Đào tạo thương mại điện tử sẽ nở rộ
Hiện toàn quốc có 72% tổ chức có website riêng, 65% tổ chức có các hình thức đào tạo công nghệ thông tin hoặc thương mại điện tử
Hiện toàn quốc có 72% tổ chức có website riêng, 65% có các hình thức đào tạo công nghệ thông tin hoặc thương mại điện tử.
Trong đó, 79% tổ chức có phòng, ban hoặc khoa riêng về công nghệ thông tin, thương mại điện tử và 81% tổ chức có phòng máy vi tính.
Vụ Thương mại điện tử Bộ Công thương vừa cho biết như vậy sau một cuộc điều tra theo phương pháp lấy mẫu ở 300 tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo trên toàn quốc.
“Những con số này cho thấy một xu hướng khá rõ tại các cơ sở đào tạo là định hướng về đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong những năm gần đây. Mặc dù việc tiến hành mở thêm các khoá mới, các ngành học mới liên quan đến nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhưng các tổ chức vẫn mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực đào tạo mới mẻ này,” GS-TS. Nguyễn Hoàng Long, Trường đại học Thương mại phân tích.
Bên cạnh đó, các hình thức đào tạo cũng có bước chuyển biến rõ nét, đặc biệt nhu cầu về đào tạo theo đơn đặt hàng và đào tạo trực tuyến tăng mạnh. Chẳng hạn, các khoá đào tạo theo đơn đặt hàng chiếm 37% và đào tạo trực tuyến chiếm 9% trong tổng số các khoá đào tạo, theo kết quả điều tra. Còn lại các hình thức đào tạo chính quy dài hạn chiếm 16%, đào tạo tập trung ngắn hạn là 33% và các hình thức khác chiếm khoảng 5%.
Khác với đào tạo chính quy do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thực hiện, đào tạo thương mại điện tử theo nhu cầu là lĩnh vực có sự tham gia sâu rộng của nhiều thành phần trong xã hội nhất, từ các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cho đến các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp.
Theo đó, đối tượng của loại hình đào tạo này cũng đa dạng hơn, bao gồm cả sinh viên các chuyên ngành khác muốn bổ sung thêm kiến thức về thương mại điện tử, cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước có nhu cầu nâng cao hiểu biết về lĩnh vực đang phát triển hết sức nhanh chóng này.Tuy nhiên, đối tượng phục vụ thiết thực nhất của phương thức đào tạo này là khối doanh nghiệp – lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong xã hội.
Song song với loại hình đào tạo không trực tuyến, hình thức đào tạo trực tuyến về thương mại điện tử đang có xu hướng phát triển nhanh. GS.TS. Nguyễn Hoàng Long nhận định: “Mặc dù mới chiếm tỷ lệ 9% nhưng loại hình đào tạo này hứa hẹn nhiều tiềm năng cho tương lai, tuy rằng thời điểm hiện tại kênh đào tạo này đã hỗ trợ rất lớn cho hình thức đào tạo truyền thống nhưng vẫn chưa phát triển thành một kênh chính thức riêng biệt cho một khoá đào tạo về thương mại điện tử trong nước.
Thực tế, khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành thương mại điện tử của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã áp dụng rất thành công phương pháp đào tạo này”.
Điều tra về hiện trạng thương mại điện tử hàng năm của Vụ thương mại điện tử cho thấy, đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử hầu như chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ kinh doanh, hoặc cán bộ tin học được đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử.
Hơn nữa, do đặc thù của lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi người làm phải có cả ba khối kiến thức về thương mại, công nghệ thông tin và ngoại ngữ nên đào tạo ngắn hạn không thể đem lại những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết để tổ chức hoạt động thương mại hiệu quả nhất tại các doanh nghiệp.
GS-TS. Nguyễn Hoàng Long khẳng định, điểm đáng ghi nhận đầu tiên trong mô hình đào tạo chính quy là khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành thương mại điện tử của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (hợp tác với Trường Đại học North Central - NCU, Hoa Kỳ). Chương trình này được xây dựng dựa trên quan điểm đào tạo công nghệ thông tin đảm bảo cho thương mại điện tử với 6 môn học chuyên ngành do các giảng viên Hoa Kỳ giảng dạy và đánh giá theo chương trình của NCU.
Trong đào tạo sau đại học và đại học, sự phát triển nhanh về số lượng sinh viên đại học, luận văn cao học, luận án tiến sỹ, định vị hình ảnh và vị thế của chuyên ngành quản trị thương mại điện tử trong ngành quản trị kinh doanh ở các trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương... và đào tạo công nghệ thông tin thương mại điện tử ở các trường có chuyên ngành công nghệ thông tin... cũng sẽ là một xu thế phát triển trong giai đoạn này. Hầu hết các chương trình đào tạo này được xác định trên cơ sở quan điểm quản trị kinh doanh thương mại điện tử.
Một ví dụ minh chứng cho xu hướng phát triển này được thể hiện thông qua kế hoạch phát triển của Khoa Thương mại điện tử, trường Đại học Thương mại giai đoạn đến 2010. Từ năm 2010, mỗi khoá chính quy hệ đại học của khoa thương mại điện tử sẽ đào tạo từ 250 – 350 học viên. Đội ngũ giáo viên và chuyên viên chuyên ngành sẽ vào khoảng 25 – 27 người (gồm 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 5 tiến sỹ, 5 thạc sỹ...).
