Dấu hiệu căng thẳng trên thị trường ngoại tệ: Đâu là nguyên nhân?
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp rất khó mua được ngoại tệ của ngân hàng
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp rất khó mua được ngoại tệ của ngân hàng.
Các ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán mức tỷ giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước quy định từ 1% đến 2%.
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói:
- Ngân hàng Nhà nước luôn theo dõi rất sát mọi diễn biến trên thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước. Khoảng 3 tuần gần đây, thị trường ngoại tệ có biểu hiện căng thẳng trở lại, nhu cầu mua ngoại tệ vượt khả năng có ngoại tệ để bán của các ngân hàng thương mại.
Chỉ sau gần một tháng Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ giao dịch từ + 3% lên + 5%, các ngân hàng thương mại đã phải niêm yết tỷ giá mua vào lẫn bán ra ở mức tỷ giá trần. Nhiều doanh nghiệp phải mua với mức tỷ giá cao hơn mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Đề nghị Phó thống đốc cho biết đâu là nguyên nhân của tình trạng căng thẳng về ngoại tệ nêu trên?
Số liệu thống kê cho thấy quý 1/2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 14,14 tỷ USD (theo giá FOB) tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2008; kim ngạch nhập khẩu đạt 11,81 tỷ USD (theo giá FOB), giảm 41,3% so với cùng kỳ năm 2008.
Do vậy, cán cân thương mại thặng dư 2,32 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm 2008 thâm hụt 6,95 tỷ USD.
Cán cân vãng lai quý 1/2009 thặng dư ở mức 2,6 tỷ USD, ngược hẳn với mức thâm hụt 6,1 tỷ USD của cùng kỳ năm 2008. Như vậy, nếu đứng trên phương diện phân tích vĩ mô, một số cân đối lớn của cán cân thanh toán thì tình hình được cải thiện hơn rất nhiều so với quý 1/2008.
Nhưng những diễn biến gần đây trên thị trường ngoại hối trong nước có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Trước hết là yếu tố tâm lý, doanh nghiệp và người dân đều biết nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đương đầu với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế đều giảm sút, thậm chí một số lĩnh vực còn giảm sút rất mạnh. Từ suy nghĩ đó đã tạo ra tâm lý lo ngoại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến găm giữ ngoại tệ.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng liên tục trong suốt 4 tháng đầu năm 2009. Tiền gửi ngoại tệ của cả nền kinh tế tăng 3,35%. Đây là hiện tượng không bình thường.
Hàng năm, số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu, tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung, cầu ngoại tệ trên thị trường. Bốn tháng đầu năm nay số ngoại tệ này hầu như đóng băng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen cũng thừa cơ trỗi dậy.
Nắm được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra các tin đồn thất thiệt, thậm chí còn tự tạo ra các đợt sóng trên thị trường ngoại tệ để mua bán kiếm lời.
Ngoài ra, còn có yếu tố khách quan. Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm nhiều giải pháp đồng bộ chống khủng hoảng, trong đó có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thực tế chứng minh các giải pháp trên là đúng đắn và kịp thời. Nhưng cũng có một thực tế là khi tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% đã đưa mặt bằng lãi suất vay VND thực tế của doanh nghiệp và dân cư xuống 5 - 6% (một số trường hợp còn thấp hơn). Mặt bằng lãi suất này cũng bằng mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của hệ thống ngân hàng thương mại.
Điều này vô hình chung đã khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng VND để mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thay vì vay vốn bằng ngoại tệ (hiệu quả kinh tế như nhau lại không bị rủi ro về biến động tỷ giá). Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũng tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngân hàng.
Số liệu thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm 2,5%.
Thực tế này đã làm tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế. Như đã nói ở trên, tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm, dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng phổ biến là nhiều doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ để thế chấp vay VND. Theo tính toán gửi ngoại tệ tại ngân hàng để lấy lãi suất 2% đến 3%, vay VND sau hỗ trợ phải trả từ 5% đến 6%, như vậy thực tế phải trả lãi vốn vay ngân hàng ở mức 2% - 3%. Do vậy, theo tính toán của họ đi vay ngân hàng không những không phải trả lãi mà còn được hưởng lãi.
Tóm lại, đang tồn tại những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán, thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch.
Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp gì?
Chúng tôi xác định tiến hành đồng bộ theo 3 nhóm giải pháp chính, bao gồm: thông tin tuyên truyền; sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ.
Ngân hàng Nhà nước sẽ kịp thời cung cấp một cách công khai, minh bạch các thông tin cần thiết để doanh nghiệp và người dân hiểu tình hình.
Ngân hàng Nhà nước đã dự báo cán cân thanh toán cả năm 2009 theo nhiều kịch bản khác nhau. Theo đó, mức thâm hụt trung bình của cán cân thanh toán là khoảng 1 tỷ USD. Ngay cả với kịch bản xấu nhất, mức thâm hụt chỉ gần 2,5 tỷ USD. Trong khi đó dự trữ ngoại hối của nước ta vẫn đang duy trì ở mức 20 tỷ USD, đủ sức để bù mọi thiếu hụt của cán cân thanh toán.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ sử dụng các nhóm giải pháp sử dụng các công cụ và biện pháp kinh tế. Hiện nay mặt bằng lãi suất huy động USD của ngân hàng thương mại phổ biến ở mức từ 2% đến 3%. Do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và rủi ro cũng rất lớn.
Các ngân hàng cũng có thể gửi tại Ngân hàng Nhà nước hầu như không có rủi ro nhưng lãi suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa.
Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% - điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD.
Thời gian qua cũng có nhiều ý kiến cho rằng khi đã tiến hành hỗ trợ 4% lãi suất vay cho cả 3 kỳ hạn thì cũng phải áp dụng biện pháp hỗ trợ lãi suất vay vốn ngoại tệ. Xét về tính hợp lý và logic, cách đặt vấn đề như vậy là đúng đắn. Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu để đánh giá toàn diện phương án này. Gần đây cũng có ý kiến đề nghị tiến hành biện pháp kết hối.
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các ngân hàng thương mại để tạo thêm nguồn vốn VND cho ngân hàng thương mại vừa giải quyết bài toán “thừa” ngoại tệ để cho vay của các ngân hàng thương mại.
Về nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép. Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định.
Tuy nhiên, để các giải pháp trên phát huy kết quả, rất cần sự hợp tác của doanh nghiệp và người dân.
Các ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán mức tỷ giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước quy định từ 1% đến 2%.
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói:
- Ngân hàng Nhà nước luôn theo dõi rất sát mọi diễn biến trên thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước. Khoảng 3 tuần gần đây, thị trường ngoại tệ có biểu hiện căng thẳng trở lại, nhu cầu mua ngoại tệ vượt khả năng có ngoại tệ để bán của các ngân hàng thương mại.
Chỉ sau gần một tháng Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ giao dịch từ + 3% lên + 5%, các ngân hàng thương mại đã phải niêm yết tỷ giá mua vào lẫn bán ra ở mức tỷ giá trần. Nhiều doanh nghiệp phải mua với mức tỷ giá cao hơn mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Đề nghị Phó thống đốc cho biết đâu là nguyên nhân của tình trạng căng thẳng về ngoại tệ nêu trên?
Số liệu thống kê cho thấy quý 1/2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 14,14 tỷ USD (theo giá FOB) tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2008; kim ngạch nhập khẩu đạt 11,81 tỷ USD (theo giá FOB), giảm 41,3% so với cùng kỳ năm 2008.
Do vậy, cán cân thương mại thặng dư 2,32 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm 2008 thâm hụt 6,95 tỷ USD.
Cán cân vãng lai quý 1/2009 thặng dư ở mức 2,6 tỷ USD, ngược hẳn với mức thâm hụt 6,1 tỷ USD của cùng kỳ năm 2008. Như vậy, nếu đứng trên phương diện phân tích vĩ mô, một số cân đối lớn của cán cân thanh toán thì tình hình được cải thiện hơn rất nhiều so với quý 1/2008.
Nhưng những diễn biến gần đây trên thị trường ngoại hối trong nước có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Trước hết là yếu tố tâm lý, doanh nghiệp và người dân đều biết nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đương đầu với những khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế đều giảm sút, thậm chí một số lĩnh vực còn giảm sút rất mạnh. Từ suy nghĩ đó đã tạo ra tâm lý lo ngoại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến găm giữ ngoại tệ.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng liên tục trong suốt 4 tháng đầu năm 2009. Tiền gửi ngoại tệ của cả nền kinh tế tăng 3,35%. Đây là hiện tượng không bình thường.
