Dấu hỏi về nghiệp vụ repo của công ty chứng khoán
Hàng chục ngàn tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng đổ vào các công ty chứng khoán để cho nhà đầu tư thực hiện repo
Trong tháng 11, nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm với lợi nhuận giảm mạnh cùng với nợ xấu tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng. Nguyên nhân rất quan trọng là cuộc tăng vốn điều lệ “thần tốc” từ vốn ảo, dòng tiền khổng lồ từ các ngân hàng đổ vào các công ty chứng khoán và sở hữu chồng chéo.
Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được nâng cấp lên thành đô thị đã tăng vốn kỷ lục, chỉ trong vòng 5-8 năm, vốn điều lệ tăng 9-15 lần, có ngân hàng trong 7 năm, vốn điều lệ tăng từ 17 tỷ đồng lên tới 1.000 tỷ đồng.
Điển hình là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á, trong hơn 4 năm (2006-2012) tăng vốn gấp 6 lần từ 500 tỷ lên tới 3.098 tỷ đồng. TS. Vũ Thành Tự Anh nhận định, việc tăng vốn quá nhanh của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu nhờ vốn ảo, nghĩa là các cổ đông, quỹ đầu tư, công ty đi vay vốn ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng từ ngân hàng này để góp vốn vào ngân hàng khác.
Theo các chuyên gia, nghi vấn lớn từ vốn ảo là dòng tiền rất lớn, hàng chục ngàn tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng đổ vào các công ty chứng khoán để họ cho các nhà đầu tư vay thực hiện giao dịch repo, sau đó dòng tiền này lại được các nhà đầu tư mua trái phiếu, cổ phiếu ngân hàng phát hành thêm để tăng vốn điều lệ.
Một minh chứng của nghi vấn này là trong tháng 10/2012, nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng khi đọc báo cáo tài quý 3/2012 của Công ty Chứng khoán Saigontourist (STSC), đã đăng tải trên trang web của Ủy ban Chứng khoán. Trong đó, STSC có các khoản phải thu khác lên tới 2.559,3 tỷ đồng.
Theo thuyết minh trong báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã kiểm toán của STSC (ký ngày10/7/2012), các khoản phải thu khác rất lớn này chủ yếu phản ánh giá trị của các hợp đồng giao dịch repo cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) với giá trung bình là 19.231 đồng/cổ phiếu với tổng số tiền phải thu là 2.139 tỷ đồng và các khoản dự thu lãi cho các hợp đồng giao dịch repo này có số dư tại ngày 30/6/2012 là 412,54 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Saigontourist có vốn điều lệ chỉ có 318,71 tỷ đồng, trong đó, Tổng công ty du lịch Sài Gòn nắm giữ chỉ có 9,1%, Công ty Cổ phần du lịch Hương Giang nắm giữ 3,64%, các cổ đông khác (không công bố danh sách) nắm giữ tới 87,26%.
Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp. Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có thể mang đến công ty chứng khoán để repo. Nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được chấp nhận thì công ty chứng khoán sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này (tức là bán) cho công ty chứng khoán theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.
Khi hết hạn, nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ làm giấy chuyển nhượng sang tên chứng khoán lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng giá công ty chứng khoán mua ban đầu cộng với lãi suất cho vay tùy theo thời hạn repo.
Như vậy, trong trường hợp của STSC, các cổ đông và nhà đầu tư (đã sở hữu cổ phiếu nhưng chưa có trong danh sách cổ đông) Ngân hàng SCB đã mang cổ phiếu này đến STSC để repo (bán cho công ty rồi mua lại sau 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, thực chất là vay số tiền 2.139 tỷ đồng).
Vậy STSC lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để cho vay ngắn hạn? Theo Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính nêu ở trên, số dư đặt cọc môi giới đến 4/7/2012 của STSC lên tới 2.048 tỷ đồng, trong đó, quá hạn 1.940 tỷ đồng và sắp đến hạn 108,56 tỷ đồng.
Ngân hàng SCB yêu cầu công ty phải có kế hoạch hoàn trả các khoản đặt cọc này nhưng công ty chưa có khả năng trả và đề nghị SCB gia hạn thêm 12 tháng. Ngoài ra, STSC còn nêu rõ: Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ (bao gồm trả nợ số tiền gốc đặt cọc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn...), Công ty đã được bên thứ ba đã sử dụng tài sản là bất động sản thế chấp với ngân hàng với giá trị đảm bảo theo định giá của ngân hàng là 2.923 tỷ đồng.
Bên thứ ba là ai, STSC không công bố, nhưng chắc chắn phải là một số “đại gia” mới có tài sản là bất động sản lớn như vậy mang thế chấp để bảo lãnh trả nợ thay cho STSC.
