“Để không ăn cơm Việt, đóng thuế cho nước ngoài”
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thúc giục đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin vì “lỡ một ngày có khi bằng cả năm”
“Đơn cử như trong phần mềm, nếu chính sách thuế không tốt thì nhiều người ngồi ở Việt Nam, ăn cơm Việt, uống nước Việt… và mở công ty ở nước ngoài và đóng thuế cho nước ngoài”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại “Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam 2015”, diễn ra tại Hà Nội sáng 25/6.
Không phải lần đầu tiên nói về sức phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin cũng như những ứng dụng kì diệu mà lĩnh vực này mang lại, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thêm một lần lại thúc giục khối đơn vị cơ quan nhà nước và giới công nghệ cần tăng tốc và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, vì “lỡ một ngày có khi bằng cả năm”.
Trong niềm vui, còn có sự thôi thúc
Ghi nhận lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam những năm qua có những bước phát triển có tính đột phá, ấn tượng nhưng Phó thủ tướng cũng cho rằng, lĩnh vực này, đặc biệt là trong dịch vụ công vẫn còn rất chậm chạp.
Theo ông, các xu hướng công nghệ mới hiện không chỉ còn nằm trong giới “anh em công nghệ” mà đã lan rộng ra toàn xã hội một cách khá rõ ràng, thể hiện tiêu biểu ở một số cá nhân hay doanh nghiệp start - up (khởi nghiệp) rất mới, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài, có những sản phẩm được cả thế giới thừa nhận.
Còn ở góc độ vĩ mô, theo nhiều thống kê, công nghệ thông tin trong năm qua đã kế tiếp sự phát triển trước đó với tốc độ tăng trưởng là 16%. Việt Nam là một trong 5 nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới về công nghệ thông tin. Thậm chí, trong lĩnh vực thuê ngoài (outsource), Việt Nam xếp ở vị trí đầu tiên.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang là điểm đến hấp dẫn và là cứ điểm về nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ như điện thoại, bởi đã hội tụ nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Microsoft, LG, Intel…
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong niềm vui trên, vẫn có sự thôi thúc, đặt ra cho giới công nghệ thông tin Việt câu hỏi là có thể làm tốt hơn được không?
Bởi theo ông, một con số mà giới công nghệ thông tin rất quan tâm là bảng xếp hạng chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc công bố năm 2014, thì Việt Nam tụt 19 bậc và đứng ở vị trí 99, với lý do của các nhóm chỉ số là thay đổi về thống kê nguồn nhân lực công nghệ thông tin nói chung và chỉ số về hạ tầng.
Trong đó, dịch vụ công, tuy chỉ giảm chút xíu nhưng Chính phủ và giới công nghệ chắc chắn sẽ không hài lòng, theo ông Đam.
Đến cuối năm 2013, Việt Nam có trên 104 ngàn dịch vụ công, thì dịch vụ công cấp 1 và 2 có trên 101 ngàn, cấp số 3 là 2366 và cấp 4 chỉ có 111 (mức độ 4 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng - PV).
“Trên 104 nghìn dịch vụ mà mới chỉ có 101 dịch vụ cấp độ 4 và 2.366 ở cấp độ 3. Từ đó đến nay con số cũng tăng, nhưng chắc chắn sẽ rất ít”, Phó thủ tướng nói, và cho rằng cả Việt Nam cũng như Liên hiệp quốc cũng mới chỉ có số liệu chính xác về dịch vụ công đến cuối năm 2013, trong khi công nghệ thông tin là kết nối, điều đó thấy rằng, hành chính của ta còn rất chậm chạp.
Thay đổi theo hướng nào?
Theo vị Phó thủ tướng phụ trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trước những đề xuất, kiến nghị và hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, Chính phủ đã có những quyết sách quan trọng như mở ra hướng thuê dịch vụ, chỉ đạo tập trung để ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như y tế, bảo hiểm, giáo dục, giao thông, rồi liên quan đến thuế và doanh nghiệp…
“Tinh thần của Chính phủ là mạnh mẽ đổi mới, minh bạch, rất cụ thể, có một lộ trình mang tính bắt buộc, trong đó cái gì liên quan đến dân nhiều thì phải tập trung nhiều, và tất cả những điều này đều liên quan đến công nghệ thông tin”, ông Đam nói.
Theo Phó thủ tướng, bước đi sắp tới đối với lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam là, một mặt tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những chính sách cụ thể, trong đó có vấn đề liên quan đến thuế để thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển.
Ông Đam ví von, đơn cử như trong phần mềm, nếu chính sách thuế không tốt thì nhiều người ngồi ở Việt Nam, ăn cơm Việt, uống nước Việt… và mở công ty ở nước ngoài và đóng thuế cho nước ngoài.
