việt Nam có 22 yếu tố xếp hạng 100 hoặc thấp hơn, trong đó giáo dục chiếm đến 5 trong số 22 yếu tố gồm chất lượng quản lý trường xếp hạng thứ 120, chất lượng của hệ thống giáo dục xếp hạng 120; phổ cập giáo dục trung học phổ thông xếp hạng thứ 103; phổ cập giáo dục trung học cơ sở xếp hạng thứ 100, chỉ tiêu cho giáo dục xếp hạng 100.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng chỉ ra điểm sáng của giáo dục khi đánh giá ba điểm mạnh của Việt Nam là ổn định vĩ mô, y tế - giáo dục tiểu học và quy mô của thị trường.
Nhưng WEF vẫn chỉ ra một thực tế đáng buồn, không thể phủ nhận, là Việt Nam còn ba “vùng lõm” chính là cơ sở hạ tầng, mức độ sẵn sàng cho công nghệ, đào tạo và giáo dục đại học.
Thách thức phía trước
Theo thống kê của Vụ Đại học và Sau đại học, tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng với quy mô hơn 1,6 triệu sinh viên (của tất cả các hệ đào tạo), đạt 188 sinh viên/vạn dân.
Giai đoạn từ năm 1998 đến 2004, cả nước chỉ mới thành lập 3 trường đại học và 3 trường cao đẳng dân lập, tư thục, 25 trường cao đẳng nâng cấp lên đại học và 15 trường trung cấp chuyên nghiệp nâng cấp thành cao đẳng.
Nhưng chỉ trong vòng 3 năm, từ 2005 đến 2008, số trường đại học được thành lập lên đến 20 trường, trong đó có 1 trường công lập và 19 trường đại học tư thục (chiếm tỉ lệ 95%). Cũng tính từ năm 2005 đến nay, theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cấp 28 trường lên đại học, 86 trường trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thẳng thắn đưa ra nhận định về hệ thống các trường đại học, cao đẳng được thành lập từ năm 1998 đến nay: “Nhu cầu người học tăng nhưng chất lượng cũng gây lo lắng cho khá nhiều người. Vì thế cần làm rõ, cơ hội nào để vừa phát triển các trường đại học, cao đẳng vừa phải tăng chất lượng. nếu không trả lời được thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đồng tình của xã hội”.
Thực tế, với tốc độ mỗi tháng “để” ra gần... 2 trường đại học trong cuộc “chạy đua” để được mở trường đại học, đã có không ít trường liều lĩnh “khai man”, không ít trường chấp nhận cả điều kiện giáo viên thiếu và yếu, cơ sở vật chất tồi tàn để cố tuyển sinh...
Cuối năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở một số cuộc hội thảo lớn với chủ đề “Hội nhập WTO và những thách thức của giáo dục đại học Việt Nam”. Tiếp đó là các cuộc hội thảo liên tục về đào tạo theo nhu cầu xã hội...
Rất nhiều quyết tâm đã được đưa ra trong các cuộc hội thảo này. Nhưng đã gần 2 năm trôi qua, nhìn nhận giáo dục đại học Việt Nam, nhưng người làm công tác quản lý của ngành giáo dục chỉ có thể đưa ra những nhận xét rằng: việc đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học còn chậm và chưa quyết liệt.
Các văn bản thỏa thuận đã được ký kết các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp tại các hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội triển khai còn chậm, hiệu quả chưa cao, thiếu cơ chế giám sát; cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị thí nghiệm, thư viện, giáo trình, tài liệu... còn thiếu thốn và lạc hậu.
Giáo dục đại học rõ ràng đã đến lúc cần lắm một sức sống mới, mãnh liệt hơn, để góp phần đưa Việt Nam phát triển trên chặng đường cạnh tranh và hội nhập.
Trong cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia về “vấn đề đáng lo ngại nhất” của Việt Nam, có ba yếu tố được quan tâm là lạm phát, hạ tầng và lao động có trình độ. Đối với yếu tố lao động có trình độ thì lỗi chính thuộc về nền giáo dục đại học.
Theo kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu của WEF cho thấy, vị trí của Việt Nam trong 3 năm qua là hạng 64 (năm 2006), hạng 68 (năm 2007) và hạng 70 (năm 2008). Tuy nhiên, WEF cũng chỉ ra danh sách năm nay có bổ sung thêm một số nước, nếu không xét các nước mới bổ sung vào danh sách thì Việt Nam chỉ tụt một bậc từ 68 xuống 69.
“Vùng lõm” của Việt Nam
Các đối tác trong nước tham gia cùng WEF thực hiện bản báo cáo năm nay là Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Viện Kinh tế Tp.HCM. Dù vậy, trong số các nước Đông Á được xếp hạng, Việt Nam chỉ đứng trên Philippines và Campuchia. Còn Lào và Myanmar chưa có tên trong danh sách xếp hạng.
