Danh mục đầu tư của khối nước ngoài giảm gần 4 tỷ USD giá trị
Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vào khoảng 4,6 tỷ USD
Tính đến thời điểm tháng 12/2008, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào khoảng 4,6 tỷ USD, giảm gần 4 tỷ USD so với thời điểm đầu năm 2008 - thời điểm giá trị danh mục đầu tư lớn nhất.
TS. Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường của Ủy ban Chứng khoán nhận xét, trong năm 2008, diễn biến dòng vốn vào, ra của nhà đầu tư nước ngoài phản ứng rất linh hoạt theo tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam với bình quân trong các tháng đạt khoảng 300 triệu USD, cá biệt dòng vốn của tháng 10 lên đến 880 triệu USD và trong tháng 11 đạt khoảng 350 triệu USD.
Nhìn chung những tháng đầu năm, doanh số mua vào của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn lượng bán ra, nhưng vào những tháng cuối năm xuất hiện lượng bán ròng khá lớn, đặc biệt là trái phiếu.
Cũng theo TS. Sơn, mặc dù giá trị danh mục đầu tư giảm mạnh nhưng dòng vốn rút ra khỏi Việt Nam không nhiều, một phần do giá cổ phiếu giảm khoảng 70% giá trị, một phần do nhà đầu tư nước ngoài cơ cấu lại danh mục đầu tư, một phần dòng vốn chuyển sang các kênh đầu tư khác như đầu tư bất động sản.
Ông Sơn cũng nhận định rằng, việc suy giảm của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2008 cho thấy do ảnh hưởng của tình hình thế giới, việc bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên, đặc biệt đối với trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu có tính thanh khoản cao.
Mức độ rút vốn gắn liền với suy giảm của thị trường qua các tháng khác nhau lúc tăng, lúc giảm. So với tổng mức dự trữ ngoại tệ quốc tế, quy mô đầu tư gián tiếp cũng không lớn do nhà đầu tư nước ngoài đã rút một phần vốn và giá chứng khoán trên thị trường bị sụt giảm.
Ngoài ra, khả năng rút vốn cũng bị hạn chế vì vấn đề giá cả, tính thanh khoản và khả năng chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ. Hơn nữa, khoảng 2/3 danh mục do các quỹ đóng nắm giữ nên sức ép thanh lý sẽ thấp hơn quỹ mở.
“Tuy nhiên, việc nhà đầu tư nước ngoài bán ra hoặc rút một phần vốn cũng gây sức ép lên tỷ giá, và nếu không xử lý tốt cơ chế tỷ giá và yếu tố tâm lý thì có thể dẫn đến nhà đầu tư trong nước rút tiền chuyển thành ngoại tệ, gây khó khăn cho vấn đề dự trữ ngoại tệ và tính thanh khoản của ngân hàng“, ông Sơn nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường của Ủy ban Chứng khoán nhận xét, trong năm 2008, diễn biến dòng vốn vào, ra của nhà đầu tư nước ngoài phản ứng rất linh hoạt theo tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam với bình quân trong các tháng đạt khoảng 300 triệu USD, cá biệt dòng vốn của tháng 10 lên đến 880 triệu USD và trong tháng 11 đạt khoảng 350 triệu USD.
Nhìn chung những tháng đầu năm, doanh số mua vào của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn lượng bán ra, nhưng vào những tháng cuối năm xuất hiện lượng bán ròng khá lớn, đặc biệt là trái phiếu.
Cũng theo TS. Sơn, mặc dù giá trị danh mục đầu tư giảm mạnh nhưng dòng vốn rút ra khỏi Việt Nam không nhiều, một phần do giá cổ phiếu giảm khoảng 70% giá trị, một phần do nhà đầu tư nước ngoài cơ cấu lại danh mục đầu tư, một phần dòng vốn chuyển sang các kênh đầu tư khác như đầu tư bất động sản.
Ông Sơn cũng nhận định rằng, việc suy giảm của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2008 cho thấy do ảnh hưởng của tình hình thế giới, việc bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên, đặc biệt đối với trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu có tính thanh khoản cao.
Mức độ rút vốn gắn liền với suy giảm của thị trường qua các tháng khác nhau lúc tăng, lúc giảm. So với tổng mức dự trữ ngoại tệ quốc tế, quy mô đầu tư gián tiếp cũng không lớn do nhà đầu tư nước ngoài đã rút một phần vốn và giá chứng khoán trên thị trường bị sụt giảm.
Ngoài ra, khả năng rút vốn cũng bị hạn chế vì vấn đề giá cả, tính thanh khoản và khả năng chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ. Hơn nữa, khoảng 2/3 danh mục do các quỹ đóng nắm giữ nên sức ép thanh lý sẽ thấp hơn quỹ mở.
“Tuy nhiên, việc nhà đầu tư nước ngoài bán ra hoặc rút một phần vốn cũng gây sức ép lên tỷ giá, và nếu không xử lý tốt cơ chế tỷ giá và yếu tố tâm lý thì có thể dẫn đến nhà đầu tư trong nước rút tiền chuyển thành ngoại tệ, gây khó khăn cho vấn đề dự trữ ngoại tệ và tính thanh khoản của ngân hàng“, ông Sơn nhấn mạnh.