Đầu tư trở lại cho Petro Vietnam: Đúng quy định, nhưng...
Đầu tư trở lại cho Petro Vietnam là vấn đề thường có ý kiến trái chiều khi Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã quyết định đầu tư 3.500 tỷ đồng được đầu tư trở lại từ ngân sách vào dự án phát triển lô 05.2 & 05.3 của Công ty Dầu khí Biển Đông.
Đây là thông tin tại báo cáo thẩm tra sơ bộ phương án sử dụng 3.500 tỷ đồng đầu tư trở lại cho Petro Vietnam của Ủy ban Tài chính - Ngân sách tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 18/2.
Như vậy, là đã có câu trả lời ban đầu cho một vấn đề thường có ý kiến trái chiều khi Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách.
Vẫn phụ thuộc ý muốn chủ quan
Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010, tại phiếu hỏi ý kiến, đa số đại biểu đã thể hiện sự không đồng tình đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng từ ngân sách cho Petro Vietnam.
Bên cạnh cơ sở pháp lý, nguyên nhân khiến nhiều đại biểu không yên tâm chính là, năm nào cũng bố trí chi đầu tư trở lại cho Petro Vietnam với số tiền rất lớn, nhưng việc chi như thế nào, hiệu quả ra sao thì không có báo cáo Quốc hội.
Tuy nhiên, trước khi biểu quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị Quốc hội chấp thuận cho việc đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Petro Vietnam như đề nghị của Chính phủ. Song đề nghị Chính phủ báo cáo một số nội dung theo yêu cầu vào kỳ họp Quốc hội thứ 9, sau đó mới quyết định chi cụ thể.
Theo Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, “việc đầu tư trở lại cho Petro Vietnam là có cơ sở pháp lý, đúng đắn và cần thiết như tinh thần Nghị quyết số 53/2010/QH12 của Quốc hội”.
Báo cáo thẩm tra cũng cho biết, việc làm này đã được thực hiện từ nhiều năm nay (năm 2006 là 1.700 tỷ đồng; 2007 để lại 9.400 tỷ đồng; năm 2008 là 8.900 tỷ đồng; năm 2009: 4.900 tỷ đồng; năm 2010 là 3.500 tỷ đồng và 2011 là 3.500 tỷ đồng).
Về bản chất khoản đầu tư trở lại cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, đây là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi đã bù đắp chi phí và làm các nghĩa vụ tài chính với nhà nước, thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị phải làm rõ vấn đề này và cho rằng, đây là nguồn lãi nước chủ nhà được chia trong Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro và các hợp đồng chia sản phẩm, không thuần túy chỉ là nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vì ngoài những khoản được chia từ kết quả kinh doanh, thì những khoản còn lại cho Petro Vietnam chỉ là cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện ký kết hợp đồng và nhận nguồn chia lợi nhuận cho nước chủ nhà. Do đó, nguồn thu này là nguồn thu của Nhà nước, vì vậy được đầu tư trở lại theo cơ chế đầu tư của Nhà nước là đúng với quy định của pháp luật.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc trích để lại vốn đầu tư từ nguồn lãi được chia của nước chủ nhà trong hoạt động kinh doanh dầu khí phù hợp với Luật Doanh nghiệp Nhà nước (năm 2005), với Luật Đầu tư, Luật Dầu khí; phù hợp với các quy định của luật thuế, nhất là thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Kết luận của Bộ Chính trị và nghị định của Chính phủ cũng đều cho phép Petro Vietnam được giữ lại ít nhất 50% lãi nước chủ nhà được chia để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại vấn đề xung đột pháp luật dẫn đến việc trích lập đầu tư trở lại cho Petro Vietnam còn phụ thuộc ý muốn chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước, báo cáo thẩm tra nhấn mạnh.
Điều này đẫn đến không ít năm trích vượt dự toán được duyệt nhưng những năm gần đây số tiền để lại cho Petro Vietnam lại căn cứ trên khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Việc quy định “cứng” để lại 50% lợi nhuận của nước chủ nhà chưa được cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật.
Đề nghị cần phải cụ thể hóa hơn nữa việc quy định số lợi nhuận để lại cho Petro Vietnam bằng văn bản luật để bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối ngân sách Nhà nước, cơ quan thẩm tra đề nghị.
