Đầu tư nước ngoài "vướng" cam kết hội nhập
Vấn đề làm các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước lúng túng nhiều nhất là việc cấp phép đầu tư
Nhiều vướng mắc giữa Luật Đầu tư và cam kết WTO liên quan đến đầu tư của Việt Nam đã gây khó khăn không chỉ cho các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các cơ quan quản lý nhà nước.
Để giải đáp những thắc mắc của các nhà đầu tư là thành viên của Eurocham đang làm ăn tại Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với Eurocham đã tổ chức một buổi đối thoại bàn tròn tại Tp.HCM ngày 14/9 vừa qua.
Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cùng “lúng túng”
Vấn đề làm các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước lúng túng nhiều nhất là việc cấp phép đầu tư. Ông Trần Hào Hùng, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khi thực hiện Luật đầu tư và các cam kết WTO phát sinh nhiều vấn đề. Các cơ quan quản lý nhà nước hiểu khác nhau và giải quyết các vấn đề phát sinh cũng theo cách riêng không có sự thống nhất. Sự khác nhau trong cách giải quyết không chỉ ở cấp địa phương mà cả ở cấp bộ.
Ví dụ, doanh nghiệp nước ngoài xin phép thành lập pháp nhân nhiều mục tiêu như hai lĩnh vực xây dựng và phân phối. Đây là hai lĩnh vực có mức độ cam kết mở cửa khác nhau. Lĩnh vực xây dựng không hạn chế về vốn nhưng đối với lĩnh vực phân phối nhà đầu tư nước ngoài tham gia không vượt quá 49%.
“Trong trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Các cơ quan quản lý không biết phải dựa vào điều kiện nào để cấp phép. Đây là vấn đề cho đến nay chưa có hướng giải quyết”, ông Hùng phát biểu.
Vướng mắc liên quan đến hoạt động dịch vụ còn gây nhiều bức xúc hơn đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong cam kết WTO Việt Nam mở cửa một số ngành dịch vụ theo lộ trình. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành dịch vụ được đề cập trong cam kết, chính điều này lại gây rắc rối cho nhà đầu tư. Bởi lẽ các cơ quan quản lý từ chối cấp phép cho họ với lời giải thích được đưa ra là vì không có trong cam kết. Điều tưởng chừng như vô lý này lại xảy ra ở nhiều cơ quan cấp phép.
Ông Hùng cho rằng đây là cách lý giải sai trái bởi cam kết không đề cập nhưng có thể áp dụng theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp hoặc những qui định hiện hành khác khi giải quyết hồ sơ cấp phép cho nhà đầu tư. Trên thực tế có hàng ngàn trường hợp và câu hỏi thắc mắc tương tự của các nhà đầu tư gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Hùng còn nói thêm rằng nguyên tắc thực hiện qui định và cam kết của Việt Nam là cam kết quốc tế có giá trị cao nhất và những qui định tốt hơn được ưu tiên áp dụng cho nhà đầu tư, bất kể qui định đó là luật định trong nước hay cam kết WTO, hay điều ước quốc tế.
Chọn ai, bỏ ai?
Vướng mắc và cũng có lẽ là bức xúc nhiều nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài là lĩnh vực phân phối và kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Ông Võ Quang Huệ, Giám đốc Văn phòng đại diện Bosch tại Việt Nam cho biết, từ nhiều tháng qua ông chạy đến nhiều cơ quan Nhà nước để nhờ giải quyết chuyện chọn nhà phân phối cho hãng tại Việt Nam. Không phải ông không thể tự giải quyết chuyện này mà luật không cho phép ông làm việc đó, hay nói cách khác ông chỉ được chọn một nhà phân phối nếu muốn tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn thị trường thương mại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có nghĩa doanh nghiệp nước ngoài được phép nhập khẩu hàng hóa nhưng không được bán lẻ tại thị trường Việt Nam, thay vào đó chỉ được phân phối cho một đại lý thay vì nhiều đại lý. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài trước khi có qui định mới này có khá nhiều nhà phân phối. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu trực tiếp họ phải loại bỏ hết và chỉ giữ lại một nhà phân phối.
“Đây là điều bất hợp lý, chúng tôi không biết chọn ai và bỏ ai và không biết làm sao ăn nói với những đại lý loại bỏ mà với họ chúng tôi làm ăn nhiều năm nay với nhiều công sức và chi phí xây dựng”, ông Huệ bức xúc.
Điều ông Huệ nuối tiếc hơn cả là dự án phát triển kinh doanh trị giá 100 triệu USD mà ông đã cố gắng giành được từ tập đoàn về cho thị trường Việt Nam thay vì Trung Quốc. Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì Bosch chưa được phép, còn trông chờ vào một nhà phân phối để thực hiện dự án 100 triệu USD phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam thì ông Huệ không tin tưởng.
Bà Phan Thị Hồng Điểm, Cố vấn pháp luật của Nestlé Việt Nam, cũng có bức xúc tương tự khi bà nói rằng thật khó cho nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đại lý phân phối duy nhất, vì theo bà khó phát triển kinh doanh nếu chỉ có một nhà phân phối.
