Đầu tư nước ngoài: “Hậu kiểm” bị bỏ ngỏ
Công tác quản lý dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư của nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức
Công tác quản lý dự án sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư của nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức.
Đó là nhận định từ đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau chuyến làm việc mới đây với các địa phương về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong tháng 3/2007, Cục Đầu tư nước ngoài cùng với Vụ Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất đã tổ chức 3 đoàn công tác về đầu tư nước ngoài tới 17 địa phương thu hút nhiều vốn FDI trong cả nước nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực từ 1/7/2006) và giải pháp thực hiện một số mục tiêu.
Theo báo cáo, dự kiến khả năng thu hút vốn đăng ký mới (cả tăng vốn) trong năm 2007 của 17 địa phương đoàn công tác tới làm việc là trên 16 tỷ USD, trong đó đứng đầu là Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 2,6 tỷ USD, Kiên Giang với 2,5 tỷ USD, Tp.HCM 2,2 tỷ USD,…
Như vậy, nếu thực hiện đúng theo dự kiến thì mục tiêu thu hút vốn đăng ký mới vào Việt Nam năm 2007 ở mức 12 tỷ USD là khả thi. Song, nếu các địa phương thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư đối với các dự án lớn, vốn thu hút mới có khả năng đạt con số cao hơn dự kiến ban đầu, có thể đạt 15 tỷ USD.
Có được những kết quả khả dĩ trên do các địa phương đã được mở rộng phân cấp quyền hạn cấp phép đầu tư theo Luật Đầu tư, cùng đó là công tác xúc tiến đầu tư được hầu hết các địa phương quan tâm thông qua một số địa phương chủ động tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước và tổ chức đoàn đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.
Tuy nhiên, vấn đề giải ngân vốn FDI chưa được các địa phương chú trọng song hành với công tác thu hút vốn.
Việc quản lý sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi hầu hết các địa phương không nắm được tình hình thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài nên không tổng hợp, báo cáo kịp thời các số liệu về thực hiện, đặc biệt là những địa phương có nhiều dự án.
“Dù đã có “trát” của Bộ gửi tới các địa phương trước khi đoàn công tác tới làm việc, song nhiều địa phương đã không dự kiến được phần vốn thực hiện trong năm 2007 cũng như không đưa ra được danh mục một số dự án thực hiện vốn lớn trong năm”, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.
Đơn cử, trong khi đưa ra khả năng thu hút vốn mới khoảng 2,5 tỷ USD, song tỉnh Kiên Giang lại không dự báo được con số thực hiện trong năm 2007. Một số địa phương khác, như Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… cũng tương tự. Điều này dẫn tới việc trong khi tổng số vốn dự kiến thu hút mới của 17 địa phương là 16 tỷ USD thì số vốn thực hiện dự kiến chỉ trên 2,5 tỷ USD.
Tỷ lệ giải ngân vốn quá nhỏ sẽ dẫn tới ứ đọng vốn của các dự án đã đăng ký, trong khi đó vấn đề tiêu hóa vốn FDI đang trở nên cấp thiết, khi Việt Nam đang ngày càng thu hút lớn nguồn vốn này.
Đó là nhận định từ đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau chuyến làm việc mới đây với các địa phương về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong tháng 3/2007, Cục Đầu tư nước ngoài cùng với Vụ Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất đã tổ chức 3 đoàn công tác về đầu tư nước ngoài tới 17 địa phương thu hút nhiều vốn FDI trong cả nước nhằm nắm bắt tình hình triển khai thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực từ 1/7/2006) và giải pháp thực hiện một số mục tiêu.
Theo báo cáo, dự kiến khả năng thu hút vốn đăng ký mới (cả tăng vốn) trong năm 2007 của 17 địa phương đoàn công tác tới làm việc là trên 16 tỷ USD, trong đó đứng đầu là Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 2,6 tỷ USD, Kiên Giang với 2,5 tỷ USD, Tp.HCM 2,2 tỷ USD,…
Như vậy, nếu thực hiện đúng theo dự kiến thì mục tiêu thu hút vốn đăng ký mới vào Việt Nam năm 2007 ở mức 12 tỷ USD là khả thi. Song, nếu các địa phương thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư đối với các dự án lớn, vốn thu hút mới có khả năng đạt con số cao hơn dự kiến ban đầu, có thể đạt 15 tỷ USD.
Có được những kết quả khả dĩ trên do các địa phương đã được mở rộng phân cấp quyền hạn cấp phép đầu tư theo Luật Đầu tư, cùng đó là công tác xúc tiến đầu tư được hầu hết các địa phương quan tâm thông qua một số địa phương chủ động tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước và tổ chức đoàn đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.
Tuy nhiên, vấn đề giải ngân vốn FDI chưa được các địa phương chú trọng song hành với công tác thu hút vốn.
Việc quản lý sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi hầu hết các địa phương không nắm được tình hình thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài nên không tổng hợp, báo cáo kịp thời các số liệu về thực hiện, đặc biệt là những địa phương có nhiều dự án.
“Dù đã có “trát” của Bộ gửi tới các địa phương trước khi đoàn công tác tới làm việc, song nhiều địa phương đã không dự kiến được phần vốn thực hiện trong năm 2007 cũng như không đưa ra được danh mục một số dự án thực hiện vốn lớn trong năm”, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.
Đơn cử, trong khi đưa ra khả năng thu hút vốn mới khoảng 2,5 tỷ USD, song tỉnh Kiên Giang lại không dự báo được con số thực hiện trong năm 2007. Một số địa phương khác, như Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… cũng tương tự. Điều này dẫn tới việc trong khi tổng số vốn dự kiến thu hút mới của 17 địa phương là 16 tỷ USD thì số vốn thực hiện dự kiến chỉ trên 2,5 tỷ USD.
Tỷ lệ giải ngân vốn quá nhỏ sẽ dẫn tới ứ đọng vốn của các dự án đã đăng ký, trong khi đó vấn đề tiêu hóa vốn FDI đang trở nên cấp thiết, khi Việt Nam đang ngày càng thu hút lớn nguồn vốn này.