Đầu tư dự án giấy: "Nở rộ" nhưng chưa hiệu quả!
Trong khoảng 15-20 năm trở lại đây, các nhà máy giấy thuộc khu vực ngoài quốc doanh ngày càng nở rộ
Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có nhiều dự án bột và giấy cao cấp được khởi công hoặc cấp chứng nhận đầu tư, báo hiệu sự phát triển cân bằng cho ngành này.
Nhưng thực tế trên cũng cảnh báo đầu tư thiếu bền vững do quy mô các nhà máy còn nhỏ, manh mún so với khu vực cũng như những tác động xấu đến môi trường...
Trong khoảng 15-20 năm trở lại đây, các nhà máy giấy thuộc khu vực ngoài quốc doanh ngày càng nở rộ. Mặc dù chưa có thống kê chính thức, song ít nhất cũng phải có hàng trăm doanh nghiệp hiện diện khắp trên cả nước.
Do không có định hướng chiến lược phát triển nên các doanh nghiệp khu vực này sản xuất hết sức tự phát. Địa phương nào cũng xây dựng dự án giấy, hầu hết có quy mô nhỏ, đầu tư phân tán. Thậm chí trong một gia đình, có tới ba cơ sở sản xuất mà không có sự liên minh, liên kết với nhau.
Ngành giấy chuyển mình
Các nhà máy trên chủ yếu nhập các loại bột giấy từ nước ngoài hoặc mua giấy phế trong và ngoài nước, sản xuất ra giấy thông thường như giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy in, giấy viết và không đủ năng lực sản xuất giấy bao bì, giấy sóng hai lớp, một lớp, giấy đóng hộp sử dụng trong công nghiệp và xuất khẩu.
Chủ một cơ sở giấy ở làng Phong Khê (huyện Yên Phong - Bắc Ninh) "tự hào" mà rằng: "Những nhà máy giấy to thì sản xuất giấy hiện đại, còn giấy Phong Khê cũng có thị trường riêng. Nhiều người cứ chê giấy Phong Khê nhưng hàng chục năm nay, chúng tôi vẫn sống khỏe!".
Có một tín hiệu đáng mừng là hơn một năm trở lại đây, khá nhiều dự án đã được trao chứng nhận đầu tư và khởi công. Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký VPPA cho biết: "Vài năm trở lại đây ngành giấy đã có những bước phát triển nở rộ, nhất là trong năm 2007".
Nếu như từ 2000 đến 2006, mới chỉ có một công ty 100% vốn FDI là Công ty New Toyo (Nhật Bản) đầu tư vào Việt Nam thì trong hai năm qua, nhiều dự án khởi công, góp phần đưa ngành này đã cân đối hơn giữa bột và giấy; giữa giấy thành phẩm thông dụng và giấy phục vụ sản xuất công nghiệp.
Ông Bảo cho biết thêm, tháng 9/2006 Công ty Chánh Dương (Đài Loan) đã đưa dây chuyền sản xuất với công suất 100 nghìn tấn giấy bao bì/năm đi vào hoạt động. Tiếp đó, ngày 5/7/2007, có thêm một dự án của Thái Lan động thổ và ngày 6/8/2007, khởi công dự án Lee & Man (Hồng Công) được trên diện tích 200 ha tại Khu công nghiệp Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang.
Dự án này được coi là lớn nhất từ trước tới nay với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD. Giai đoạn I, dự án cho sản lượng 330 nghìn tấn bột tẩy trắng và 420 nghìn tấn giấy mỗi năm. Đồng thời, cũng trong 2007, Chính phủ đã cho phép Nhà máy giấy Bãi Bằng mở rộng giai đoạn II với công suất 250 nghìn tấn bột giấy/năm.
