Đấu thầu vàng miếng vì sao tạm ngừng?
Việc tạm ngừng đấu thầu có thể xem là một phép thử của Ngân hàng Nhà nước
Đây là tuần đầu tiên không có phiên đấu thầu vàng miếng nào kể từ khi Ngân hàng Nhà nước mở hoạt động này. Chênh lệch giá lại nới rộng trên 3 triệu đồng/lượng, nhưng đó chỉ là phản ứng ở bề nổi.
Sau khi giảm quy mô chào thầu từ 26.000 lượng xuống còn 20.000 lượng mỗi phiên gần đây, hoạt động đấu thầu đã tạm ngừng trong tuần này. Qua ròng rã 57 phiên rải khá đều 5 tháng qua, khoảng lặng đấu thầu đã xuất hiện.
Vì sao tuần này không tổ chức đấu thầu vàng miếng? Lãnh đạo vụ chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước trả lời, về nguyên tắc, thị trường còn nhu cầu phải bình ổn thì cơ quan này sẽ bình ổn; việc đấu thầu được hoạch định trên cơ sở bám sát tình hình thị trường để tổ chức cho phù hợp.
Mặt khác, hiện Ngân hàng Nhà nước là đầu mối duy nhất tạo nguồn cung mới cho thị trường, không có sự kết thúc ngoại trừ có thay đổi cơ chế điều hành. Tần suất và quy mô đấu thầu sẽ bám sát thực tế yêu cầu của thị trường, thậm chí về lâu dài có thể là cả chiều mua vào nếu người dân bán ròng và xét thấy cần điều tiết.
Còn trong tuần này, việc tạm ngừng đấu thầu có thể xem là một phép thử của Ngân hàng Nhà nước. Thị trường có bị hẫng cung hay không? Cầu có dồn lên và phản ánh ở giá? Thị trường vẫn ổn định hay xáo trộn?
Câu trả lời là thị trường vẫn ổn định. Giá chỉ giao động từ 38,3 - 38,5 triệu đồng/lượng. Sự ổn định của giá trong tháng 8 vừa qua đang được nối dài sang tháng 9. Đến thời điểm này có thể khẳng định thị trường không có hiện tượng khan cung, cầu tăng và đẩy giá tạo biến động. Đó là một câu trả lời bước đầu cho phép thử, hay là thành công mà Ngân hàng Nhà nước nhận được theo mục tiêu bình ổn, giữ ổn định thị trường - điều họ nhiều lần nhấn mạnh thời gian qua.
Vì sao xem là thành công? Vì sự quá ổn định của giá đã “ru ngủ” một phần nhất định lực cầu, vàng bớt hấp dẫn trong mắt dân cư và bớt hút tiền chảy vào thêm nữa. Khoảng một tháng qua, thay đổi của giá vàng trong nước chỉ xoay quanh 1%, trong khi giá thế giới sau khi tăng khoảng 6% lại giảm gần 4% với khả năng tạo sóng đáng kể.
Chỉ quanh 1%, quá ổn định thì kém hấp dẫn, xét ở khả năng sinh lời, trong khi đổ vốn vào đó vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro giá xuống. Nếu có sự tương đồng tăng 6% và giảm 4% như giá thế giới trong khoảng một tháng qua, thị trường vàng trong nước hẳn đã có sóng và sẽ sôi động hơn, hấp dẫn hơn, nguồn tiền sẽ chảy vào mạnh hơn.
Tạm ngừng đấu thầu, kết quả của phép thử là thị trường vẫn tương đối cân bằng, cầu và giá không có biến động lớn hay xáo trộn lớn.
“Quan sát giao dịch thời gian gần đây chúng tôi thấy lực mua đã giảm, yếu đi khá nhiều so với trước. Đây là tín hiệu tốt nhưng chưa thực sự bền vững. Quan trọng hơn là kỳ vọng, có thể nói là yếu tố giảm mạnh nhất. Bởi giá vàng thời gian qua và hiện nay không còn tăng vù vù như những năm 2009 - 2010, thậm chí giá thế giới phục hồi đến một mức nhất định lại bị đè xuống trong diễn biến vừa qua, tức giá lên một mức nào đó thì có lực lượng bán ra chứ không hẳn cứ ồ ạt mua theo như trước”, lãnh đạo vụ chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận.
Tuy nhiên, có hai điểm liên quan được dư luận quan tâm.
