“Để các ngân hàng tăng thêm giá trị gia tăng”
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và một số đối tác mới đây tuyên bố thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink
Tuần qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cùng 15 ngân hàng thương mại cổ phần và 2 công ty cổ đông sáng lập đã tuyên bố thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink.
Đây là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới thẻ thanh toán, quản lý và vận hành mạng thanh toán thẻ của các ngân hàng thành viên và phát triển các kênh thanh toán điện tử.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với bà Nguyễn Tú Anh, Tổng giám đốc Smartlink.
Xin bà cho biết lý do gì mà Smartlink đang trực thuộc liên minh thẻ VCB lại tách ra lập công ty cổ phần?
Liên minh thẻ VCB được thành lập vào cuối năm 2003 và VCB với ưu thế là ngân hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, có hệ thống công nghệ hiện đại, bề dày kinh nghiệm và nguồn lực đã đứng ra làm ngân hàng thực hiện chuyển mạch thẻ và hỗ trợ các ngân hàng thương mại cổ phần triển khai hoạt động phát hành và thanh toán thẻ nội địa mang thương hiệu Connect24, phát hành thẻ quốc tế mang thương hiệu MasterCard và thanh toán các loại thẻ quốc tế khác.
Sau gần 4 năm triển khai, liên minh thẻ VCB đã thu hút được 25 ngân hàng thành viên tham gia mạng lưới, trong đó 17 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và đi vào hoạt động ổn định.
Để chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý hệ thống chuyển mạch thẻ cho VCB, phát triển các kênh thanh toán điện tử hỗ trợ cho việc sử dụng thẻ cũng như nhằm tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác đa phương, liên kết để cùng phát triển, VCB và các ngân hàng thành viên đã thống nhất thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink với VCB là ngân hàng đầu mối.
Với việc ra mắt Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink khách hàng sẽ nhận được những tiện ích gì, thưa bà?
Trên nền tảng của hệ thống liên minh thẻ VCB đã hoạt động ổn định, khi đi vào hoạt động, Smartlink sẽ cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên. Cụ thể là: thông qua mạng thanh toán Smartlink, chủ thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng ATM và POS của ngân hàng khác trong liên minh, đem lại sự tiện lợi cho khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho các ngân hàng thành viên.
Cùng với các ngân hàng thành viên và đối tác, Smartlink cũng cung cấp tới khách hàng các dòng sản phẩm tiên tiến như dòng sản phẩm thẻ Smartlink trả trước bao gồm thẻ quà tặng, thẻ thanh toán điện tử, thẻ du lịch...
Mảng quan trọng nhất của Smartlink là phát triển các kênh thanh toán điện tử kết nối các ngân hàng thành viên với các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ, cho phép khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng thành viên thực hiện mua sắm hàng hóa dịch vụ, trả cước phí điện thoại, tiền điện, nước qua các kênh giao dịch điện tử như Internet, điện thoại di động, ATM và POS.
16 ngân hàng thành viên của Smartlink có được ưu đãi gì khi sử dụng dịch vụ của Smartlink? Còn các ngân hàng khác thì sao?
Một trong những tiêu chí mà Smartlink cần phải tuân thủ để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thành viên là áp dụng đồng nhất một chính sách về sản phẩm và dịch vụ cho các ngân hàng thành viên.
Với các ngân hàng khác có nhu cầu tham gia kết nối hệ thống, Smartlink luôn sẵn sàng cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định về tiêu chuẩn hệ thống kỹ thuật trước khi thực hiện kết nối.
Cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc đều là người của VCB, vậy VCB có chi phối Smartlink? Bà có thể cho biết VCB chiếm bao nhiêu tỉ lệ vốn của Smartlink?
Việc đề cử và bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty đều đã được Đại hội đồng cổ đông của công ty (là các ngân hàng thành viên) thông qua. Tổng giám đốc do Hội đồng Quản trị Công ty tuyển chọn trên cơ sở đáp ứng được yêu cầu do Hội đồng Quản trị đặt ra. Trong cơ cấu sở hữu vốn của Công ty, VCB chiếm 11% cổ phần.
Các ngân hàng vừa là đối thủ cạnh tranh vừa hợp tác với nhau thông qua Smartlink, theo bà, liệu điều đó có gây ra bất ổn trong hoạt động của Smartlink?