Chưa thật hợp lý
Sau khi phân tích cơ sở pháp lý, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đánh giá tình hình quản lý, đầu tư của Tập đoàn trong việc sử dụng số tiền để lại đầu tư từ 2007 - 2010.
Theo đó, nguồn ngân sách đầu tư trở lại đã sử dụng phù hợp với chiến lược phát triển ngành dầu khí, xây dựng được một số dự án quan trọng như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án nhà máy điện Nhơn Trạch…
Điều cần lưu ý là số vốn đầu tư trở lại cho Petro Vietnam trong một số năm đang vượt dự toán chi theo nghị quyết của Quốc hội (năm 2006 vượt 4.825 tỷ đồng, 2007 vượt 1.156 tỷ đồng và 2008 vượt 408 tỷ đồng).
Theo quy định của pháp luật thì nếu số thu vượt so với thực tế Chính phủ phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, nhưng quy định này chưa được thực hiện, báo cáo viết.
Cũng theo thường trực cơ quan thẩm tra, nguồn đầu tư trở lại là để đầu tư phát triển các dự án dầu khí, nhưng Tập đoàn cấp vốn điều lệ cho Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) 11.847 tỷ đồng là chưa thật hợp lý.
“Việc đầu tư chưa phát hiện sai phạm, thất thoát, lãng phí lớn; tuy nhiên, vẫn cần chú ý hơn đến hiệu quả của việc đầu tư, tránh tình trạng dàn trải, không tập trung cho các công trình trọng điểm”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.
Đề nghị Quốc hội chấp thuận phương án sử dụng 3.500 tỷ đầu tư trở lại trong năm 2011 của Petro Vietnam, song Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc đầu tư trở lại cho tập đoàn.
Trong đó xác định rõ về nguồn để lại từ phần được chia của nước chủ nhà trong hợp đồng liên doanh dầu khí với Vietsovpetro, đầu tư cho các công trình trọng điểm, quan trọng của ngành dầu khí và thời hạn được để lại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư của ngành.
Với Petro Vietnam, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị định kỳ hàng năm báo cáo các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư từ nguồn kinh phí được đầu tư trở lại theo quy định, bảo đảm sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng pháp luật và có hiệu quả. Đồng thời, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về khoản đầu tư để lại phát sinh tăng cao hơn so với dự toán.
Đây là thông tin tại báo cáo thẩm tra sơ bộ phương án sử dụng 3.500 tỷ đồng đầu tư trở lại cho Petro Vietnam của Ủy ban Tài chính - Ngân sách tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 18/2.
Như vậy, là đã có câu trả lời ban đầu cho một vấn đề thường có ý kiến trái chiều khi Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách.
Vẫn phụ thuộc ý muốn chủ quan
Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010, tại phiếu hỏi ý kiến, đa số đại biểu đã thể hiện sự không đồng tình đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng từ ngân sách cho Petro Vietnam.
Bên cạnh cơ sở pháp lý, nguyên nhân khiến nhiều đại biểu không yên tâm chính là, năm nào cũng bố trí chi đầu tư trở lại cho Petro Vietnam với số tiền rất lớn, nhưng việc chi như thế nào, hiệu quả ra sao thì không có báo cáo Quốc hội.
Tuy nhiên, trước khi biểu quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị Quốc hội chấp thuận cho việc đầu tư trở lại 3.500 tỷ đồng cho Petro Vietnam như đề nghị của Chính phủ. Song đề nghị Chính phủ báo cáo một số nội dung theo yêu cầu vào kỳ họp Quốc hội thứ 9, sau đó mới quyết định chi cụ thể.
Theo Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, “việc đầu tư trở lại cho Petro Vietnam là có cơ sở pháp lý, đúng đắn và cần thiết như tinh thần Nghị quyết số 53/2010/QH12 của Quốc hội”.
Báo cáo thẩm tra cũng cho biết, việc làm này đã được thực hiện từ nhiều năm nay (năm 2006 là 1.700 tỷ đồng; 2007 để lại 9.400 tỷ đồng; năm 2008 là 8.900 tỷ đồng; năm 2009: 4.900 tỷ đồng; năm 2010 là 3.500 tỷ đồng và 2011 là 3.500 tỷ đồng).
