Đầu tư nước ngoài: Khó tiêu hết 50 tỉ USD
Nỗi lo đó là có thật vì nhiều trường hợp mời khách đến nhà nhưng trong nhà thì lại ngổn ngang
Việc khoảng 50 tỉ USD chờ vào Việt Nam đang làm nóng lên câu chuyện có quá nhiều trở ngại khiến những dự án bạc tỉ USD đang phải nằm chờ, chưa thể triển khai...
Nỗi lo đó là có thật vì nhiều trường hợp mời khách đến nhà nhưng trong nhà thì lại ngổn ngang...
Không có... "chỗ ở"
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhận xét: "Nỗ lực xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính cộng với vị thế của Việt Nam ngày một được nâng cao đang tạo ra cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa từng có”.
“Nhưng nếu các địa phương mải mê kêu gọi nhà đầu tư đến mà chưa chuẩn bị tốt hạ tầng để phục vụ những dự án của họ thì thật là tai hại. Vì nhà đầu tư đã đổ tiền vào nhưng chưa làm ăn được, dự án không triển khai đúng tiến độ, cơ hội làm ăn của họ bị trôi qua", vẫn theo lời ông Thắng.
Còn theo bà Lê Thị Thanh Mỹ, Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Tp.HCM, các dự án có vốn đầu tư đến gần 1 tỉ USD đang chờ... đất. Trong khi đó phải đến năm 2010 mới có thêm trên 900ha đất cho các nhà đầu tư. Bao nhiêu năm qua nhiều khu đất ở đây vẫn trong tình trạng "da beo", không thể giao cho nhà đầu tư được vì công tác giải tỏa, đền bù gần như giậm chân tại chỗ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình trạng thiếu mặt bằng để giao cho nhà đầu tư đang xảy ra ở hầu hết các địa phương, từ những địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài như Bà Rịa - Vũng Tàu đến những nơi "lâu lâu mới có 1 - 2 dự án" như Bình Thuận.
Dự án South Fork, được cấp giấy phép từ cuối năm 2004 ở Bình Thuận, một thời được ca ngợi bởi tuyên bố sẽ là khu "Disneyland" đầu tiên ở Việt Nam, nay vẫn nằm trên giấy. Lãnh đạo Bình Thuận cho biết nhà đầu tư sau một thời gian dùng dằng chỉ mới tạm ứng đợt một được 1,6 tỉ đồng cho công tác giải tỏa, đền bù.
Cũng chẳng có người làm
Vấn đề lao động có tay nghề cũng là câu chuyện không mới nhưng vẫn chậm khắc phục. "Intel chỉ đầu tư dự án 1 tỉ USD vào Tp.HCM nhưng chúng ta đã không có đủ nhân lực cho họ. Những dự án 11 tỉ USD vào Phú Yên, hay 5 tỉ USD của Foxconn vào một loạt tỉnh thành lấy đâu ra nguồn lao động công nghệ cao?", một chuyên gia tư vấn nói.
Tổng giám đốc Intel Product Việt Nam Rick Howarth cho biết phải làm việc cật lực với nhiều trường đại học Việt Nam để chuẩn bị lực lượng lao động cho hai năm tới khi nhà máy đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nguồn sinh viên từ các trường đại học ở Việt Nam vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của Intel vì có nhiều ngành các trường này không đào tạo.
Intel cho biết sẽ mời một số trường đại học từ Mỹ vốn đã từng liên kết đào tạo với Intel sang Việt Nam mở trường, mở lớp đào tạo. "Đại học Arizona và Đại học Portland State là hai trường có lịch sử hợp tác lâu năm với Intel đang rất quan tâm đến việc mở trường ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ có chiến lược đào tạo không chỉ cho Intel mà còn cung cấp cho các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực", Rick Howarth nói.
Nhà đầu tư không thể chờ
Theo ông Phan Hữu Thắng, năm nay Việt Nam có thể thu hút được 13 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có thể tăng thêm nếu các địa phương chuẩn bị kỹ hơn và sớm có các quyết định về chủ trương đầu tư, qui hoạch đất đai, cũng như tập trung đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Nhà nước cũng đang tập trung hai lĩnh vực trọng yếu là cơ sở hạ tầng và điện. Song song đó là vấn đề đào tạo để chuẩn bị cho lực lượng lao động phục vụ đầu tư.
Theo phân tích của ông Thắng, những dự án đầu tư có tổng số vốn lên đến 50 tỉ USD hiện đang đàm phán với các nhà đầu tư không phải sẽ vào Việt Nam cùng một lúc. "Nhưng nếu sang năm chúng ta cấp giấy chứng nhận đầu tư 15 tỉ USD, thì phải tính ngay giải pháp cho 35 tỉ USD còn lại vì không thể để kéo dài được bởi nhà đầu tư không thể chờ", ông Thắng chia sẻ.
Theo ông Thắng, các địa phương được quyền cấp phép đầu tư nên cũng có thể lường trước được những khó khăn về nguồn lao động hay đất đai để giải thích với nhà đầu tư.
