“Đánh” vàng không sàn
Tàn giấc mộng “vàng”, nhiều nhà đầu tư đang phải đối diện với tranh chấp, nợ nần, gia đình ly tán
Một hình thức kinh doanh ngoài sàn vàng (theo kế hoạch sẽ ngưng hoạt động vào cuối tháng này) không kém phần sôi động được gọi là “đánh vàng vật chất”, “lướt sóng vàng vật chất”. Tàn giấc mộng “vàng”, nhiều nhà đầu tư đang phải đối diện với tranh chấp, nợ nần, gia đình ly tán...
Trương Văn Tấn bắt đầu câu chuyện của mình bằng lá đơn khởi kiện vừa nhận được từ một ngân hàng thương mại tại Tp.HCM cho biết anh đã bị ngân hàng này đưa ra tòa vì “không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo cam kết”.
Hơn 600 lượng vàng, đó là số nợ gốc cộng với lãi phát sinh, lãi phạt chậm mà ngân hàng kê ra, yêu cầu tòa buộc anh phải thanh toán. Đơn khởi kiện còn liệt kê chi chít các loại tài sản thế chấp cho khoản nợ mà nhìn vào chắc ai cũng phải... ớn lạnh: một ôtô Mitsubishi 7 chỗ ngồi, 18 thửa đất ở Long An, 36 thửa đất ở Tây Ninh... “Nếu tính đúng thì đến giờ này số nợ đã là 780 lượng vàng!” - nhà đầu tư hết thời đau khổ.
Tấn kể, trước đây anh làm nghề dịch vụ giải chấp. Thu nhập rủng rẻng, cuộc sống đang phong lưu thì đùng một cái đến năm 2007 bị hút vô chuyện “đánh” vàng.
“Ngân hàng biểu tôi nộp vô cho họ, ví dụ, 1, 2 tỉ đồng thì họ sẽ mở cho một sổ tiết kiệm có giá trị 13 tỉ đồng. Nhưng đồng thời tôi phải ký với ngân hàng một hợp đồng vay của ngân hàng 1.000 lượng vàng với lãi suất 3,5%/năm, còn sổ tiết kiệm trị giá 13 tỉ đồng được xem là tài sản cầm cố để đảm bảo khoản vay. Nếu giá vàng xuống dưới mức 13 triệu đồng/lượng (13 tỉ đồng/1.000 lượng) thì tôi thu được khoản lời chênh lệch. Ngoài ra, tôi còn được hưởng tiền lãi từ sổ tiết kiệm, nếu trừ lãi suất vàng mỗi tháng cũng thu lời 40-50 triệu đồng...”. Kiểu đầu tư vàng như trên, dân chơi gọi là “đánh xuống”, nghĩa là hy vọng thu lời khi giá vàng giảm.
Nghe bùi tai, Tấn gom tiền nộp vô ngân hàng, lúc đầu chỉ chơi cò con, bỏ ra cỡ vài trăm triệu. Trong vòng mấy tuần do giá vàng ổn định, anh cũng thu được mấy chục triệu đồng. Thế nhưng, không bao lâu sau thị trường vàng đột nhiên tăng giá đến chóng mặt, từ một triệu, rồi chồm lên hai, ba triệu đồng/lượng. Tấn phải bỏ thêm tiền để cứu tài khoản nhưng càng cứu càng “cháy”! Mở tiếp những hợp đồng khác, lại thua, lại mở, một vòng luẩn quẩn. Chỉ trong vòng vài tháng, 20 tỉ đồng ném vô đã tan tành theo mây khói.
Bi kịch có lẽ sẽ nhẹ hơn nếu như, theo đúng hợp đồng, khi dư nợ vượt quá 98% giá trị tài sản cầm cố (sổ tiết kiệm) thì ngân hàng phải cắt lỗ, tất toán hợp đồng. Đằng này, ngân hàng vẫn không cắt, để mặc cho nhà đầu tư say máu, chìm ngập trong thua lỗ đến mức tài khoản của họ bị âm đến 30%, lúc đó mới ra tay. Đến lúc này thì Tấn đã bị cột chặt vào hợp đồng để trở thành con nợ thảm hại của ngân hàng.
Bao nhiêu tài sản của gia đình, họ hàng, cả bên nội lẫn bên ngoại lần lượt bị chủ nợ đưa vào danh sách phát mãi để tài sản đảm bảo khoản nợ vay. Bà mẹ bệnh liệt giường vì nghe hung tin. Vợ chịu hết nổi đòi ly dị. Mang theo đứa con gái chừng 7-8 tuổi, Tấn cho biết suốt nhiều tháng nay anh phải sống lang thang, vất vưởng, mặc cho cuộc đời muốn trôi đến đâu thì trôi.