Ngoài các dự án trên, còn có hàng loạt dự án khác đã khởi công hoặc cấp chứng nhận đầu tư. Trong đó, phải kể đến dự án Vina Kraff 220 nghìn tấn giấy/năm, dây chuyền máy seo 150 nghìn tấn/năm của giấy An Bình. Một số dự án khác đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi như Nhà máy Giấy Sài Gòn sản xuất giấy tissue và giấy bao bì, tráng phấn, giấy bao xi măng; dự án giấy Sojitz của Nhật Bản có công suất 600 nghìn tấn/năm kết hợp tạo vùng nguyên liệu ở Lào và Tây Nguyên...
Lo ngại đầu tư thiếu bền vững
Mặc dù đầu tư ngành giấy đã khởi sắc nhưng vẫn còn không ít âu lo. Ông Bảo cho biết, ở Indonesia, công suất các nhà máy bột giấy lên tới 600 nghìn tấn/năm, còn ở đảo Hải Nam Trung Quốc, lên tới cả triệu tấn/năm/1 dây chuyền. Do công suất của các nhà máy giấy của Việt Nam nhỏ hơn nên lợi thế so sánh về chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn các nhà máy nước ngoài. Vì thế, giá bán rất khó cạnh tranh, nhất là khi lộ trình giảm thuế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Cách đây vài chục năm, Trung Quốc đã cho đóng cửa những nhà máy công suất 20 nghìn tấn/năm. Thậm chí, những quốc gia có nền công nghiệp giấy phát triển mạnh như Phần Lan, Canada... còn đóng cửa cả nhà máy có công suất dưới 1 triệu tấn/năm do ô nhiễm môi trường, trong khi ở Việt Nam lại đang tồn tại khá nhiều nhà máy công suất 10 nghìn tấn/năm.
Theo VPPA, đa số các dây chuyền sản xuất giấy hiện nay của Tổng công ty Giấy Việt Nam đều đã quá cũ. Công ty Giấy Tân Mai và Bãi Bằng có thiết bị và quy mô lớn nhất Việt Nam nhưng cũng chỉ là thiết bị thế hệ những năm 1970-1980.
Một chuyên gia ngành giấy nhận xét, lợi nhuận của nhà máy chính là chìa khóa giải quyết ô nhiễm môi trường. Nếu lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính đầu tư xử lý độc hại của bụi và nguồn nước thải.
Bà Nguyễn Thu Ngân, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương) nói: "Trong sản xuất bột giấy phải dùng rất nhiều loại hoá chất do phải trải qua quá trình ngâm, tẩm gỗ bằng hoá chất cho mềm rồi nghiền để lấy bột mịn trong thân cây sau đó đem nấu và dùng hoá chất tẩy trắng".
Bởi vậy, lâu nay ở Bắc Ninh, những nhà máy "mini" tồn tại được là nhờ đầu tư không đáng kể vào công nghệ xử lý môi trường. Mặt khác, do không có quy định chặt chẽ, rõ ràng về tiêu chí cấp chứng nhận đầu tư nên hầu như cơ quan quản lý khá lỏng lẻo trong việc quan tâm đến quy mô công suất, chất lượng thiết bị của các dự án.
Đây có thể là kẽ hở để ngành giấy nước ngoài "xuất khẩu" những thiết bị cũ kỹ lạc hậu vào Việt Nam một cách hợp pháp mà đáng lẽ, chúng phải ở ngoài bãi thải.
Một yếu tố khác, do tồn tại nhiều nhà máy quy mô nhỏ nên đã huỷ hoại tài nguyên nước ngầm. ở các nước phát triển, một tấn giấy chỉ sử dụng từ 7m3 - 15m3 nước nhưng ở Việt Nam, do công nghệ, thiết bị lạc hậu nên một tấn giấy sử dụng tới 30m3 - 100m3 nước.
Từ thực tế này, theo ý kiến của các chuyên gia, những doanh nghiệp trong ngành giấy cần có sự liên kết với nhau, tranh thủ cơ hội, ứng phó với những thách thức mới, thu hút các tập đoàn nước ngoài liên doanh, cải tiến phương thức sản xuất.