STSC còn cho rằng những khoản repo nói trên khi đến hạn, khách hàng (cổ đông Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn) sẽ tiếp tục ký hợp đồng repo gia hạn thên 3 tháng và Ngân hàng SCB đã có cam kết tìm đối tác mua lại cổ phiếu giao dịch repo trong trường hợp cổ đông của SCB (người thực hiện repo) không thực hiện mua lại cổ phiếu và trả tiền theo hợp đồng repo đã ký.
Tuy nhiên, công ty kiểm toán đánh giá, những khoản repo này khách hàng sẽ không thể thanh toán được trong vòng 90 ngày kể từ 30/6/2012. Kiểm toán không nêu rõ lý do nhưng có thể dự đoán nhiều nhà đầu tư đã “bỏ của chạy lấy người” bởi vì từ khi ký hợp đồng repo cổ phiếu SCB (giá trung bình 19.231 đồng/cổ phiếu) đến nay, giá SCB trên thị trường OTC chỉ còn khoảng 5-6.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, đến nay, vẫn chưa có thông tin công bố số tiền repo 2.139 tỷ đồng nói trên ngân hàng đã thu hồi được chưa và số tiền lớn này các cổ đông của ngân hàng đã “đổ” nó vào đâu?
Chứng khoán Saigontourist không phải là công ty duy nhất thực hiện các giao dịch repo cho các ngân hàng. Việc thực hiện repo để đầu tư chứng khoán cũng giống như hoạt động đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư tận dụng nguồn vốn của các công ty chứng khoán để repo cổ phiếu rồi dùng tiền mua tiếp cổ phiếu khiến giá bị đẩy lên, một khi các nhà đầu tư đặt lệnh mua với khối lượng lớn sẽ tạo cầu ảo và đẩy giá cổ phiếu tăng cao mà không phải là sự tăng trưởng thực của các doanh nghiệp.
Hơn nữa, nhiều công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là nơi diễn ra các giao dịch repo, ủy thác đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng với các khoản phải thu, phải trả hàng ngàn tỉ đồng. Về bản chất đó có thể là các công ty sân sau của các ngân hàng, nơi trung chuyển của dòng vốn ảo, của sở hữu chéo.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được nâng cấp lên thành đô thị đã tăng vốn kỷ lục, chỉ trong vòng 5-8 năm, vốn điều lệ tăng 9-15 lần, có ngân hàng trong 7 năm, vốn điều lệ tăng từ 17 tỷ đồng lên tới 1.000 tỷ đồng.
Điển hình là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á, trong hơn 4 năm (2006-2012) tăng vốn gấp 6 lần từ 500 tỷ lên tới 3.098 tỷ đồng. TS. Vũ Thành Tự Anh nhận định, việc tăng vốn quá nhanh của hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu nhờ vốn ảo, nghĩa là các cổ đông, quỹ đầu tư, công ty đi vay vốn ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng từ ngân hàng này để góp vốn vào ngân hàng khác.
Theo các chuyên gia, nghi vấn lớn từ vốn ảo là dòng tiền rất lớn, hàng chục ngàn tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng đổ vào các công ty chứng khoán để họ cho các nhà đầu tư vay thực hiện giao dịch repo, sau đó dòng tiền này lại được các nhà đầu tư mua trái phiếu, cổ phiếu ngân hàng phát hành thêm để tăng vốn điều lệ.
Một minh chứng của nghi vấn này là trong tháng 10/2012, nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng khi đọc báo cáo tài quý 3/2012 của Công ty Chứng khoán Saigontourist (STSC), đã đăng tải trên trang web của Ủy ban Chứng khoán. Trong đó, STSC có các khoản phải thu khác lên tới 2.559,3 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, nghi vấn lớn từ vốn ảo là dòng tiền rất lớn, hàng chục ngàn tỷ đồng từ hệ thống ngân hàng đổ vào các công ty chứng khoán để họ cho các nhà đầu tư vay thực hiện giao dịch repo.
Theo thuyết minh trong báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã kiểm toán của STSC (ký ngày10/7/2012), các khoản phải thu khác rất lớn này chủ yếu phản ánh giá trị của các hợp đồng giao dịch repo cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) với giá trung bình là 19.231 đồng/cổ phiếu với tổng số tiền phải thu là 2.139 tỷ đồng và các khoản dự thu lãi cho các hợp đồng giao dịch repo này có số dư tại ngày 30/6/2012 là 412,54 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Saigontourist có vốn điều lệ chỉ có 318,71 tỷ đồng, trong đó, Tổng công ty du lịch Sài Gòn nắm giữ chỉ có 9,1%, Công ty Cổ phần du lịch Hương Giang nắm giữ 3,64%, các cổ đông khác (không công bố danh sách) nắm giữ tới 87,26%.
Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp. Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có thể mang đến công ty chứng khoán để repo. Nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được chấp nhận thì công ty chứng khoán sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này (tức là bán) cho công ty chứng khoán theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.
Khi hết hạn, nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ làm giấy chuyển nhượng sang tên chứng khoán lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng giá công ty chứng khoán mua ban đầu cộng với lãi suất cho vay tùy theo thời hạn repo.
Như vậy, trong trường hợp của STSC, các cổ đông và nhà đầu tư (đã sở hữu cổ phiếu nhưng chưa có trong danh sách cổ đông) Ngân hàng SCB đã mang cổ phiếu này đến STSC để repo (bán cho công ty rồi mua lại sau 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, thực chất là vay số tiền 2.139 tỷ đồng).
Vậy STSC lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để cho vay ngắn hạn? Theo Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính nêu ở trên, số dư đặt cọc môi giới đến 4/7/2012 của STSC lên tới 2.048 tỷ đồng, trong đó, quá hạn 1.940 tỷ đồng và sắp đến hạn 108,56 tỷ đồng.
Ngân hàng SCB yêu cầu công ty phải có kế hoạch hoàn trả các khoản đặt cọc này nhưng công ty chưa có khả năng trả và đề nghị SCB gia hạn thêm 12 tháng. Ngoài ra, STSC còn nêu rõ: Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ (bao gồm trả nợ số tiền gốc đặt cọc, lãi trong hạn, lãi phạt quá hạn...), Công ty đã được bên thứ ba đã sử dụng tài sản là bất động sản thế chấp với ngân hàng với giá trị đảm bảo theo định giá của ngân hàng là 2.923 tỷ đồng.
Theo Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính nêu ở trên, số dư đặt cọc môi giới đến 4/7/2012 của STSC lên tới 2.048 tỷ đồng, trong đó, quá hạn 1.940 tỷ đồng và sắp đến hạn 108,56 tỷ đồng.
Bên thứ ba là ai, STSC không công bố, nhưng chắc chắn phải là một số “đại gia” mới có tài sản là bất động sản lớn như vậy mang thế chấp để bảo lãnh trả nợ thay cho STSC.
STSC còn cho rằng những khoản repo nói trên khi đến hạn, khách hàng (cổ đông Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn) sẽ tiếp tục ký hợp đồng repo gia hạn thên 3 tháng và Ngân hàng SCB đã có cam kết tìm đối tác mua lại cổ phiếu giao dịch repo trong trường hợp cổ đông của SCB (người thực hiện repo) không thực hiện mua lại cổ phiếu và trả tiền theo hợp đồng repo đã ký.
Tuy nhiên, công ty kiểm toán đánh giá, những khoản repo này khách hàng sẽ không thể thanh toán được trong vòng 90 ngày kể từ 30/6/2012. Kiểm toán không nêu rõ lý do nhưng có thể dự đoán nhiều nhà đầu tư đã “bỏ của chạy lấy người” bởi vì từ khi ký hợp đồng repo cổ phiếu SCB (giá trung bình 19.231 đồng/cổ phiếu) đến nay, giá SCB trên thị trường OTC chỉ còn khoảng 5-6.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, đến nay, vẫn chưa có thông tin công bố số tiền repo 2.139 tỷ đồng nói trên ngân hàng đã thu hồi được chưa và số tiền lớn này các cổ đông của ngân hàng đã “đổ” nó vào đâu?
Chứng khoán Saigontourist không phải là công ty duy nhất thực hiện các giao dịch repo cho các ngân hàng. Việc thực hiện repo để đầu tư chứng khoán cũng giống như hoạt động đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư tận dụng nguồn vốn của các công ty chứng khoán để repo cổ phiếu rồi dùng tiền mua tiếp cổ phiếu khiến giá bị đẩy lên, một khi các nhà đầu tư đặt lệnh mua với khối lượng lớn sẽ tạo cầu ảo và đẩy giá cổ phiếu tăng cao mà không phải là sự tăng trưởng thực của các doanh nghiệp.
Hơn nữa, nhiều công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là nơi diễn ra các giao dịch repo, ủy thác đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng với các khoản phải thu, phải trả hàng ngàn tỉ đồng. Về bản chất đó có thể là các công ty sân sau của các ngân hàng, nơi trung chuyển của dòng vốn ảo, của sở hữu chéo.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)