Chuyện của chị Hiệp, một nhà đầu tư khác cũng không kém phần bi thảm. “Tôi bắt đầu đánh vàng không qua sàn với ngân hàng từ năm 2006. Không chỉ tôi mà cả chị tôi, em tôi và cháu tôi đều tham gia, rơi vào cơn mê muội, bây giờ tỉnh cơn mê thì đã muộn màng. Tất cả đều đã trắng tay”. Thoạt đầu, chị chơi bằng số tiền dành dụm tự có, khoảng 2,6 tỉ đồng nhưng cầm cự được năm tháng thì mất sạch vì giá vàng lên.
Với mong muốn gỡ gạc, chị lại vay chơi tiếp. Khốn thay, càng chơi càng thua. Tài sản, nhà cửa theo cuộc chơi đỏ đen lần lượt đội nón ra đi. Người chồng cũng xin chia tay. Trong khi đó, nợ ngân hàng và nợ ngoài ngày càng chồng chất, tính sơ sơ cỡ 750 lượng. Tay luôn lè kè một túi đồ, nhà đầu tư một thời vang bóng này giờ đây cũng sống trong cảnh không nhà, trốn chui trốn nhủi với tâm trạng hồi hộp, sợ hãi vì bị món nợ đeo đuổi.
“Nói thiệt, tôi chưa bao giờ thắng được dù chỉ một đồng. Đó là điều mà đến giờ tỉnh cơn mê rồi tôi mới nhận ra”, chị Hiệp chua chát.
Chị Hiệp và anh Tấn chỉ là hai trong số những nhà đầu tư vàng “ngoài sàn” cùng cảnh ngộ thường hẹn để an ủi nhau tại một quán cà phê ở Tp.HCM. Nhóm của họ khoảng 7, 8 người và người nào cũng thua lỗ, trắng tay, bị con nợ đeo đuổi. Người nợ ít nhất vài trăm lượng vàng, người nhiều gần đến cả ngàn lượng vàng. Họ chính là nạn nhân của những canh bạc đỏ đen được hợp thức hóa dưới hình thức một hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ vay vàng.
Canh bạc mà theo bình luận của một chuyên gia, chỉ có ngân hàng - người nắm đằng cán là thắng, còn nhà đầu tư - người nắm đằng chuôi luôn luôn thua cuộc, càng chơi lớn bao nhiêu càng thua lớn bấy nhiêu.
Đáng nói là không chỉ trước mà cả sau khi đóng cửa sàn vàng, “đánh” vàng không qua sàn theo kiểu như trên vẫn đang âm thầm tiếp tục.
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Nguyên Tấn (TBKTSG)
Trương Văn Tấn bắt đầu câu chuyện của mình bằng lá đơn khởi kiện vừa nhận được từ một ngân hàng thương mại tại Tp.HCM cho biết anh đã bị ngân hàng này đưa ra tòa vì “không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo cam kết”.
Hơn 600 lượng vàng, đó là số nợ gốc cộng với lãi phát sinh, lãi phạt chậm mà ngân hàng kê ra, yêu cầu tòa buộc anh phải thanh toán. Đơn khởi kiện còn liệt kê chi chít các loại tài sản thế chấp cho khoản nợ mà nhìn vào chắc ai cũng phải... ớn lạnh: một ôtô Mitsubishi 7 chỗ ngồi, 18 thửa đất ở Long An, 36 thửa đất ở Tây Ninh... “Nếu tính đúng thì đến giờ này số nợ đã là 780 lượng vàng!” - nhà đầu tư hết thời đau khổ.
Tấn kể, trước đây anh làm nghề dịch vụ giải chấp. Thu nhập rủng rẻng, cuộc sống đang phong lưu thì đùng một cái đến năm 2007 bị hút vô chuyện “đánh” vàng.
“Ngân hàng biểu tôi nộp vô cho họ, ví dụ, 1, 2 tỉ đồng thì họ sẽ mở cho một sổ tiết kiệm có giá trị 13 tỉ đồng. Nhưng đồng thời tôi phải ký với ngân hàng một hợp đồng vay của ngân hàng 1.000 lượng vàng với lãi suất 3,5%/năm, còn sổ tiết kiệm trị giá 13 tỉ đồng được xem là tài sản cầm cố để đảm bảo khoản vay. Nếu giá vàng xuống dưới mức 13 triệu đồng/lượng (13 tỉ đồng/1.000 lượng) thì tôi thu được khoản lời chênh lệch. Ngoài ra, tôi còn được hưởng tiền lãi từ sổ tiết kiệm, nếu trừ lãi suất vàng mỗi tháng cũng thu lời 40-50 triệu đồng...”. Kiểu đầu tư vàng như trên, dân chơi gọi là “đánh xuống”, nghĩa là hy vọng thu lời khi giá vàng giảm.
