Đặt niềm tin cho chuyển biến vĩ mô
Nhiều doanh nghiệp vẫn có kết quả kinh doanh tốt và tin tưởng nền kinh tế sẽ cải thiện trong những tháng cuối năm
Kết quả khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn có kết quả kinh doanh tốt và tin tưởng nền kinh tế sẽ cải thiện trong những tháng cuối năm.
Đây là ghi nhận từ cuộc khảo sát kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện và vừa được hoàn tất.
Đa số đạt doanh thu cao
Bắt đầu từ tháng 7, cuộc khảo sát tiến hành trên 282 doanh nghiệp; trong đó khu vực dân doanh chiếm 58,9%, doanh nghiệp nhà nước chiếm 31,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9,2%.
Với những khó khăn bắt đầu thể hiện trong những tháng đầu năm 2008, đặc biệt là từ ảnh hưởng của lạm phát cao, lãi suất và tỷ giá biến động, chi phí đầu vào tăng mạnh…, nhưng kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung các doanh nghiệp vẫn đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, một tỷ lệ khá lớn có tăng trưởng doanh thu cao và hiệu quả kinh doanh tốt.
Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 10,9%, cao hơn mức 5% của năm 2007. So với cùng kỳ năm 2007, 37,1% doanh nghiệp cho biết doanh thu không thay đổi; đáng chú ý là có tới 50,7% doanh nghiệp khẳng định có doanh thu tốt hơn và 15,7% doanh nghiệp khẳng định doanh thu của mình rất tốt.
Tuy nhiên, những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là từ ảnh hưởng của chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí tài chính, dẫn đến hiệu quả hoạt động (thông qua lợi nhuận thu được) của nhiều doanh nghiệp không tương ứng với tăng trưởng doanh thu như kết quả trên.
Mặc dù có 50,7% doanh nghiệp có doanh thu tốt, 15,7% khẳng định doanh thu rất tốt nhưng tính chung chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp có lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn cùng kỳ năm 2007.
Khó tiếp cận vốn
Phản ánh đúng những khó khăn của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2008, kết quả khảo sát của VCCI cho thấy chứng khoán vẫn chưa phải là kênh dẫn vốn chủ đạo cho doanh nghiệp, rộng hơn là nền kinh tế.
Một trong những chức năng chính của thị trường chứng khoán là tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Cuối năm 2006 và trong năm 2007, chức năng này trở nên nổi bật khi thị trường sôi động và tăng trưởng mạnh. Riêng trong năm 2007, ước tính kênh chứng khoán đã gọi được khoảng 90.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp.
Nhưng nay, qua 6 tháng đầu năm 2008, kết quả khảo sát của VCCI cho thấy nguồn vốn doanh nghiệp tiếp cận qua kênh chứng khoán chỉ chiếm 4,26%. Còn theo dữ liệu được công bố từ Ủy ban Chứng khoán cuối tháng 6 vừa qua, tốc độ huy động vốn của doanh nghiệp qua kênh này đã giảm khoảng 76%, cao hơn mức giảm bình quân của các nước trong khu vực (khoảng 70%).
Trong khi đó, theo báo cáo khảo sát của VCCI, ngân hàng vẫn là kênh tiếp vốn chủ đạo với 74% và một phần hỗ trợ từ các quỹ đầu tư với 14,89%.
Tuy nhiên, với kênh tiếp cận vốn truyền thống là các ngân hàng, trong 6 tháng đầu năm 2008, doanh nghiệp vay vốn đã bắt đầu gặp khó khăn do lãi suất cho vay tăng cao. Trước khi có cơ chế mới cùng quy định của Ngân hàng Nhà nước loại bỏ các loại phí liên quan, lãi suất vay vốn của doanh nghiệp có thể lên tới 25%/năm. Theo VCCI, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất từ khó khăn của lãi suất.
Và đáng chú ý là dù có chấp nhận lãi suất cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó vay được vốn, đủ vốn. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 10,5% doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu vay vốn.
Có thể thấy, ngoài lãi suất tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn định tăng trưởng tín dụng (30% trong năm nay) cũng như tình trạng khó khăn thanh khoản của nhiều ngân hàng trong những tháng đầu năm là những nguyên nhân chính, bên cạnh các nguyên nhân nội tại từ doanh nghiệp, dẫn đến sự hạn chế của khả năng tiếp cận vốn.
Tin ở chuyển biến vĩ mô
Trung tuần tháng 7 vừa qua, Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) công bố kết quả khảo sát (thực hiện trong quý 2/2008) về mức độ tin tưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á đối với nền kinh tế trong nước. Trong đó, tại Việt Nam, đại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ (67%) vẫn tin rằng nền kinh tế sẽ phát triển ở mức hiện tại hoặc cao hơn.
Và trong khảo sát lần này của VCCI, với thành phần doanh nghiệp đa dạng hơn, phần lớn đều tin tưởng vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế, thậm chí lạc quan với tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2008.
Cụ thể, 42% ý kiến doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ mức ổn định; và với những chính sách hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục được duy trì. Một tỷ lệ khá lớn (30,6%) doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế sẽ được cải thiện hơn trong những tháng cuối năm 2008. Đáng chú ý là có tới 82% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào sự cải thiện đó.
Đi cùng với niềm tin trên, 52,4% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục giữ quy mô sản xuất kinh doanh như hiện nay; 41% doanh nghiệp dự định sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Trên thực tế, từ tháng 6 đến nay, một số chỉ báo của nền kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến rõ nét, như tốc độ tăng của lạm phát chậm lại, nhập siêu được kiềm chế, xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký liên tục lập kỷ lục, lãi suất cho vay đã bắt đầu giảm bớt… Và theo định hướng của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn có thể đạt từ 6,7% - 7%.