Như thường lệ, bản báo cáo vẫn dựa trên những số liệu thống kê được công bố, và những khảo sát ý kiến chuyên gia. Trên cơ sở đó, WEF cho điểm và xếp hạng các nền kinh tế theo năng lực cạnh tranh. Việc xếp hạng được căn cứ theo chấm điểm 3 nhóm yếu tố: các yếu tố căn bản, các yếu tố nâng cao, và các yếu tố sáng tạo. Ba nhóm này bao gồm 12 “trụ cột” của năng lực cạnh tranh.
Nhóm 1 gồm 4 yếu tố căn bản: các định chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục phổ thông. Yếu tố y tế và giáo dục phổ thông của Việt Nam xếp thứ 84 với điểm số là 5,3.
Tại nhóm 2, yếu tố cải thiện hiệu quả thì đào tạo và giáo dục đại học xếp hạng tận thứ 98 với mức điểm quá khiêm tốn: 3,9.
Ngoài ra, trong số 109 tiêu chí chi tiết để đánh giá cho điểm và xếp hạng, Việt Nam có 22 yếu tố xếp hạng 100 hoặc thấp hơn, trong đó giáo dục chiếm đến 5 trong số 22 yếu tố gồm chất lượng quản lý trường xếp hạng thứ 120, chất lượng của hệ thống giáo dục xếp hạng 120; phổ cập giáo dục trung học phổ thông xếp hạng thứ 103; phổ cập giáo dục trung học cơ sở xếp hạng thứ 100, chỉ tiêu cho giáo dục xếp hạng 100.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng chỉ ra điểm sáng của giáo dục khi đánh giá ba điểm mạnh của Việt Nam là ổn định vĩ mô, y tế - giáo dục tiểu học và quy mô của thị trường.
Nhưng WEF vẫn chỉ ra một thực tế đáng buồn, không thể phủ nhận, là Việt Nam còn ba “vùng lõm” chính là cơ sở hạ tầng, mức độ sẵn sàng cho công nghệ, đào tạo và giáo dục đại học.
Thách thức phía trước
Theo thống kê của Vụ Đại học và Sau đại học, tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng với quy mô hơn 1,6 triệu sinh viên (của tất cả các hệ đào tạo), đạt 188 sinh viên/vạn dân.
Giai đoạn từ năm 1998 đến 2004, cả nước chỉ mới thành lập 3 trường đại học và 3 trường cao đẳng dân lập, tư thục, 25 trường cao đẳng nâng cấp lên đại học và 15 trường trung cấp chuyên nghiệp nâng cấp thành cao đẳng.
Nhưng chỉ trong vòng 3 năm, từ 2005 đến 2008, số trường đại học được thành lập lên đến 20 trường, trong đó có 1 trường công lập và 19 trường đại học tư thục (chiếm tỉ lệ 95%). Cũng tính từ năm 2005 đến nay, theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cấp 28 trường lên đại học, 86 trường trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thẳng thắn đưa ra nhận định về hệ thống các trường đại học, cao đẳng được thành lập từ năm 1998 đến nay: “Nhu cầu người học tăng nhưng chất lượng cũng gây lo lắng cho khá nhiều người. Vì thế cần làm rõ, cơ hội nào để vừa phát triển các trường đại học, cao đẳng vừa phải tăng chất lượng. nếu không trả lời được thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đồng tình của xã hội”.
Thực tế, với tốc độ mỗi tháng “để” ra gần... 2 trường đại học trong cuộc “chạy đua” để được mở trường đại học, đã có không ít trường liều lĩnh “khai man”, không ít trường chấp nhận cả điều kiện giáo viên thiếu và yếu, cơ sở vật chất tồi tàn để cố tuyển sinh...
Cuối năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở một số cuộc hội thảo lớn với chủ đề “Hội nhập WTO và những thách thức của giáo dục đại học Việt Nam”. Tiếp đó là các cuộc hội thảo liên tục về đào tạo theo nhu cầu xã hội...
Rất nhiều quyết tâm đã được đưa ra trong các cuộc hội thảo này. Nhưng đã gần 2 năm trôi qua, nhìn nhận giáo dục đại học Việt Nam, nhưng người làm công tác quản lý của ngành giáo dục chỉ có thể đưa ra những nhận xét rằng: việc đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học còn chậm và chưa quyết liệt.
Các văn bản thỏa thuận đã được ký kết các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp tại các hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội triển khai còn chậm, hiệu quả chưa cao, thiếu cơ chế giám sát; cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị thí nghiệm, thư viện, giáo trình, tài liệu... còn thiếu thốn và lạc hậu.
Giáo dục đại học rõ ràng đã đến lúc cần lắm một sức sống mới, mãnh liệt hơn, để góp phần đưa Việt Nam phát triển trên chặng đường cạnh tranh và hội nhập.