Mỗi một ngân hàng đều có một thế mạnh nhất định về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khối khách hàng bán lẻ của mình. Việc tham gia kết nối hệ thống với Smartlink sẽ là cơ hội để các ngân hàng tăng thêm tính đa dạng cho các sản phẩm, tăng thêm các giá trị gia tăng cho dịch vụ cung ứng, tạo thêm những dịch vụ tiện ích cho khối khách hàng của mình với một chính sách về sản phẩm và dịch vụ được Smartlink áp dụng đồng nhất cho các ngân hàng thành viên.
Mục tiêu của Smartlink trong thời gian tới như thế nào? Smartlink đã chuẩn bị cho mục tiêu này đến đâu?
Smartlink được thành lập nhằm hướng đến hai mục tiêu cơ bản: Thứ nhất là cung ứng các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh thẻ mà trung tâm thẻ của các ngân hàng hoặc không có khả năng thực hiện hoặc nếu thực hiện thì cũng không có hiệu quả cao.
Thứ hai là cung ứng các kênh thanh toán điện tử cũng như các dịch vụ mang tính liên kết, kết nối các ngân hàng với các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ trên hệ thống đa kênh, đa phương tiện với tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành quốc tế nhằm đẩy mạnh việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ một cách chuyên nghiệp.
Để chuẩn bị cho mục tiêu này, với các đối tác trong nước, Smartlink đã ký một loạt các thỏa thuận hợp tác cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử với những công ty cung ứng dịch vụ viễn thông di động, các nhà cung ứng dịch vụ Internet, bảo hiểm, du lịch lữ hành và bán lẻ lớn tại Việt Nam như: Mobifone, Viettel, VinaGame, Pacific Airlines, Bảo Việt, Mai Linh, VTC...
Về mảng hợp tác quốc tế, Smartlink cũng đang tiến hành các bước cần thiết để trở thành Trung tâm xử lý giao dịch (3rd-party processor) cho tất cả các tổ chức thẻ quốc tế tại Việt Nam như Visa, MasterCard, American Express, China Union Pay, JCB, Diners Club. Theo đó, các giao dịch thẻ quốc tế của các ngân hàng thành viên thực hiện tại Việt Nam sẽ được xử lý ngay tại hệ thống Smartlink, giải quyết triệt để bài toán hiệu quả kinh tế trong mạng lưới thanh toán thẻ.
Ngoài ra, Smartlink cũng có kế hoạch liên kết với các mạng thanh toán thẻ nội địa của các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia... để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ và gia tăng tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên.
Đây là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới thẻ thanh toán, quản lý và vận hành mạng thanh toán thẻ của các ngân hàng thành viên và phát triển các kênh thanh toán điện tử.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với bà Nguyễn Tú Anh, Tổng giám đốc Smartlink.
Xin bà cho biết lý do gì mà Smartlink đang trực thuộc liên minh thẻ VCB lại tách ra lập công ty cổ phần?
Liên minh thẻ VCB được thành lập vào cuối năm 2003 và VCB với ưu thế là ngân hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, có hệ thống công nghệ hiện đại, bề dày kinh nghiệm và nguồn lực đã đứng ra làm ngân hàng thực hiện chuyển mạch thẻ và hỗ trợ các ngân hàng thương mại cổ phần triển khai hoạt động phát hành và thanh toán thẻ nội địa mang thương hiệu Connect24, phát hành thẻ quốc tế mang thương hiệu MasterCard và thanh toán các loại thẻ quốc tế khác.
Sau gần 4 năm triển khai, liên minh thẻ VCB đã thu hút được 25 ngân hàng thành viên tham gia mạng lưới, trong đó 17 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và đi vào hoạt động ổn định.
Để chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý hệ thống chuyển mạch thẻ cho VCB, phát triển các kênh thanh toán điện tử hỗ trợ cho việc sử dụng thẻ cũng như nhằm tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác đa phương, liên kết để cùng phát triển, VCB và các ngân hàng thành viên đã thống nhất thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink với VCB là ngân hàng đầu mối.
Với việc ra mắt Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink khách hàng sẽ nhận được những tiện ích gì, thưa bà?
Trên nền tảng của hệ thống liên minh thẻ VCB đã hoạt động ổn định, khi đi vào hoạt động, Smartlink sẽ cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên. Cụ thể là: thông qua mạng thanh toán Smartlink, chủ thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng ATM và POS của ngân hàng khác trong liên minh, đem lại sự tiện lợi cho khách hàng cũng như tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho các ngân hàng thành viên.
