Đầu tư cho năng lượng sạch tăng chưa từng thấy
Khoản đầu tư toàn cầu cho nhiên liệu tái sinh trong năm 2008 đã lần đầu tiên vượt qua khoản đầu tư cho nhiên liệu hóa thạch
Tập đoàn Năng lượng Tái sinh (REG) và Công ty Năng lượng gió Cielo Wind Power của Mỹ vừa ký thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực Thẩm Dương (SPG) của Trung Quốc về phát triển một trang trại gió công suất 600 MW tại bang Texas, với khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD.
REG cho biết dự án năng lượng gió này sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực năng lượng tái sinh và trực tiếp tạo ra hàng trăm việc làm thu nhập cao cho người Mỹ. Dự án có thể cung cấp đủ điện cho 180.000 hộ gia đình tại bang Texas.
Cam kết từ chính phủ
Theo báo cáo của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC), ngành năng lượng gió thế giới trong năm 2008 đã đạt mức tăng trưởng 28,8%. Điện từ sức gió hiện chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng điện toàn cầu. Trên thế giới hiện có khoảng 80 quốc gia đang khai thác nguồn năng lượng gió với mục đích thương mại.
Xét về công suất của các cơ sở sản xuất điện năng từ gió, năm 2008, Mỹ đứng đầu thế giới với công suất lắp mới là 8.545 MW, đứng thứ hai là Trung Quốc với công suất 6.300 MW. Hai nước này chiếm 30% trong tổng sản lượng 120,8 GW điện gió của toàn thế giới trong năm qua.
Mỹ đã quyết định tham gia Cơ quan Năng lượng tái sinh Quốc tế (IRENA), coi đây là một phần trong cam kết của chính quyền Tổng thống Barack Obama về chính sách năng lượng mới.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết mục đích của việc chính quyền "rót" 3 tỷ USD cho các dự án năng lượng tái sinh là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực nông thôn và thành thị, khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng sạch và tạo việc làm cho người lao động, đưa nước này hướng tới sự độc lập về năng lượng.
Chương trình năng lượng tái sinh sẽ cung cấp trực tiếp các khoản tiền thay cho các khoản tín dụng thuế nhằm hỗ trợ khoảng 5.000 cơ sở sản xuất năng lượng tái sinh từ rác thải sinh học, gió, mặt trời, và các loại năng lượng khác. Đây là một phần trong kế hoạch tăng gấp đôi nguồn năng lượng tái sinh và đảm bảo Mỹ sẽ dẫn đầu thế giới trong việc tạo ra một nền kinh tế mới dựa vào năng lượng sạch trong những năm tới.
Giai đoạn mới
Báo cáo của GWEC cho biết chi phí lắp đặt tua-bin trong năm 2008 vào khoảng 47,5 tỷ USD. Trong năm 2008, điện từ sức gió chiếm 42% sản lượng các nguồn năng lượng thay thế ở Mỹ và 1/3 ở châu Á.
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết, khoản đầu tư toàn cầu cho nhiên liệu tái sinh trong năm 2008 đã lần đầu tiên vượt qua khoản đầu tư cho nhiên liệu hóa thạch. Bất chấp tình hình khủng hoảng kinh tế, thế giới đã đầu tư 155 tỷ USD cho các công ty sản xuất năng lượng sạch và cho những dự án năng lượng tái sinh, chủ yếu là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Dẫn đầu nỗ lực này là các nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc.
Trung Quốc vừa khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện từ sức gió có công suất trên 12 triệu KW tại thành phố Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc, với số vốn đầu tư 17,5 tỷ USD. Đây sẽ là nhà máy điện gió lớn nhất Trung Quốc khi hoạt động hết công suất vào cuối năm 2015.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Cải cách phát triển Trung Quốc Trương Quốc Bảo cho biết, ngành sản xuất điện năng từ sức gió ở nước này đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, ngành này phải đối mặt với nhiều trở ngại như sự mất cân đối trong phân bố nguồn khai thác và thị trường, những khó khăn trong việc đưa dòng điện gió vào mạng lưới điện quốc gia và các nhà máy điện gió hiện nay có công suất nhỏ.
Do đó, việc xây nhà máy điện gió có công suất lớn ở Tửu Tuyền sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng từ sức gió ở Trung Quốc.