Một là, sau khi bán ra khoảng 56 tấn vàng, có phải Ngân hàng Nhà nước đang “dè đạn”? Hai là, chênh lệch giá trong nước so với thế giới từ quanh 2 triệu đồng, vì sao lại ngừng đấu thầu để nó nới lên trên 3 triệu đồng/lượng?
Như trả lời của lãnh đạo vụ chức năng nói trên, là đầu mối duy nhất và độc quyền tạo cung vàng miếng mới, thị trường còn cần thì còn phải đáp ứng; “dè đạn” hay không không hẳn theo mong muốn chủ quan của Ngân hàng Nhà nước. Hiện thị trường tương đối cân bằng, cơ quan này tạm ngừng đấu thầu và quan sát, những sẵn sàng tạo cung nếu có xáo trộn lớn.
Về chênh lệch giá, có thể thấy giá vàng trong nước có độ trơ lớn so với biến động của giá thế giới. Nếu trong tháng 8, giá thế giới chạy từ dưới 1.300 USD/oz lên trên 1.400 USD/oz mà giá trong nước vẫn chỉ nhúc nhắc quanh 38 triệu đồng/lượng, thì nay nó không nhiều thay đổi khi giá thế giới giảm đáng kể cũng là dễ hiểu. Thị trường trong nước không có sự liên thông.
Mặt khác, có thể thấy các đầu mối tham gia đấu thầu phiên gần nhất không dễ dàng chấp nhận lỗ ngay sau khi trúng giá từ 38,45 - 38,48 triệu đồng/lượng. Họ cũng không thể đẩy giá lên khi hẫng cung từ tạm ngừng đấu thầu, bởi giá cao khó bán trong xu hướng giá thế giới đã giảm nhiều và chênh giá lại nới rộng.
Chênh giá lại doãng ra, tuy nhiên khi trả lời VnEconomy, lãnh đạo vụ chuyên trách trên giải thích rằng, thu hẹp chênh lệch là cả một quá trình, hôm nay bán ra ồ ạt để thu hẹp nhưng ngày mai nó có thể lại nới rộng, trong khi Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp được biến động giá thế giới.
“Để giá trong nước chạy theo như giá thế giới thì không phải là mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước, vì lập tức sẽ xuất hiện những cơn sóng lớn, xáo trộn lớn, sẽ kích thích nhu cầu đầu cơ lên cao hơn là nhu cầu thực của người dân. Hơn nữa, giá quốc tế mình không thể kiểm soát được. Vì vậy tất cả các biện pháp phải có thời gian, độ trễ. Bình ổn là một quá trình”, lãnh đạo vụ chức năng trên nói.
Sau khi giảm quy mô chào thầu từ 26.000 lượng xuống còn 20.000 lượng mỗi phiên gần đây, hoạt động đấu thầu đã tạm ngừng trong tuần này. Qua ròng rã 57 phiên rải khá đều 5 tháng qua, khoảng lặng đấu thầu đã xuất hiện.
Vì sao tuần này không tổ chức đấu thầu vàng miếng? Lãnh đạo vụ chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước trả lời, về nguyên tắc, thị trường còn nhu cầu phải bình ổn thì cơ quan này sẽ bình ổn; việc đấu thầu được hoạch định trên cơ sở bám sát tình hình thị trường để tổ chức cho phù hợp.
Mặt khác, hiện Ngân hàng Nhà nước là đầu mối duy nhất tạo nguồn cung mới cho thị trường, không có sự kết thúc ngoại trừ có thay đổi cơ chế điều hành. Tần suất và quy mô đấu thầu sẽ bám sát thực tế yêu cầu của thị trường, thậm chí về lâu dài có thể là cả chiều mua vào nếu người dân bán ròng và xét thấy cần điều tiết.
Còn trong tuần này, việc tạm ngừng đấu thầu có thể xem là một phép thử của Ngân hàng Nhà nước. Thị trường có bị hẫng cung hay không? Cầu có dồn lên và phản ánh ở giá? Thị trường vẫn ổn định hay xáo trộn?
Câu trả lời là thị trường vẫn ổn định. Giá chỉ giao động từ 38,3 - 38,5 triệu đồng/lượng. Sự ổn định của giá trong tháng 8 vừa qua đang được nối dài sang tháng 9. Đến thời điểm này có thể khẳng định thị trường không có hiện tượng khan cung, cầu tăng và đẩy giá tạo biến động. Đó là một câu trả lời bước đầu cho phép thử, hay là thành công mà Ngân hàng Nhà nước nhận được theo mục tiêu bình ổn, giữ ổn định thị trường - điều họ nhiều lần nhấn mạnh thời gian qua.