Nghe bùi tai, Tấn gom tiền nộp vô ngân hàng, lúc đầu chỉ chơi cò con, bỏ ra cỡ vài trăm triệu. Trong vòng mấy tuần do giá vàng ổn định, anh cũng thu được mấy chục triệu đồng. Thế nhưng, không bao lâu sau thị trường vàng đột nhiên tăng giá đến chóng mặt, từ một triệu, rồi chồm lên hai, ba triệu đồng/lượng. Tấn phải bỏ thêm tiền để cứu tài khoản nhưng càng cứu càng “cháy”! Mở tiếp những hợp đồng khác, lại thua, lại mở, một vòng luẩn quẩn. Chỉ trong vòng vài tháng, 20 tỉ đồng ném vô đã tan tành theo mây khói.
Bi kịch có lẽ sẽ nhẹ hơn nếu như, theo đúng hợp đồng, khi dư nợ vượt quá 98% giá trị tài sản cầm cố (sổ tiết kiệm) thì ngân hàng phải cắt lỗ, tất toán hợp đồng. Đằng này, ngân hàng vẫn không cắt, để mặc cho nhà đầu tư say máu, chìm ngập trong thua lỗ đến mức tài khoản của họ bị âm đến 30%, lúc đó mới ra tay. Đến lúc này thì Tấn đã bị cột chặt vào hợp đồng để trở thành con nợ thảm hại của ngân hàng.
Bao nhiêu tài sản của gia đình, họ hàng, cả bên nội lẫn bên ngoại lần lượt bị chủ nợ đưa vào danh sách phát mãi để tài sản đảm bảo khoản nợ vay. Bà mẹ bệnh liệt giường vì nghe hung tin. Vợ chịu hết nổi đòi ly dị. Mang theo đứa con gái chừng 7-8 tuổi, Tấn cho biết suốt nhiều tháng nay anh phải sống lang thang, vất vưởng, mặc cho cuộc đời muốn trôi đến đâu thì trôi.
Chuyện của chị Hiệp, một nhà đầu tư khác cũng không kém phần bi thảm. “Tôi bắt đầu đánh vàng không qua sàn với ngân hàng từ năm 2006. Không chỉ tôi mà cả chị tôi, em tôi và cháu tôi đều tham gia, rơi vào cơn mê muội, bây giờ tỉnh cơn mê thì đã muộn màng. Tất cả đều đã trắng tay”. Thoạt đầu, chị chơi bằng số tiền dành dụm tự có, khoảng 2,6 tỉ đồng nhưng cầm cự được năm tháng thì mất sạch vì giá vàng lên.
Với mong muốn gỡ gạc, chị lại vay chơi tiếp. Khốn thay, càng chơi càng thua. Tài sản, nhà cửa theo cuộc chơi đỏ đen lần lượt đội nón ra đi. Người chồng cũng xin chia tay. Trong khi đó, nợ ngân hàng và nợ ngoài ngày càng chồng chất, tính sơ sơ cỡ 750 lượng. Tay luôn lè kè một túi đồ, nhà đầu tư một thời vang bóng này giờ đây cũng sống trong cảnh không nhà, trốn chui trốn nhủi với tâm trạng hồi hộp, sợ hãi vì bị món nợ đeo đuổi.
“Nói thiệt, tôi chưa bao giờ thắng được dù chỉ một đồng. Đó là điều mà đến giờ tỉnh cơn mê rồi tôi mới nhận ra”, chị Hiệp chua chát.
Chị Hiệp và anh Tấn chỉ là hai trong số những nhà đầu tư vàng “ngoài sàn” cùng cảnh ngộ thường hẹn để an ủi nhau tại một quán cà phê ở Tp.HCM. Nhóm của họ khoảng 7, 8 người và người nào cũng thua lỗ, trắng tay, bị con nợ đeo đuổi. Người nợ ít nhất vài trăm lượng vàng, người nhiều gần đến cả ngàn lượng vàng. Họ chính là nạn nhân của những canh bạc đỏ đen được hợp thức hóa dưới hình thức một hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ vay vàng.
Canh bạc mà theo bình luận của một chuyên gia, chỉ có ngân hàng - người nắm đằng cán là thắng, còn nhà đầu tư - người nắm đằng chuôi luôn luôn thua cuộc, càng chơi lớn bao nhiêu càng thua lớn bấy nhiêu.
Đáng nói là không chỉ trước mà cả sau khi đóng cửa sàn vàng, “đánh” vàng không qua sàn theo kiểu như trên vẫn đang âm thầm tiếp tục.
* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Nguyên Tấn (TBKTSG)