Cùng với các ngân hàng thành viên và đối tác, Smartlink cũng cung cấp tới khách hàng các dòng sản phẩm tiên tiến như dòng sản phẩm thẻ Smartlink trả trước bao gồm thẻ quà tặng, thẻ thanh toán điện tử, thẻ du lịch...
Mảng quan trọng nhất của Smartlink là phát triển các kênh thanh toán điện tử kết nối các ngân hàng thành viên với các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ, cho phép khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng thành viên thực hiện mua sắm hàng hóa dịch vụ, trả cước phí điện thoại, tiền điện, nước qua các kênh giao dịch điện tử như Internet, điện thoại di động, ATM và POS.
16 ngân hàng thành viên của Smartlink có được ưu đãi gì khi sử dụng dịch vụ của Smartlink? Còn các ngân hàng khác thì sao?
Một trong những tiêu chí mà Smartlink cần phải tuân thủ để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thành viên là áp dụng đồng nhất một chính sách về sản phẩm và dịch vụ cho các ngân hàng thành viên.
Với các ngân hàng khác có nhu cầu tham gia kết nối hệ thống, Smartlink luôn sẵn sàng cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định về tiêu chuẩn hệ thống kỹ thuật trước khi thực hiện kết nối.
Cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc đều là người của VCB, vậy VCB có chi phối Smartlink? Bà có thể cho biết VCB chiếm bao nhiêu tỉ lệ vốn của Smartlink?
Việc đề cử và bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty đều đã được Đại hội đồng cổ đông của công ty (là các ngân hàng thành viên) thông qua. Tổng giám đốc do Hội đồng Quản trị Công ty tuyển chọn trên cơ sở đáp ứng được yêu cầu do Hội đồng Quản trị đặt ra. Trong cơ cấu sở hữu vốn của Công ty, VCB chiếm 11% cổ phần.
Các ngân hàng vừa là đối thủ cạnh tranh vừa hợp tác với nhau thông qua Smartlink, theo bà, liệu điều đó có gây ra bất ổn trong hoạt động của Smartlink?
Mỗi một ngân hàng đều có một thế mạnh nhất định về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khối khách hàng bán lẻ của mình. Việc tham gia kết nối hệ thống với Smartlink sẽ là cơ hội để các ngân hàng tăng thêm tính đa dạng cho các sản phẩm, tăng thêm các giá trị gia tăng cho dịch vụ cung ứng, tạo thêm những dịch vụ tiện ích cho khối khách hàng của mình với một chính sách về sản phẩm và dịch vụ được Smartlink áp dụng đồng nhất cho các ngân hàng thành viên.
Mục tiêu của Smartlink trong thời gian tới như thế nào? Smartlink đã chuẩn bị cho mục tiêu này đến đâu?
Smartlink được thành lập nhằm hướng đến hai mục tiêu cơ bản: Thứ nhất là cung ứng các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh thẻ mà trung tâm thẻ của các ngân hàng hoặc không có khả năng thực hiện hoặc nếu thực hiện thì cũng không có hiệu quả cao.
Thứ hai là cung ứng các kênh thanh toán điện tử cũng như các dịch vụ mang tính liên kết, kết nối các ngân hàng với các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ trên hệ thống đa kênh, đa phương tiện với tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành quốc tế nhằm đẩy mạnh việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ một cách chuyên nghiệp.
Để chuẩn bị cho mục tiêu này, với các đối tác trong nước, Smartlink đã ký một loạt các thỏa thuận hợp tác cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử với những công ty cung ứng dịch vụ viễn thông di động, các nhà cung ứng dịch vụ Internet, bảo hiểm, du lịch lữ hành và bán lẻ lớn tại Việt Nam như: Mobifone, Viettel, VinaGame, Pacific Airlines, Bảo Việt, Mai Linh, VTC...
Về mảng hợp tác quốc tế, Smartlink cũng đang tiến hành các bước cần thiết để trở thành Trung tâm xử lý giao dịch (3rd-party processor) cho tất cả các tổ chức thẻ quốc tế tại Việt Nam như Visa, MasterCard, American Express, China Union Pay, JCB, Diners Club. Theo đó, các giao dịch thẻ quốc tế của các ngân hàng thành viên thực hiện tại Việt Nam sẽ được xử lý ngay tại hệ thống Smartlink, giải quyết triệt để bài toán hiệu quả kinh tế trong mạng lưới thanh toán thẻ.
Ngoài ra, Smartlink cũng có kế hoạch liên kết với các mạng thanh toán thẻ nội địa của các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia... để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ và gia tăng tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên.