Đánh giá doanh nghiệp nhà nước: “Không thể tin nổi”
Trong báo cáo đánh giá ba năm liên tiếp 2006, 2007 và 2008, Vinashin đều được xếp loại A
Biết được những con số có độ vênh “khủng” giữa báo cáo đánh giá do tự doanh nghiệp thực hiện và đánh giá của công ty kiểm toán và cơ quan thanh tra sau khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản, nhiều chuyên gia nước ngoài đã “không thể tin nổi”.
Nghiên cứu mang tính so sánh về hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc và Việt Nam do Viện Chiến lược và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam) và Viện Phát triển Hàn Quốc thực hiện, vừa được công bố ngày 22/12 chỉ ra rằng hệ thống đánh giá kết quả đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đang có một số hạn chế và là một lực cản lớn đối với các doanh nghiệp.
Đánh giá “hành chính” không cải thiện hiệu quả
Là thành viên trong nhóm nghiên cứu này, TS. Won Hee Lee, giảng viên Khoa Quản lý công, Đại học quốc gia Hankyong (Hàn Quốc) cho rằng hạn chế thứ nhất là hệ thống đánh giá đối với doanh nghiệp nhà nước được thiết kế quá đơn giản để đạt được mục tiêu và không rõ ràng bởi thiếu nhiều chỉ tiêu định lượng.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả chủ yếu tập trung vào kết quả tài chính trong khi gần như không có quan hệ gì đến hoạt động lãnh đạo của các giám đốc điều hành, công tác quản lý tổ chức, cách quản lý đúng đắn và sự hài lòng của khách hàng.
Điểm yếu thứ hai được nghiên cứu này chỉ ra là kết quả đánh giá của Chính phủ chưa gắn kết chặt chẽ với khen thưởng và thăng tiến.
Về vấn đề này bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu lên một tham chiếu là, nhìn chung, thu nhập chính thức của những lãnh đạo ở các doanh nghiệp nhà nước là thấp hơn so với thu nhập của đồng nghiệp tại khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có cùng quy mô.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng thành viên của ban điều hành coi đánh giá hoạt động gần như không có ý nghĩa đối với thăng tiến hoặc sa thải. Kết quả là, các nhà quản lý thường hoàn thành những bản báo cáo đánh giá theo kiểu hành chính. Nhiều doanh nghiệp nhà nước nộp báo cáo tự đánh giá muộn hơn so với thời gian quy định và thậm chí nhiều doanh nghiệp không nộp báo cáo này.
Trong khi đó, không một doanh nghiệp nào đăng tải báo cáo đánh giá lên trang tin điện tử theo quy định. “Kết quả là, những quy định về đánh giá kết quả đối với doanh nghiệp nhà nước dù có hiệu lực từ năm 2003 và được chỉnh sửa vào năm 2006 nhưng hầu như không có hiệu lực và hiệu quả gì trong việc cải thiện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước”, bà Nguyễn Phương Lan - chuyên viên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên của tổ Nghiên cứu – cho biết.
Phụ thuộc vào tự đánh giá của doanh nghiệp
Tại Việt Nam hiện nay, từng doanh nghiệp nhà nước đảm nhận vai trò tự đánh giá, sau đó Bộ Tài chính sẽ xem xét lại kết quả đánh giá và không có đánh giá nào do chuyên gia bên ngoài thực hiện.
Do đó, từ việc thực hiện hệ thống đánh giá kết quả bên ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cho thấy bản chất của việc đánh giá bên trong là chưa có ý nghĩa đối với cải thiện chất lượng quản lý.
Theo TS. Won Hee Lee, vì chất lượng đánh giá phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và độ tin cậy của các báo cáo tự đánh giá của chính các doanh nghiệp nhà nước nên việc phân loại không phản ánh đúng thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp này.
Ví dụ minh họa rõ nhất là trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Trong báo cáo đánh giá ba năm liên tiếp 2006, 2007 và 2008, Vinashin đều được xếp loại A. Còn đánh giá xếp loại năm 2009 không được thực hiện bởi Bộ Tài chính công bố báo cáo này vào năm 2010 và chính tại thời điểm đó thì Vinashin buộc phải cơ cấu lại.
Tuy nhiên, nhìn nhận rất khách quan về vai trò của doanh nghiệp nhà nước, các chuyên gia tham gia nghiên cứu đều cho rằng các doanh nghiệp nhà nước ở mọi quốc gia đều có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế cất cánh, doanh nghiệp nhà nước có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng bao gồm vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội, lĩnh vực mà tư nhân khó có thể đầu tư được. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tại các nước đang phát triển là rất lớn.
Tuy nhiên, khi kinh tế tư nhân tăng trưởng, doanh nghiệp nhà nước có thể cạnh tranh với khu vực tư nhân và sự mất hiệu quả do bộ máy hành chính quan liêu có thể sẽ là vấn đề trọng tâm. Đối mặt với những tình huống này, có 3 vấn đề cần được thực hiện. Đó là tái cấu trúc quản trị, tư nhân hóa và đánh giá. Trong đó, việc xây dựng hệ thống đánh giá chuẩn mực đóng vai trò rất quan trọng.
Hàn Quốc đã có 27 năm thực hiện đánh giá doanh nghiệp nhà nước, bắt đầu từ năm 1984. Khi tư nhân hóa là vấn đề quan trọng trong thập niên 1980, hệ thống đánh giá được áp dụng với các doanh nghiệp nhà nước còn lại.
Khi một năm mới bắt đầu, tất cả các doanh nghiệp nhà nước sẽ nhận được sổ tay hướng dẫn. Từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, đội ngũ chuyên gia đánh giá sẽ được thành lập. Ủy ban quản lý sẽ xác nhận lần cuối toàn bộ tranh luận và giải pháp muộn nhất là ngày 20/7 hàng năm. Kết quả này được báo cáo cho Quốc hội và Tổng thống.
Nghiên cứu mang tính so sánh về hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc và Việt Nam do Viện Chiến lược và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam) và Viện Phát triển Hàn Quốc thực hiện, vừa được công bố ngày 22/12 chỉ ra rằng hệ thống đánh giá kết quả đối với doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đang có một số hạn chế và là một lực cản lớn đối với các doanh nghiệp.
Đánh giá “hành chính” không cải thiện hiệu quả
Là thành viên trong nhóm nghiên cứu này, TS. Won Hee Lee, giảng viên Khoa Quản lý công, Đại học quốc gia Hankyong (Hàn Quốc) cho rằng hạn chế thứ nhất là hệ thống đánh giá đối với doanh nghiệp nhà nước được thiết kế quá đơn giản để đạt được mục tiêu và không rõ ràng bởi thiếu nhiều chỉ tiêu định lượng.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả chủ yếu tập trung vào kết quả tài chính trong khi gần như không có quan hệ gì đến hoạt động lãnh đạo của các giám đốc điều hành, công tác quản lý tổ chức, cách quản lý đúng đắn và sự hài lòng của khách hàng.
Điểm yếu thứ hai được nghiên cứu này chỉ ra là kết quả đánh giá của Chính phủ chưa gắn kết chặt chẽ với khen thưởng và thăng tiến.
Về vấn đề này bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu lên một tham chiếu là, nhìn chung, thu nhập chính thức của những lãnh đạo ở các doanh nghiệp nhà nước là thấp hơn so với thu nhập của đồng nghiệp tại khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có cùng quy mô.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng thành viên của ban điều hành coi đánh giá hoạt động gần như không có ý nghĩa đối với thăng tiến hoặc sa thải. Kết quả là, các nhà quản lý thường hoàn thành những bản báo cáo đánh giá theo kiểu hành chính. Nhiều doanh nghiệp nhà nước nộp báo cáo tự đánh giá muộn hơn so với thời gian quy định và thậm chí nhiều doanh nghiệp không nộp báo cáo này.
Trong khi đó, không một doanh nghiệp nào đăng tải báo cáo đánh giá lên trang tin điện tử theo quy định. “Kết quả là, những quy định về đánh giá kết quả đối với doanh nghiệp nhà nước dù có hiệu lực từ năm 2003 và được chỉnh sửa vào năm 2006 nhưng hầu như không có hiệu lực và hiệu quả gì trong việc cải thiện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước”, bà Nguyễn Phương Lan - chuyên viên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên của tổ Nghiên cứu – cho biết.
Phụ thuộc vào tự đánh giá của doanh nghiệp
Tại Việt Nam hiện nay, từng doanh nghiệp nhà nước đảm nhận vai trò tự đánh giá, sau đó Bộ Tài chính sẽ xem xét lại kết quả đánh giá và không có đánh giá nào do chuyên gia bên ngoài thực hiện.
Do đó, từ việc thực hiện hệ thống đánh giá kết quả bên ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cho thấy bản chất của việc đánh giá bên trong là chưa có ý nghĩa đối với cải thiện chất lượng quản lý.
Theo TS. Won Hee Lee, vì chất lượng đánh giá phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và độ tin cậy của các báo cáo tự đánh giá của chính các doanh nghiệp nhà nước nên việc phân loại không phản ánh đúng thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp này.
Ví dụ minh họa rõ nhất là trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Trong báo cáo đánh giá ba năm liên tiếp 2006, 2007 và 2008, Vinashin đều được xếp loại A. Còn đánh giá xếp loại năm 2009 không được thực hiện bởi Bộ Tài chính công bố báo cáo này vào năm 2010 và chính tại thời điểm đó thì Vinashin buộc phải cơ cấu lại.
Tuy nhiên, nhìn nhận rất khách quan về vai trò của doanh nghiệp nhà nước, các chuyên gia tham gia nghiên cứu đều cho rằng các doanh nghiệp nhà nước ở mọi quốc gia đều có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế cất cánh, doanh nghiệp nhà nước có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng bao gồm vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội, lĩnh vực mà tư nhân khó có thể đầu tư được. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tại các nước đang phát triển là rất lớn.
Tuy nhiên, khi kinh tế tư nhân tăng trưởng, doanh nghiệp nhà nước có thể cạnh tranh với khu vực tư nhân và sự mất hiệu quả do bộ máy hành chính quan liêu có thể sẽ là vấn đề trọng tâm. Đối mặt với những tình huống này, có 3 vấn đề cần được thực hiện. Đó là tái cấu trúc quản trị, tư nhân hóa và đánh giá. Trong đó, việc xây dựng hệ thống đánh giá chuẩn mực đóng vai trò rất quan trọng.
Hàn Quốc đã có 27 năm thực hiện đánh giá doanh nghiệp nhà nước, bắt đầu từ năm 1984. Khi tư nhân hóa là vấn đề quan trọng trong thập niên 1980, hệ thống đánh giá được áp dụng với các doanh nghiệp nhà nước còn lại.
Khi một năm mới bắt đầu, tất cả các doanh nghiệp nhà nước sẽ nhận được sổ tay hướng dẫn. Từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, đội ngũ chuyên gia đánh giá sẽ được thành lập. Ủy ban quản lý sẽ xác nhận lần cuối toàn bộ tranh luận và giải pháp muộn nhất là ngày 20/7 hàng năm. Kết quả này được báo cáo cho Quốc hội và Tổng thống.