Đây là ghi nhận từ cuộc khảo sát kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện và vừa được hoàn tất.
Đa số đạt doanh thu cao
Bắt đầu từ tháng 7, cuộc khảo sát tiến hành trên 282 doanh nghiệp; trong đó khu vực dân doanh chiếm 58,9%, doanh nghiệp nhà nước chiếm 31,9% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9,2%.
Với những khó khăn bắt đầu thể hiện trong những tháng đầu năm 2008, đặc biệt là từ ảnh hưởng của lạm phát cao, lãi suất và tỷ giá biến động, chi phí đầu vào tăng mạnh…, nhưng kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung các doanh nghiệp vẫn đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, một tỷ lệ khá lớn có tăng trưởng doanh thu cao và hiệu quả kinh doanh tốt.
Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 10,9%, cao hơn mức 5% của năm 2007. So với cùng kỳ năm 2007, 37,1% doanh nghiệp cho biết doanh thu không thay đổi; đáng chú ý là có tới 50,7% doanh nghiệp khẳng định có doanh thu tốt hơn và 15,7% doanh nghiệp khẳng định doanh thu của mình rất tốt.
Tuy nhiên, những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là từ ảnh hưởng của chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí tài chính, dẫn đến hiệu quả hoạt động (thông qua lợi nhuận thu được) của nhiều doanh nghiệp không tương ứng với tăng trưởng doanh thu như kết quả trên.
Mặc dù có 50,7% doanh nghiệp có doanh thu tốt, 15,7% khẳng định doanh thu rất tốt nhưng tính chung chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp có lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn cùng kỳ năm 2007.
Khó tiếp cận vốn
Phản ánh đúng những khó khăn của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2008, kết quả khảo sát của VCCI cho thấy chứng khoán vẫn chưa phải là kênh dẫn vốn chủ đạo cho doanh nghiệp, rộng hơn là nền kinh tế.
Một trong những chức năng chính của thị trường chứng khoán là tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Cuối năm 2006 và trong năm 2007, chức năng này trở nên nổi bật khi thị trường sôi động và tăng trưởng mạnh. Riêng trong năm 2007, ước tính kênh chứng khoán đã gọi được khoảng 90.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp.
Nhưng nay, qua 6 tháng đầu năm 2008, kết quả khảo sát của VCCI cho thấy nguồn vốn doanh nghiệp tiếp cận qua kênh chứng khoán chỉ chiếm 4,26%. Còn theo dữ liệu được công bố từ Ủy ban Chứng khoán cuối tháng 6 vừa qua, tốc độ huy động vốn của doanh nghiệp qua kênh này đã giảm khoảng 76%, cao hơn mức giảm bình quân của các nước trong khu vực (khoảng 70%).
Trong khi đó, theo báo cáo khảo sát của VCCI, ngân hàng vẫn là kênh tiếp vốn chủ đạo với 74% và một phần hỗ trợ từ các quỹ đầu tư với 14,89%.
Tuy nhiên, với kênh tiếp cận vốn truyền thống là các ngân hàng, trong 6 tháng đầu năm 2008, doanh nghiệp vay vốn đã bắt đầu gặp khó khăn do lãi suất cho vay tăng cao. Trước khi có cơ chế mới cùng quy định của Ngân hàng Nhà nước loại bỏ các loại phí liên quan, lãi suất vay vốn của doanh nghiệp có thể lên tới 25%/năm. Theo VCCI, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất từ khó khăn của lãi suất.
Và đáng chú ý là dù có chấp nhận lãi suất cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó vay được vốn, đủ vốn. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 10,5% doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu vay vốn.
Có thể thấy, ngoài lãi suất tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn định tăng trưởng tín dụng (30% trong năm nay) cũng như tình trạng khó khăn thanh khoản của nhiều ngân hàng trong những tháng đầu năm là những nguyên nhân chính, bên cạnh các nguyên nhân nội tại từ doanh nghiệp, dẫn đến sự hạn chế của khả năng tiếp cận vốn.
Tin ở chuyển biến vĩ mô
Trung tuần tháng 7 vừa qua, Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) công bố kết quả khảo sát (thực hiện trong quý 2/2008) về mức độ tin tưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á đối với nền kinh tế trong nước. Trong đó, tại Việt Nam, đại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ (67%) vẫn tin rằng nền kinh tế sẽ phát triển ở mức hiện tại hoặc cao hơn.
Và trong khảo sát lần này của VCCI, với thành phần doanh nghiệp đa dạng hơn, phần lớn đều tin tưởng vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế, thậm chí lạc quan với tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2008.
Cụ thể, 42% ý kiến doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ mức ổn định; và với những chính sách hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục được duy trì. Một tỷ lệ khá lớn (30,6%) doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế sẽ được cải thiện hơn trong những tháng cuối năm 2008. Đáng chú ý là có tới 82% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào sự cải thiện đó.
Đi cùng với niềm tin trên, 52,4% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục giữ quy mô sản xuất kinh doanh như hiện nay; 41% doanh nghiệp dự định sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Trên thực tế, từ tháng 6 đến nay, một số chỉ báo của nền kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến rõ nét, như tốc độ tăng của lạm phát chậm lại, nhập siêu được kiềm chế, xuất khẩu tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký liên tục lập kỷ lục, lãi suất cho vay đã bắt đầu giảm bớt… Và theo định hướng của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn có thể đạt từ 6,7% - 7%.