"Làm việc với nhà đầu tư cần phải rất rõ ràng, minh bạch. Cái gì được, phù hợp luật pháp, cái gì chưa được đầu tư, cái gì có điều kiện, tình trạng mặt bằng, nguồn lao động... đều nói rõ cho nhà đầu tư biết để cùng tìm giải pháp", ông Thắng nói.
Nỗi lo đó là có thật vì nhiều trường hợp mời khách đến nhà nhưng trong nhà thì lại ngổn ngang...
Không có... "chỗ ở"
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhận xét: "Nỗ lực xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính cộng với vị thế của Việt Nam ngày một được nâng cao đang tạo ra cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa từng có”.
“Nhưng nếu các địa phương mải mê kêu gọi nhà đầu tư đến mà chưa chuẩn bị tốt hạ tầng để phục vụ những dự án của họ thì thật là tai hại. Vì nhà đầu tư đã đổ tiền vào nhưng chưa làm ăn được, dự án không triển khai đúng tiến độ, cơ hội làm ăn của họ bị trôi qua", vẫn theo lời ông Thắng.
Còn theo bà Lê Thị Thanh Mỹ, Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Tp.HCM, các dự án có vốn đầu tư đến gần 1 tỉ USD đang chờ... đất. Trong khi đó phải đến năm 2010 mới có thêm trên 900ha đất cho các nhà đầu tư. Bao nhiêu năm qua nhiều khu đất ở đây vẫn trong tình trạng "da beo", không thể giao cho nhà đầu tư được vì công tác giải tỏa, đền bù gần như giậm chân tại chỗ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình trạng thiếu mặt bằng để giao cho nhà đầu tư đang xảy ra ở hầu hết các địa phương, từ những địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài như Bà Rịa - Vũng Tàu đến những nơi "lâu lâu mới có 1 - 2 dự án" như Bình Thuận.
Dự án South Fork, được cấp giấy phép từ cuối năm 2004 ở Bình Thuận, một thời được ca ngợi bởi tuyên bố sẽ là khu "Disneyland" đầu tiên ở Việt Nam, nay vẫn nằm trên giấy. Lãnh đạo Bình Thuận cho biết nhà đầu tư sau một thời gian dùng dằng chỉ mới tạm ứng đợt một được 1,6 tỉ đồng cho công tác giải tỏa, đền bù.
Cũng chẳng có người làm
Vấn đề lao động có tay nghề cũng là câu chuyện không mới nhưng vẫn chậm khắc phục. "Intel chỉ đầu tư dự án 1 tỉ USD vào Tp.HCM nhưng chúng ta đã không có đủ nhân lực cho họ. Những dự án 11 tỉ USD vào Phú Yên, hay 5 tỉ USD của Foxconn vào một loạt tỉnh thành lấy đâu ra nguồn lao động công nghệ cao?", một chuyên gia tư vấn nói.
Tổng giám đốc Intel Product Việt Nam Rick Howarth cho biết phải làm việc cật lực với nhiều trường đại học Việt Nam để chuẩn bị lực lượng lao động cho hai năm tới khi nhà máy đi vào hoạt động. Tuy nhiên, nguồn sinh viên từ các trường đại học ở Việt Nam vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của Intel vì có nhiều ngành các trường này không đào tạo.
Intel cho biết sẽ mời một số trường đại học từ Mỹ vốn đã từng liên kết đào tạo với Intel sang Việt Nam mở trường, mở lớp đào tạo. "Đại học Arizona và Đại học Portland State là hai trường có lịch sử hợp tác lâu năm với Intel đang rất quan tâm đến việc mở trường ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ có chiến lược đào tạo không chỉ cho Intel mà còn cung cấp cho các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực", Rick Howarth nói.
Nhà đầu tư không thể chờ
Theo ông Phan Hữu Thắng, năm nay Việt Nam có thể thu hút được 13 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có thể tăng thêm nếu các địa phương chuẩn bị kỹ hơn và sớm có các quyết định về chủ trương đầu tư, qui hoạch đất đai, cũng như tập trung đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Nhà nước cũng đang tập trung hai lĩnh vực trọng yếu là cơ sở hạ tầng và điện. Song song đó là vấn đề đào tạo để chuẩn bị cho lực lượng lao động phục vụ đầu tư.
Theo phân tích của ông Thắng, những dự án đầu tư có tổng số vốn lên đến 50 tỉ USD hiện đang đàm phán với các nhà đầu tư không phải sẽ vào Việt Nam cùng một lúc. "Nhưng nếu sang năm chúng ta cấp giấy chứng nhận đầu tư 15 tỉ USD, thì phải tính ngay giải pháp cho 35 tỉ USD còn lại vì không thể để kéo dài được bởi nhà đầu tư không thể chờ", ông Thắng chia sẻ.
Theo ông Thắng, các địa phương được quyền cấp phép đầu tư nên cũng có thể lường trước được những khó khăn về nguồn lao động hay đất đai để giải thích với nhà đầu tư.
"Làm việc với nhà đầu tư cần phải rất rõ ràng, minh bạch. Cái gì được, phù hợp luật pháp, cái gì chưa được đầu tư, cái gì có điều kiện, tình trạng mặt bằng, nguồn lao động... đều nói rõ cho nhà đầu tư biết để cùng tìm giải pháp", ông Thắng nói.