Mặc dù thông tư 09 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) qui định mỗi nhà phân phối phụ trách một nhóm hàng và doanh nghiệp nước ngoài có thể có nhiều nhà phân phối khi kinh doanh nhiều nhóm hàng, nhưng theo doanh nghiệp nước ngoài dựa vào một nhà phân phối họ không tin tưởng trong khi lâu nay đã có sẵn một mạng lưới phân phối hiệu quả ở Việt Nam.
Chỉ có một nhà phân phối chẳng khác nào họ phải thu hẹp hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Một đại diện doanh nghiệp nước ngoài cho rằng qui định này không phù hợp với Điều 147 trong cam kết WTO của Việt Nam.
Ông Hùng cho biết ông hiểu băn khoăn của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực phân phối. Có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng có bức xúc về Thông tư 09. Tuy nhiên ông khẳng định thông tư 09 không trái với cam kết WTO của Việt Nam. Cam kết WTO đề cập đến hai quyền đối với nhà đầu tư nước ngoài, đó là quyền kinh doanh và quyền phân phối. Đây là hai quyền hoàn toàn tách biệt nhau và thực hiện theo lộ trình khác nhau. Quyền kinh doanh bao gồm cả quyền phân phối.
Thực hiện cam kết WTO theo lộ trình
Ông Jean-Pierre Achouche, Phó chủ tịch Eurocham tại Việt Nam, nói rằng việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam là lựa chọn đầu tư thứ hai ở khu vực trong vòng 5-10 năm tới. Hiện tại Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài thể hiện qua số lượng dự án FDI được cấp phép trong mấy tháng đầu năm. Nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển dựa trên những yếu tố này.
Tuy nhiên, theo ông bên cạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở, thúc đẩy giáo dục, đào tạo, cải tổ hệ thống hành chính..., Việt Nam cũng cần đẩy mạnh thực hiện cam kết WTO, tháo gỡ những vướng mắc và khó khăn mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt.
Nghị định Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số cam kết về đầu tư của Việt Nam với WTO đang được tiến hành lấy ý kiến dự thảo. Nghị định sẽ qui định chi tiết cam kết về cung cấp dịch vụ dưới hình thức hiện diện thương mại qui định tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ và các nội dung trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO; cam kết về quyền kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nêu trong Báo cáo gia nhập WTO; cam kết về trợ cấp công nghiệp dưới hình thức ưu đãi, về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, hoạt động của các khu tự do, khu kinh tế đặc biệt và về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Ông Hùng nói rằng nguyên tắc chung của Nghị định là thực hiện cam kết WTO, bảo đảm môi trường đầu tư, tạo điều kiện cạnh tranh và phát triển kinh tế.
Để giải đáp những thắc mắc của các nhà đầu tư là thành viên của Eurocham đang làm ăn tại Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài phối hợp với Eurocham đã tổ chức một buổi đối thoại bàn tròn tại Tp.HCM ngày 14/9 vừa qua.
Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cùng “lúng túng”
Vấn đề làm các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước lúng túng nhiều nhất là việc cấp phép đầu tư. Ông Trần Hào Hùng, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khi thực hiện Luật đầu tư và các cam kết WTO phát sinh nhiều vấn đề. Các cơ quan quản lý nhà nước hiểu khác nhau và giải quyết các vấn đề phát sinh cũng theo cách riêng không có sự thống nhất. Sự khác nhau trong cách giải quyết không chỉ ở cấp địa phương mà cả ở cấp bộ.
Ví dụ, doanh nghiệp nước ngoài xin phép thành lập pháp nhân nhiều mục tiêu như hai lĩnh vực xây dựng và phân phối. Đây là hai lĩnh vực có mức độ cam kết mở cửa khác nhau. Lĩnh vực xây dựng không hạn chế về vốn nhưng đối với lĩnh vực phân phối nhà đầu tư nước ngoài tham gia không vượt quá 49%.
“Trong trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Các cơ quan quản lý không biết phải dựa vào điều kiện nào để cấp phép. Đây là vấn đề cho đến nay chưa có hướng giải quyết”, ông Hùng phát biểu.
Vướng mắc liên quan đến hoạt động dịch vụ còn gây nhiều bức xúc hơn đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong cam kết WTO Việt Nam mở cửa một số ngành dịch vụ theo lộ trình. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành dịch vụ được đề cập trong cam kết, chính điều này lại gây rắc rối cho nhà đầu tư. Bởi lẽ các cơ quan quản lý từ chối cấp phép cho họ với lời giải thích được đưa ra là vì không có trong cam kết. Điều tưởng chừng như vô lý này lại xảy ra ở nhiều cơ quan cấp phép.
Ông Hùng cho rằng đây là cách lý giải sai trái bởi cam kết không đề cập nhưng có thể áp dụng theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp hoặc những qui định hiện hành khác khi giải quyết hồ sơ cấp phép cho nhà đầu tư. Trên thực tế có hàng ngàn trường hợp và câu hỏi thắc mắc tương tự của các nhà đầu tư gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Hùng còn nói thêm rằng nguyên tắc thực hiện qui định và cam kết của Việt Nam là cam kết quốc tế có giá trị cao nhất và những qui định tốt hơn được ưu tiên áp dụng cho nhà đầu tư, bất kể qui định đó là luật định trong nước hay cam kết WTO, hay điều ước quốc tế.
