Đào tạo ở Việt Nam: “Nghệ thuật giết... rồng”
Chỉ 50% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó chỉ 30% là làm đúng ngành nghề đào tạo
Theo một khảo sát mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo cho thấy chỉ 50% sinh viên có việc làm khi tốt nghiệp, trong đó chỉ 30% là làm đúng ngành nghề đào tạo.
Một trong những nguyên nhân làm nên con số buồn này, theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là vì hướng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng từ trước đến nay chủ yếu là dạy “nghệ thuật giết... rồng”.
Cũng theo TS. Dũng thì cuộc sống thay đổi, nền kinh tế thay đổi, “rồng” đã biến mất từ lâu, nhưng chương trình đào tạo vẫn tiếp tục sản xuất ra những “chuyên gia giết rồng” các loại! Tại sao chúng ta lại phải đối mặt với tình trạng thừa mà vẫn thiếu trong thị trường lao động? Nguyên nhân đầu tiên là tình trạng kinh tế đổi mới nhanh, trong khi giáo dục đào tạo thì đổi mới chậm. Chúng ta đã chuyển toàn bộ nền kinh tế sang cơ chế thị trường, nhưng hệ thống giáo dục không chuyển đổi kịp để đáp ứng với yêu cầu mới. Không có sự kết nối hữu cơ giữa các doanh nghiệp và hệ thống giáo dục đào tạo.
Còn khi phân tích về “nghệ thuật giết... rồng”, trong một Hội thảo quốc gia với chủ đề: Đào tạo theo nhu cầu xã hội do ngành giáo dục tổ chức, Thứ trưởng Bành Tiến Long cũng nêu ra một thực tế là từ trước đến nay, không ai trả lời được tại sao mỗi năm các trường, các ngành đào tạo được giao ngần đó chỉ tiêu nhưng hầu như không trường nào biết sinh viên trường mình đào tạo ra có được sử dụng hết không, trong khi các ngành nghề mà thị trường lao động đang cần thì chưa chắc đã cung cấp đủ. Chỉ tiêu tuyển sinh mà thí sinh đọc được trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” chỉ là sự định lượng mơ hồ.
Dưới góc nhìn của một người trong cuộc, bạn Xuân Thịnh, sinh viên khoá 47 trường đại học Bách khoa Hà Nội nhận xét: “Rồng là một con vật không có trong thực tế và quá cao siêu. Thực ra, chúng em không bao giờ muốn là những sinh viên được học mỗi “nghệ thuật giết... rồng. Nhưng đó là cách thức đào tạo chung của các trường đại học từ hàng chục năm nay nên muốn thoát ra cũng không được.
Khi đi thực tập tại Bắc Giang, cơ sở chỉ đòi hỏi những kiến thức thực tế khá đơn giản nhưng sinh viên bọn em không mấy đứa biết vì bọn em đã phải dành quá nhiều thời gian vùi đầu trong sách vở và những mớ lý thuyết quá nặng nề”!
Chia sẻ với sự buồn bực này của sinh viên, TS. Dũng cũng chỉ ra rằng hệ thống giáo dục và đào tạo đang tổ chức việc cung ứng “sản phẩm” theo suy đoán của riêng mình. Muốn rũ bỏ được điều này thì những nhà hoạch định chính sách cần nghe doanh nhân nói gì để có chính sách đào tạo thích hợp. Các doanh nghiệp cần phải có ý kiến về chất lượng đầu ra của hệ thống giáo dục và đào tạo và phải làm rõ “đơn đặt hàng” của mình là gì. Ba nhà: giáo dục, hoạch định chính sách và doanh nghiệp phải ngồi với nhau để cùng bàn.
Đã đến thời điểm mà nếu cứ tiếp tục tái diễn môn “nghệ thuật giết... rồng” trong các trường đại học thì nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ không thể vực dậy được. Nhận thức rất rõ điều này, ngay khi giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 7 năm 2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã có định hướng rất rõ trong việc đào tạo phải làm sao đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, vị trí giáo dục và đào tạo ngày càng cao, đặt ra yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực có tri thức tay nghề cao. Ngành giáo dục và đào tạo phải chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của mình sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
Đây là chuyển biến quan trọng nhất, cơ bản và bức bách trong giai đoạn hiện nay, tương tự như chuyển đổi từ kinh tế tập trung kế hoạch hoá trước kia sang kinh tế thị trường. Có như thế, mới tạo động lực lâu dài, nâng cao hiệu quả giáo dục, có cơ hội huy động mọi nguồn vốn trong xã hội cho giáo dục.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra 10 nhóm giải pháp, trong đó có việc cần ưu tiên là sớm hình thành ban điều hành quốc gia triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tổ chức này sẽ gồm đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Công nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam... sớm xây dựng một trung tâm dự báo nhu cầu xã hội cấp quốc gia, trước mắt ở những thành phố có nhu cầu lao động lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng...