Trong đó, 79% tổ chức có phòng, ban hoặc khoa riêng về công nghệ thông tin, thương mại điện tử và 81% tổ chức có phòng máy vi tính.
Vụ Thương mại điện tử Bộ Công thương vừa cho biết như vậy sau một cuộc điều tra theo phương pháp lấy mẫu ở 300 tổ chức cung cấp các dịch vụ đào tạo trên toàn quốc.
“Những con số này cho thấy một xu hướng khá rõ tại các cơ sở đào tạo là định hướng về đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong những năm gần đây. Mặc dù việc tiến hành mở thêm các khoá mới, các ngành học mới liên quan đến nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhưng các tổ chức vẫn mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực đào tạo mới mẻ này,” GS-TS. Nguyễn Hoàng Long, Trường đại học Thương mại phân tích.
Bên cạnh đó, các hình thức đào tạo cũng có bước chuyển biến rõ nét, đặc biệt nhu cầu về đào tạo theo đơn đặt hàng và đào tạo trực tuyến tăng mạnh. Chẳng hạn, các khoá đào tạo theo đơn đặt hàng chiếm 37% và đào tạo trực tuyến chiếm 9% trong tổng số các khoá đào tạo, theo kết quả điều tra. Còn lại các hình thức đào tạo chính quy dài hạn chiếm 16%, đào tạo tập trung ngắn hạn là 33% và các hình thức khác chiếm khoảng 5%.
Khác với đào tạo chính quy do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thực hiện, đào tạo thương mại điện tử theo nhu cầu là lĩnh vực có sự tham gia sâu rộng của nhiều thành phần trong xã hội nhất, từ các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cho đến các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp.
Theo đó, đối tượng của loại hình đào tạo này cũng đa dạng hơn, bao gồm cả sinh viên các chuyên ngành khác muốn bổ sung thêm kiến thức về thương mại điện tử, cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước có nhu cầu nâng cao hiểu biết về lĩnh vực đang phát triển hết sức nhanh chóng này.Tuy nhiên, đối tượng phục vụ thiết thực nhất của phương thức đào tạo này là khối doanh nghiệp – lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong xã hội.
Song song với loại hình đào tạo không trực tuyến, hình thức đào tạo trực tuyến về thương mại điện tử đang có xu hướng phát triển nhanh. GS.TS. Nguyễn Hoàng Long nhận định: “Mặc dù mới chiếm tỷ lệ 9% nhưng loại hình đào tạo này hứa hẹn nhiều tiềm năng cho tương lai, tuy rằng thời điểm hiện tại kênh đào tạo này đã hỗ trợ rất lớn cho hình thức đào tạo truyền thống nhưng vẫn chưa phát triển thành một kênh chính thức riêng biệt cho một khoá đào tạo về thương mại điện tử trong nước.
Thực tế, khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành thương mại điện tử của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã áp dụng rất thành công phương pháp đào tạo này”.
Điều tra về hiện trạng thương mại điện tử hàng năm của Vụ thương mại điện tử cho thấy, đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử hầu như chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ kinh doanh, hoặc cán bộ tin học được đào tạo ngắn hạn về thương mại điện tử.
Hơn nữa, do đặc thù của lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi người làm phải có cả ba khối kiến thức về thương mại, công nghệ thông tin và ngoại ngữ nên đào tạo ngắn hạn không thể đem lại những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết để tổ chức hoạt động thương mại hiệu quả nhất tại các doanh nghiệp.
GS-TS. Nguyễn Hoàng Long khẳng định, điểm đáng ghi nhận đầu tiên trong mô hình đào tạo chính quy là khoá đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên ngành thương mại điện tử của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (hợp tác với Trường Đại học North Central - NCU, Hoa Kỳ). Chương trình này được xây dựng dựa trên quan điểm đào tạo công nghệ thông tin đảm bảo cho thương mại điện tử với 6 môn học chuyên ngành do các giảng viên Hoa Kỳ giảng dạy và đánh giá theo chương trình của NCU.
Trong đào tạo sau đại học và đại học, sự phát triển nhanh về số lượng sinh viên đại học, luận văn cao học, luận án tiến sỹ, định vị hình ảnh và vị thế của chuyên ngành quản trị thương mại điện tử trong ngành quản trị kinh doanh ở các trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương... và đào tạo công nghệ thông tin thương mại điện tử ở các trường có chuyên ngành công nghệ thông tin... cũng sẽ là một xu thế phát triển trong giai đoạn này. Hầu hết các chương trình đào tạo này được xác định trên cơ sở quan điểm quản trị kinh doanh thương mại điện tử.
Một ví dụ minh chứng cho xu hướng phát triển này được thể hiện thông qua kế hoạch phát triển của Khoa Thương mại điện tử, trường Đại học Thương mại giai đoạn đến 2010. Từ năm 2010, mỗi khoá chính quy hệ đại học của khoa thương mại điện tử sẽ đào tạo từ 250 – 350 học viên. Đội ngũ giáo viên và chuyên viên chuyên ngành sẽ vào khoảng 25 – 27 người (gồm 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 5 tiến sỹ, 5 thạc sỹ...).