Về bản chất khoản đầu tư trở lại cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, đây là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi đã bù đắp chi phí và làm các nghĩa vụ tài chính với nhà nước, thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị phải làm rõ vấn đề này và cho rằng, đây là nguồn lãi nước chủ nhà được chia trong Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro và các hợp đồng chia sản phẩm, không thuần túy chỉ là nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vì ngoài những khoản được chia từ kết quả kinh doanh, thì những khoản còn lại cho Petro Vietnam chỉ là cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện ký kết hợp đồng và nhận nguồn chia lợi nhuận cho nước chủ nhà. Do đó, nguồn thu này là nguồn thu của Nhà nước, vì vậy được đầu tư trở lại theo cơ chế đầu tư của Nhà nước là đúng với quy định của pháp luật.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc trích để lại vốn đầu tư từ nguồn lãi được chia của nước chủ nhà trong hoạt động kinh doanh dầu khí phù hợp với Luật Doanh nghiệp Nhà nước (năm 2005), với Luật Đầu tư, Luật Dầu khí; phù hợp với các quy định của luật thuế, nhất là thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp…
Kết luận của Bộ Chính trị và nghị định của Chính phủ cũng đều cho phép Petro Vietnam được giữ lại ít nhất 50% lãi nước chủ nhà được chia để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại vấn đề xung đột pháp luật dẫn đến việc trích lập đầu tư trở lại cho Petro Vietnam còn phụ thuộc ý muốn chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước, báo cáo thẩm tra nhấn mạnh.
Điều này đẫn đến không ít năm trích vượt dự toán được duyệt nhưng những năm gần đây số tiền để lại cho Petro Vietnam lại căn cứ trên khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Việc quy định “cứng” để lại 50% lợi nhuận của nước chủ nhà chưa được cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật.
Đề nghị cần phải cụ thể hóa hơn nữa việc quy định số lợi nhuận để lại cho Petro Vietnam bằng văn bản luật để bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối ngân sách Nhà nước, cơ quan thẩm tra đề nghị.
Chưa thật hợp lý
Sau khi phân tích cơ sở pháp lý, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đánh giá tình hình quản lý, đầu tư của Tập đoàn trong việc sử dụng số tiền để lại đầu tư từ 2007 - 2010.
Theo đó, nguồn ngân sách đầu tư trở lại đã sử dụng phù hợp với chiến lược phát triển ngành dầu khí, xây dựng được một số dự án quan trọng như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án nhà máy điện Nhơn Trạch…
Điều cần lưu ý là số vốn đầu tư trở lại cho Petro Vietnam trong một số năm đang vượt dự toán chi theo nghị quyết của Quốc hội (năm 2006 vượt 4.825 tỷ đồng, 2007 vượt 1.156 tỷ đồng và 2008 vượt 408 tỷ đồng).
Theo quy định của pháp luật thì nếu số thu vượt so với thực tế Chính phủ phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, nhưng quy định này chưa được thực hiện, báo cáo viết.
Cũng theo thường trực cơ quan thẩm tra, nguồn đầu tư trở lại là để đầu tư phát triển các dự án dầu khí, nhưng Tập đoàn cấp vốn điều lệ cho Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) 11.847 tỷ đồng là chưa thật hợp lý.
“Việc đầu tư chưa phát hiện sai phạm, thất thoát, lãng phí lớn; tuy nhiên, vẫn cần chú ý hơn đến hiệu quả của việc đầu tư, tránh tình trạng dàn trải, không tập trung cho các công trình trọng điểm”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.
Đề nghị Quốc hội chấp thuận phương án sử dụng 3.500 tỷ đầu tư trở lại trong năm 2011 của Petro Vietnam, song Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc đầu tư trở lại cho tập đoàn.
Trong đó xác định rõ về nguồn để lại từ phần được chia của nước chủ nhà trong hợp đồng liên doanh dầu khí với Vietsovpetro, đầu tư cho các công trình trọng điểm, quan trọng của ngành dầu khí và thời hạn được để lại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư của ngành.
Với Petro Vietnam, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị định kỳ hàng năm báo cáo các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư nói chung, đầu tư từ nguồn kinh phí được đầu tư trở lại theo quy định, bảo đảm sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng pháp luật và có hiệu quả. Đồng thời, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về khoản đầu tư để lại phát sinh tăng cao hơn so với dự toán.