Các cơ quan nên phối hợp để hình thành trang web tiếp nhận các thông tin về nhu cầu lao động, hình thành một thị trường lao động trên mạng... Nỗ lực là vậy, tuy nhiên “nghệ thuật giết... rồng” trong các trường đại học liệu có ngày tận thế hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Một trong những nguyên nhân làm nên con số buồn này, theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là vì hướng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng từ trước đến nay chủ yếu là dạy “nghệ thuật giết... rồng”.
Cũng theo TS. Dũng thì cuộc sống thay đổi, nền kinh tế thay đổi, “rồng” đã biến mất từ lâu, nhưng chương trình đào tạo vẫn tiếp tục sản xuất ra những “chuyên gia giết rồng” các loại! Tại sao chúng ta lại phải đối mặt với tình trạng thừa mà vẫn thiếu trong thị trường lao động? Nguyên nhân đầu tiên là tình trạng kinh tế đổi mới nhanh, trong khi giáo dục đào tạo thì đổi mới chậm. Chúng ta đã chuyển toàn bộ nền kinh tế sang cơ chế thị trường, nhưng hệ thống giáo dục không chuyển đổi kịp để đáp ứng với yêu cầu mới. Không có sự kết nối hữu cơ giữa các doanh nghiệp và hệ thống giáo dục đào tạo.
Còn khi phân tích về “nghệ thuật giết... rồng”, trong một Hội thảo quốc gia với chủ đề: Đào tạo theo nhu cầu xã hội do ngành giáo dục tổ chức, Thứ trưởng Bành Tiến Long cũng nêu ra một thực tế là từ trước đến nay, không ai trả lời được tại sao mỗi năm các trường, các ngành đào tạo được giao ngần đó chỉ tiêu nhưng hầu như không trường nào biết sinh viên trường mình đào tạo ra có được sử dụng hết không, trong khi các ngành nghề mà thị trường lao động đang cần thì chưa chắc đã cung cấp đủ. Chỉ tiêu tuyển sinh mà thí sinh đọc được trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” chỉ là sự định lượng mơ hồ.
Dưới góc nhìn của một người trong cuộc, bạn Xuân Thịnh, sinh viên khoá 47 trường đại học Bách khoa Hà Nội nhận xét: “Rồng là một con vật không có trong thực tế và quá cao siêu. Thực ra, chúng em không bao giờ muốn là những sinh viên được học mỗi “nghệ thuật giết... rồng. Nhưng đó là cách thức đào tạo chung của các trường đại học từ hàng chục năm nay nên muốn thoát ra cũng không được.
Khi đi thực tập tại Bắc Giang, cơ sở chỉ đòi hỏi những kiến thức thực tế khá đơn giản nhưng sinh viên bọn em không mấy đứa biết vì bọn em đã phải dành quá nhiều thời gian vùi đầu trong sách vở và những mớ lý thuyết quá nặng nề”!
Chia sẻ với sự buồn bực này của sinh viên, TS. Dũng cũng chỉ ra rằng hệ thống giáo dục và đào tạo đang tổ chức việc cung ứng “sản phẩm” theo suy đoán của riêng mình. Muốn rũ bỏ được điều này thì những nhà hoạch định chính sách cần nghe doanh nhân nói gì để có chính sách đào tạo thích hợp. Các doanh nghiệp cần phải có ý kiến về chất lượng đầu ra của hệ thống giáo dục và đào tạo và phải làm rõ “đơn đặt hàng” của mình là gì. Ba nhà: giáo dục, hoạch định chính sách và doanh nghiệp phải ngồi với nhau để cùng bàn.
Đã đến thời điểm mà nếu cứ tiếp tục tái diễn môn “nghệ thuật giết... rồng” trong các trường đại học thì nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ không thể vực dậy được. Nhận thức rất rõ điều này, ngay khi giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 7 năm 2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã có định hướng rất rõ trong việc đào tạo phải làm sao đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, vị trí giáo dục và đào tạo ngày càng cao, đặt ra yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực có tri thức tay nghề cao. Ngành giáo dục và đào tạo phải chuyển từ đào tạo dựa theo khả năng sẵn có của mình sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
Đây là chuyển biến quan trọng nhất, cơ bản và bức bách trong giai đoạn hiện nay, tương tự như chuyển đổi từ kinh tế tập trung kế hoạch hoá trước kia sang kinh tế thị trường. Có như thế, mới tạo động lực lâu dài, nâng cao hiệu quả giáo dục, có cơ hội huy động mọi nguồn vốn trong xã hội cho giáo dục.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra 10 nhóm giải pháp, trong đó có việc cần ưu tiên là sớm hình thành ban điều hành quốc gia triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tổ chức này sẽ gồm đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Công nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam... sớm xây dựng một trung tâm dự báo nhu cầu xã hội cấp quốc gia, trước mắt ở những thành phố có nhu cầu lao động lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng...
Các cơ quan nên phối hợp để hình thành trang web tiếp nhận các thông tin về nhu cầu lao động, hình thành một thị trường lao động trên mạng... Nỗ lực là vậy, tuy nhiên “nghệ thuật giết... rồng” trong các trường đại học liệu có ngày tận thế hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.