Vì sao xem là thành công? Vì sự quá ổn định của giá đã “ru ngủ” một phần nhất định lực cầu, vàng bớt hấp dẫn trong mắt dân cư và bớt hút tiền chảy vào thêm nữa. Khoảng một tháng qua, thay đổi của giá vàng trong nước chỉ xoay quanh 1%, trong khi giá thế giới sau khi tăng khoảng 6% lại giảm gần 4% với khả năng tạo sóng đáng kể.
Chỉ quanh 1%, quá ổn định thì kém hấp dẫn, xét ở khả năng sinh lời, trong khi đổ vốn vào đó vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro giá xuống. Nếu có sự tương đồng tăng 6% và giảm 4% như giá thế giới trong khoảng một tháng qua, thị trường vàng trong nước hẳn đã có sóng và sẽ sôi động hơn, hấp dẫn hơn, nguồn tiền sẽ chảy vào mạnh hơn.
Tạm ngừng đấu thầu, kết quả của phép thử là thị trường vẫn tương đối cân bằng, cầu và giá không có biến động lớn hay xáo trộn lớn.
“Quan sát giao dịch thời gian gần đây chúng tôi thấy lực mua đã giảm, yếu đi khá nhiều so với trước. Đây là tín hiệu tốt nhưng chưa thực sự bền vững. Quan trọng hơn là kỳ vọng, có thể nói là yếu tố giảm mạnh nhất. Bởi giá vàng thời gian qua và hiện nay không còn tăng vù vù như những năm 2009 - 2010, thậm chí giá thế giới phục hồi đến một mức nhất định lại bị đè xuống trong diễn biến vừa qua, tức giá lên một mức nào đó thì có lực lượng bán ra chứ không hẳn cứ ồ ạt mua theo như trước”, lãnh đạo vụ chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận.
Tuy nhiên, có hai điểm liên quan được dư luận quan tâm.
Một là, sau khi bán ra khoảng 56 tấn vàng, có phải Ngân hàng Nhà nước đang “dè đạn”? Hai là, chênh lệch giá trong nước so với thế giới từ quanh 2 triệu đồng, vì sao lại ngừng đấu thầu để nó nới lên trên 3 triệu đồng/lượng?
Như trả lời của lãnh đạo vụ chức năng nói trên, là đầu mối duy nhất và độc quyền tạo cung vàng miếng mới, thị trường còn cần thì còn phải đáp ứng; “dè đạn” hay không không hẳn theo mong muốn chủ quan của Ngân hàng Nhà nước. Hiện thị trường tương đối cân bằng, cơ quan này tạm ngừng đấu thầu và quan sát, những sẵn sàng tạo cung nếu có xáo trộn lớn.
Về chênh lệch giá, có thể thấy giá vàng trong nước có độ trơ lớn so với biến động của giá thế giới. Nếu trong tháng 8, giá thế giới chạy từ dưới 1.300 USD/oz lên trên 1.400 USD/oz mà giá trong nước vẫn chỉ nhúc nhắc quanh 38 triệu đồng/lượng, thì nay nó không nhiều thay đổi khi giá thế giới giảm đáng kể cũng là dễ hiểu. Thị trường trong nước không có sự liên thông.
Mặt khác, có thể thấy các đầu mối tham gia đấu thầu phiên gần nhất không dễ dàng chấp nhận lỗ ngay sau khi trúng giá từ 38,45 - 38,48 triệu đồng/lượng. Họ cũng không thể đẩy giá lên khi hẫng cung từ tạm ngừng đấu thầu, bởi giá cao khó bán trong xu hướng giá thế giới đã giảm nhiều và chênh giá lại nới rộng.
Chênh giá lại doãng ra, tuy nhiên khi trả lời VnEconomy, lãnh đạo vụ chuyên trách trên giải thích rằng, thu hẹp chênh lệch là cả một quá trình, hôm nay bán ra ồ ạt để thu hẹp nhưng ngày mai nó có thể lại nới rộng, trong khi Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp được biến động giá thế giới.
“Để giá trong nước chạy theo như giá thế giới thì không phải là mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước, vì lập tức sẽ xuất hiện những cơn sóng lớn, xáo trộn lớn, sẽ kích thích nhu cầu đầu cơ lên cao hơn là nhu cầu thực của người dân. Hơn nữa, giá quốc tế mình không thể kiểm soát được. Vì vậy tất cả các biện pháp phải có thời gian, độ trễ. Bình ổn là một quá trình”, lãnh đạo vụ chức năng trên nói.