Trong khi đó, cơ quan bảo vệ môi trường tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc) vừa thông qua dự án xây dựng một nhà máy sản xuất điện từ sức gió công suất 200 MW, với tổng chi phí đầu tư 903 triệu USD. Đây sẽ là nhà máy điện từ sức gió ngoài khơi lớn nhất về công suất của châu Á và dự kiến đi vào hoạt động trước năm 2014.
REG cho biết dự án năng lượng gió này sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực năng lượng tái sinh và trực tiếp tạo ra hàng trăm việc làm thu nhập cao cho người Mỹ. Dự án có thể cung cấp đủ điện cho 180.000 hộ gia đình tại bang Texas.
Cam kết từ chính phủ
Theo báo cáo của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC), ngành năng lượng gió thế giới trong năm 2008 đã đạt mức tăng trưởng 28,8%. Điện từ sức gió hiện chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng điện toàn cầu. Trên thế giới hiện có khoảng 80 quốc gia đang khai thác nguồn năng lượng gió với mục đích thương mại.
Xét về công suất của các cơ sở sản xuất điện năng từ gió, năm 2008, Mỹ đứng đầu thế giới với công suất lắp mới là 8.545 MW, đứng thứ hai là Trung Quốc với công suất 6.300 MW. Hai nước này chiếm 30% trong tổng sản lượng 120,8 GW điện gió của toàn thế giới trong năm qua.
Mỹ đã quyết định tham gia Cơ quan Năng lượng tái sinh Quốc tế (IRENA), coi đây là một phần trong cam kết của chính quyền Tổng thống Barack Obama về chính sách năng lượng mới.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết mục đích của việc chính quyền "rót" 3 tỷ USD cho các dự án năng lượng tái sinh là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực nông thôn và thành thị, khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng sạch và tạo việc làm cho người lao động, đưa nước này hướng tới sự độc lập về năng lượng.
Chương trình năng lượng tái sinh sẽ cung cấp trực tiếp các khoản tiền thay cho các khoản tín dụng thuế nhằm hỗ trợ khoảng 5.000 cơ sở sản xuất năng lượng tái sinh từ rác thải sinh học, gió, mặt trời, và các loại năng lượng khác. Đây là một phần trong kế hoạch tăng gấp đôi nguồn năng lượng tái sinh và đảm bảo Mỹ sẽ dẫn đầu thế giới trong việc tạo ra một nền kinh tế mới dựa vào năng lượng sạch trong những năm tới.
Giai đoạn mới
Báo cáo của GWEC cho biết chi phí lắp đặt tua-bin trong năm 2008 vào khoảng 47,5 tỷ USD. Trong năm 2008, điện từ sức gió chiếm 42% sản lượng các nguồn năng lượng thay thế ở Mỹ và 1/3 ở châu Á.
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết, khoản đầu tư toàn cầu cho nhiên liệu tái sinh trong năm 2008 đã lần đầu tiên vượt qua khoản đầu tư cho nhiên liệu hóa thạch. Bất chấp tình hình khủng hoảng kinh tế, thế giới đã đầu tư 155 tỷ USD cho các công ty sản xuất năng lượng sạch và cho những dự án năng lượng tái sinh, chủ yếu là năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Dẫn đầu nỗ lực này là các nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc.
Trung Quốc vừa khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện từ sức gió có công suất trên 12 triệu KW tại thành phố Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc, với số vốn đầu tư 17,5 tỷ USD. Đây sẽ là nhà máy điện gió lớn nhất Trung Quốc khi hoạt động hết công suất vào cuối năm 2015.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Cải cách phát triển Trung Quốc Trương Quốc Bảo cho biết, ngành sản xuất điện năng từ sức gió ở nước này đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, ngành này phải đối mặt với nhiều trở ngại như sự mất cân đối trong phân bố nguồn khai thác và thị trường, những khó khăn trong việc đưa dòng điện gió vào mạng lưới điện quốc gia và các nhà máy điện gió hiện nay có công suất nhỏ.
Do đó, việc xây nhà máy điện gió có công suất lớn ở Tửu Tuyền sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng từ sức gió ở Trung Quốc.
Trong khi đó, cơ quan bảo vệ môi trường tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc) vừa thông qua dự án xây dựng một nhà máy sản xuất điện từ sức gió công suất 200 MW, với tổng chi phí đầu tư 903 triệu USD. Đây sẽ là nhà máy điện từ sức gió ngoài khơi lớn nhất về công suất của châu Á và dự kiến đi vào hoạt động trước năm 2014.