Chọn ai, bỏ ai?
Vướng mắc và cũng có lẽ là bức xúc nhiều nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài là lĩnh vực phân phối và kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Ông Võ Quang Huệ, Giám đốc Văn phòng đại diện Bosch tại Việt Nam cho biết, từ nhiều tháng qua ông chạy đến nhiều cơ quan Nhà nước để nhờ giải quyết chuyện chọn nhà phân phối cho hãng tại Việt Nam. Không phải ông không thể tự giải quyết chuyện này mà luật không cho phép ông làm việc đó, hay nói cách khác ông chỉ được chọn một nhà phân phối nếu muốn tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn thị trường thương mại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có nghĩa doanh nghiệp nước ngoài được phép nhập khẩu hàng hóa nhưng không được bán lẻ tại thị trường Việt Nam, thay vào đó chỉ được phân phối cho một đại lý thay vì nhiều đại lý. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài trước khi có qui định mới này có khá nhiều nhà phân phối. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu trực tiếp họ phải loại bỏ hết và chỉ giữ lại một nhà phân phối.
“Đây là điều bất hợp lý, chúng tôi không biết chọn ai và bỏ ai và không biết làm sao ăn nói với những đại lý loại bỏ mà với họ chúng tôi làm ăn nhiều năm nay với nhiều công sức và chi phí xây dựng”, ông Huệ bức xúc.
Điều ông Huệ nuối tiếc hơn cả là dự án phát triển kinh doanh trị giá 100 triệu USD mà ông đã cố gắng giành được từ tập đoàn về cho thị trường Việt Nam thay vì Trung Quốc. Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì Bosch chưa được phép, còn trông chờ vào một nhà phân phối để thực hiện dự án 100 triệu USD phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam thì ông Huệ không tin tưởng.
Bà Phan Thị Hồng Điểm, Cố vấn pháp luật của Nestlé Việt Nam, cũng có bức xúc tương tự khi bà nói rằng thật khó cho nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đại lý phân phối duy nhất, vì theo bà khó phát triển kinh doanh nếu chỉ có một nhà phân phối.
Mặc dù thông tư 09 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) qui định mỗi nhà phân phối phụ trách một nhóm hàng và doanh nghiệp nước ngoài có thể có nhiều nhà phân phối khi kinh doanh nhiều nhóm hàng, nhưng theo doanh nghiệp nước ngoài dựa vào một nhà phân phối họ không tin tưởng trong khi lâu nay đã có sẵn một mạng lưới phân phối hiệu quả ở Việt Nam.
Chỉ có một nhà phân phối chẳng khác nào họ phải thu hẹp hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Một đại diện doanh nghiệp nước ngoài cho rằng qui định này không phù hợp với Điều 147 trong cam kết WTO của Việt Nam.
Ông Hùng cho biết ông hiểu băn khoăn của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực phân phối. Có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng có bức xúc về Thông tư 09. Tuy nhiên ông khẳng định thông tư 09 không trái với cam kết WTO của Việt Nam. Cam kết WTO đề cập đến hai quyền đối với nhà đầu tư nước ngoài, đó là quyền kinh doanh và quyền phân phối. Đây là hai quyền hoàn toàn tách biệt nhau và thực hiện theo lộ trình khác nhau. Quyền kinh doanh bao gồm cả quyền phân phối.
Thực hiện cam kết WTO theo lộ trình
Ông Jean-Pierre Achouche, Phó chủ tịch Eurocham tại Việt Nam, nói rằng việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam là lựa chọn đầu tư thứ hai ở khu vực trong vòng 5-10 năm tới. Hiện tại Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài thể hiện qua số lượng dự án FDI được cấp phép trong mấy tháng đầu năm. Nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển dựa trên những yếu tố này.
Tuy nhiên, theo ông bên cạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở, thúc đẩy giáo dục, đào tạo, cải tổ hệ thống hành chính..., Việt Nam cũng cần đẩy mạnh thực hiện cam kết WTO, tháo gỡ những vướng mắc và khó khăn mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt.
Nghị định Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số cam kết về đầu tư của Việt Nam với WTO đang được tiến hành lấy ý kiến dự thảo. Nghị định sẽ qui định chi tiết cam kết về cung cấp dịch vụ dưới hình thức hiện diện thương mại qui định tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ và các nội dung trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO; cam kết về quyền kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nêu trong Báo cáo gia nhập WTO; cam kết về trợ cấp công nghiệp dưới hình thức ưu đãi, về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, hoạt động của các khu tự do, khu kinh tế đặc biệt và về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Ông Hùng nói rằng nguyên tắc chung của Nghị định là thực hiện cam kết WTO, bảo đảm môi trường đầu tư, tạo điều kiện cạnh tranh và phát triển kinh tế.