Mặt khác, các cơ quan cấp chứng nhận đầu tư cần đặt ra những tiêu chí về quy mô, sản lượng, công nghệ, thiết bị xử lí môi trường... để có được những nhà máy hiện đại, công suất lớn, lợi nhuận cao, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành giấy.
Nhưng thực tế trên cũng cảnh báo đầu tư thiếu bền vững do quy mô các nhà máy còn nhỏ, manh mún so với khu vực cũng như những tác động xấu đến môi trường...
Trong khoảng 15-20 năm trở lại đây, các nhà máy giấy thuộc khu vực ngoài quốc doanh ngày càng nở rộ. Mặc dù chưa có thống kê chính thức, song ít nhất cũng phải có hàng trăm doanh nghiệp hiện diện khắp trên cả nước.
Do không có định hướng chiến lược phát triển nên các doanh nghiệp khu vực này sản xuất hết sức tự phát. Địa phương nào cũng xây dựng dự án giấy, hầu hết có quy mô nhỏ, đầu tư phân tán. Thậm chí trong một gia đình, có tới ba cơ sở sản xuất mà không có sự liên minh, liên kết với nhau.
Ngành giấy chuyển mình
Các nhà máy trên chủ yếu nhập các loại bột giấy từ nước ngoài hoặc mua giấy phế trong và ngoài nước, sản xuất ra giấy thông thường như giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy in, giấy viết và không đủ năng lực sản xuất giấy bao bì, giấy sóng hai lớp, một lớp, giấy đóng hộp sử dụng trong công nghiệp và xuất khẩu.
Chủ một cơ sở giấy ở làng Phong Khê (huyện Yên Phong - Bắc Ninh) "tự hào" mà rằng: "Những nhà máy giấy to thì sản xuất giấy hiện đại, còn giấy Phong Khê cũng có thị trường riêng. Nhiều người cứ chê giấy Phong Khê nhưng hàng chục năm nay, chúng tôi vẫn sống khỏe!".
Có một tín hiệu đáng mừng là hơn một năm trở lại đây, khá nhiều dự án đã được trao chứng nhận đầu tư và khởi công. Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký VPPA cho biết: "Vài năm trở lại đây ngành giấy đã có những bước phát triển nở rộ, nhất là trong năm 2007".
Nếu như từ 2000 đến 2006, mới chỉ có một công ty 100% vốn FDI là Công ty New Toyo (Nhật Bản) đầu tư vào Việt Nam thì trong hai năm qua, nhiều dự án khởi công, góp phần đưa ngành này đã cân đối hơn giữa bột và giấy; giữa giấy thành phẩm thông dụng và giấy phục vụ sản xuất công nghiệp.
Ông Bảo cho biết thêm, tháng 9/2006 Công ty Chánh Dương (Đài Loan) đã đưa dây chuyền sản xuất với công suất 100 nghìn tấn giấy bao bì/năm đi vào hoạt động. Tiếp đó, ngày 5/7/2007, có thêm một dự án của Thái Lan động thổ và ngày 6/8/2007, khởi công dự án Lee & Man (Hồng Công) được trên diện tích 200 ha tại Khu công nghiệp Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang.
Dự án này được coi là lớn nhất từ trước tới nay với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD. Giai đoạn I, dự án cho sản lượng 330 nghìn tấn bột tẩy trắng và 420 nghìn tấn giấy mỗi năm. Đồng thời, cũng trong 2007, Chính phủ đã cho phép Nhà máy giấy Bãi Bằng mở rộng giai đoạn II với công suất 250 nghìn tấn bột giấy/năm.
Ngoài các dự án trên, còn có hàng loạt dự án khác đã khởi công hoặc cấp chứng nhận đầu tư. Trong đó, phải kể đến dự án Vina Kraff 220 nghìn tấn giấy/năm, dây chuyền máy seo 150 nghìn tấn/năm của giấy An Bình. Một số dự án khác đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi như Nhà máy Giấy Sài Gòn sản xuất giấy tissue và giấy bao bì, tráng phấn, giấy bao xi măng; dự án giấy Sojitz của Nhật Bản có công suất 600 nghìn tấn/năm kết hợp tạo vùng nguyên liệu ở Lào và Tây Nguyên...