Hàng năm, số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu, tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung, cầu ngoại tệ trên thị trường. Bốn tháng đầu năm nay số ngoại tệ này hầu như đóng băng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen cũng thừa cơ trỗi dậy.
Nắm được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra các tin đồn thất thiệt, thậm chí còn tự tạo ra các đợt sóng trên thị trường ngoại tệ để mua bán kiếm lời.
Ngoài ra, còn có yếu tố khách quan. Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm nhiều giải pháp đồng bộ chống khủng hoảng, trong đó có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thực tế chứng minh các giải pháp trên là đúng đắn và kịp thời. Nhưng cũng có một thực tế là khi tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% đã đưa mặt bằng lãi suất vay VND thực tế của doanh nghiệp và dân cư xuống 5 - 6% (một số trường hợp còn thấp hơn). Mặt bằng lãi suất này cũng bằng mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của hệ thống ngân hàng thương mại.
Điều này vô hình chung đã khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng VND để mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thay vì vay vốn bằng ngoại tệ (hiệu quả kinh tế như nhau lại không bị rủi ro về biến động tỷ giá). Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũng tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngân hàng.
Số liệu thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm 2,5%.
Thực tế này đã làm tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế. Như đã nói ở trên, tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm, dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng phổ biến là nhiều doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ để thế chấp vay VND. Theo tính toán gửi ngoại tệ tại ngân hàng để lấy lãi suất 2% đến 3%, vay VND sau hỗ trợ phải trả từ 5% đến 6%, như vậy thực tế phải trả lãi vốn vay ngân hàng ở mức 2% - 3%. Do vậy, theo tính toán của họ đi vay ngân hàng không những không phải trả lãi mà còn được hưởng lãi.
Tóm lại, đang tồn tại những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán, thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch.
Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp gì?
Chúng tôi xác định tiến hành đồng bộ theo 3 nhóm giải pháp chính, bao gồm: thông tin tuyên truyền; sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ.
Ngân hàng Nhà nước sẽ kịp thời cung cấp một cách công khai, minh bạch các thông tin cần thiết để doanh nghiệp và người dân hiểu tình hình.
Ngân hàng Nhà nước đã dự báo cán cân thanh toán cả năm 2009 theo nhiều kịch bản khác nhau. Theo đó, mức thâm hụt trung bình của cán cân thanh toán là khoảng 1 tỷ USD. Ngay cả với kịch bản xấu nhất, mức thâm hụt chỉ gần 2,5 tỷ USD. Trong khi đó dự trữ ngoại hối của nước ta vẫn đang duy trì ở mức 20 tỷ USD, đủ sức để bù mọi thiếu hụt của cán cân thanh toán.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ sử dụng các nhóm giải pháp sử dụng các công cụ và biện pháp kinh tế. Hiện nay mặt bằng lãi suất huy động USD của ngân hàng thương mại phổ biến ở mức từ 2% đến 3%. Do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và rủi ro cũng rất lớn.
Các ngân hàng cũng có thể gửi tại Ngân hàng Nhà nước hầu như không có rủi ro nhưng lãi suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa.
Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% - điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD.
Thời gian qua cũng có nhiều ý kiến cho rằng khi đã tiến hành hỗ trợ 4% lãi suất vay cho cả 3 kỳ hạn thì cũng phải áp dụng biện pháp hỗ trợ lãi suất vay vốn ngoại tệ. Xét về tính hợp lý và logic, cách đặt vấn đề như vậy là đúng đắn. Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu để đánh giá toàn diện phương án này. Gần đây cũng có ý kiến đề nghị tiến hành biện pháp kết hối.
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các ngân hàng thương mại để tạo thêm nguồn vốn VND cho ngân hàng thương mại vừa giải quyết bài toán “thừa” ngoại tệ để cho vay của các ngân hàng thương mại.
Về nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép. Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định.
Tuy nhiên, để các giải pháp trên phát huy kết quả, rất cần sự hợp tác của doanh nghiệp và người dân.