Lo ngại đầu tư thiếu bền vững
Mặc dù đầu tư ngành giấy đã khởi sắc nhưng vẫn còn không ít âu lo. Ông Bảo cho biết, ở Indonesia, công suất các nhà máy bột giấy lên tới 600 nghìn tấn/năm, còn ở đảo Hải Nam Trung Quốc, lên tới cả triệu tấn/năm/1 dây chuyền. Do công suất của các nhà máy giấy của Việt Nam nhỏ hơn nên lợi thế so sánh về chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn các nhà máy nước ngoài. Vì thế, giá bán rất khó cạnh tranh, nhất là khi lộ trình giảm thuế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Cách đây vài chục năm, Trung Quốc đã cho đóng cửa những nhà máy công suất 20 nghìn tấn/năm. Thậm chí, những quốc gia có nền công nghiệp giấy phát triển mạnh như Phần Lan, Canada... còn đóng cửa cả nhà máy có công suất dưới 1 triệu tấn/năm do ô nhiễm môi trường, trong khi ở Việt Nam lại đang tồn tại khá nhiều nhà máy công suất 10 nghìn tấn/năm.
Theo VPPA, đa số các dây chuyền sản xuất giấy hiện nay của Tổng công ty Giấy Việt Nam đều đã quá cũ. Công ty Giấy Tân Mai và Bãi Bằng có thiết bị và quy mô lớn nhất Việt Nam nhưng cũng chỉ là thiết bị thế hệ những năm 1970-1980.
Một chuyên gia ngành giấy nhận xét, lợi nhuận của nhà máy chính là chìa khóa giải quyết ô nhiễm môi trường. Nếu lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính đầu tư xử lý độc hại của bụi và nguồn nước thải.
Bà Nguyễn Thu Ngân, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương) nói: "Trong sản xuất bột giấy phải dùng rất nhiều loại hoá chất do phải trải qua quá trình ngâm, tẩm gỗ bằng hoá chất cho mềm rồi nghiền để lấy bột mịn trong thân cây sau đó đem nấu và dùng hoá chất tẩy trắng".
Bởi vậy, lâu nay ở Bắc Ninh, những nhà máy "mini" tồn tại được là nhờ đầu tư không đáng kể vào công nghệ xử lý môi trường. Mặt khác, do không có quy định chặt chẽ, rõ ràng về tiêu chí cấp chứng nhận đầu tư nên hầu như cơ quan quản lý khá lỏng lẻo trong việc quan tâm đến quy mô công suất, chất lượng thiết bị của các dự án.
Đây có thể là kẽ hở để ngành giấy nước ngoài "xuất khẩu" những thiết bị cũ kỹ lạc hậu vào Việt Nam một cách hợp pháp mà đáng lẽ, chúng phải ở ngoài bãi thải.
Một yếu tố khác, do tồn tại nhiều nhà máy quy mô nhỏ nên đã huỷ hoại tài nguyên nước ngầm. ở các nước phát triển, một tấn giấy chỉ sử dụng từ 7m3 - 15m3 nước nhưng ở Việt Nam, do công nghệ, thiết bị lạc hậu nên một tấn giấy sử dụng tới 30m3 - 100m3 nước.
Từ thực tế này, theo ý kiến của các chuyên gia, những doanh nghiệp trong ngành giấy cần có sự liên kết với nhau, tranh thủ cơ hội, ứng phó với những thách thức mới, thu hút các tập đoàn nước ngoài liên doanh, cải tiến phương thức sản xuất.
Mặt khác, các cơ quan cấp chứng nhận đầu tư cần đặt ra những tiêu chí về quy mô, sản lượng, công nghệ, thiết bị xử lí môi trường... để có được những nhà máy hiện đại, công suất lớn, lợi nhuận cao, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành giấy.