Và ngược lại, nếu chính sách thuế tốt thì rất nhiều người Nam sẽ mở công ty ở Việt Nam và đóng thuế cho Việt Nam, và thậm chí là ngồi ở nước ngoài nhưng mở công ty và đóng thuế ở Việt Nam.
Phó thủ tướng cũng cho rằng, chính sách thuê dịch vụ ngoài công nghệ thông tin mặc dù rất được mong chờ nhưng chưa có được bước tiến cần thiết như mong đợi.
Theo ông, để đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin thì, một trong những giải pháp mà Chính phủ đã bàn với Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ vào con số chính phủ điện tử mà Liên hiệp quốc đã công bố, căn cứ vào những dịch vụ công hiện có để đề ra quy định có tính bắt buộc với các bộ ngành, các cấp, phải có lộ trình cụ thể cung cấp các dịch vụ công và cả bên ngoài xã hội thành một phong trào thi đua.
Điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy. Việc này không chỉ với các cơ quan nhà nước, như đặt ra dịch vụ để cộng đồng doanh nghiệp tự tính, tự lập dự án để cung cấp được dịch vụ.
Nhưng mặt khác, các doanh phía nghiệp công nghệ thông tin cũng phải thay đổi tư duy, là không kiểu đợi sẵn, không ngồi đợi mời thầu rồi mới tìm đến, mà bằng các nhãn quan, hiểu biết của mình, xây dựng, phát triển các dịch vụ, ứng dụng và chủ động chào hàng các cơ quan nhà nước và khẳng định làm tốt.
“Những cá nhân, tổ chức không ứng dụng công nghệ thông tin thì thường chỉ có hai khả năng. Một là không biết được sự tuyệt vời của các ứng dụng công nghệ. Thứ hai là không muốn làm - khả năng này thì có động cơ không tốt vì công nghệ thông tin là chính xác, minh bạch và kết nối”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận.
Không phải lần đầu tiên nói về sức phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin cũng như những ứng dụng kì diệu mà lĩnh vực này mang lại, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thêm một lần lại thúc giục khối đơn vị cơ quan nhà nước và giới công nghệ cần tăng tốc và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, vì “lỡ một ngày có khi bằng cả năm”.
Trong niềm vui, còn có sự thôi thúc
Ghi nhận lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam những năm qua có những bước phát triển có tính đột phá, ấn tượng nhưng Phó thủ tướng cũng cho rằng, lĩnh vực này, đặc biệt là trong dịch vụ công vẫn còn rất chậm chạp.
Theo ông, các xu hướng công nghệ mới hiện không chỉ còn nằm trong giới “anh em công nghệ” mà đã lan rộng ra toàn xã hội một cách khá rõ ràng, thể hiện tiêu biểu ở một số cá nhân hay doanh nghiệp start - up (khởi nghiệp) rất mới, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài, có những sản phẩm được cả thế giới thừa nhận.
Còn ở góc độ vĩ mô, theo nhiều thống kê, công nghệ thông tin trong năm qua đã kế tiếp sự phát triển trước đó với tốc độ tăng trưởng là 16%. Việt Nam là một trong 5 nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới về công nghệ thông tin. Thậm chí, trong lĩnh vực thuê ngoài (outsource), Việt Nam xếp ở vị trí đầu tiên.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang là điểm đến hấp dẫn và là cứ điểm về nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ như điện thoại, bởi đã hội tụ nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Microsoft, LG, Intel…
Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trong niềm vui trên, vẫn có sự thôi thúc, đặt ra cho giới công nghệ thông tin Việt câu hỏi là có thể làm tốt hơn được không?
Bởi theo ông, một con số mà giới công nghệ thông tin rất quan tâm là bảng xếp hạng chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc công bố năm 2014, thì Việt Nam tụt 19 bậc và đứng ở vị trí 99, với lý do của các nhóm chỉ số là thay đổi về thống kê nguồn nhân lực công nghệ thông tin nói chung và chỉ số về hạ tầng.
Trong đó, dịch vụ công, tuy chỉ giảm chút xíu nhưng Chính phủ và giới công nghệ chắc chắn sẽ không hài lòng, theo ông Đam.
Đến cuối năm 2013, Việt Nam có trên 104 ngàn dịch vụ công, thì dịch vụ công cấp 1 và 2 có trên 101 ngàn, cấp số 3 là 2366 và cấp 4 chỉ có 111 (mức độ 4 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng - PV).
“Trên 104 nghìn dịch vụ mà mới chỉ có 101 dịch vụ cấp độ 4 và 2.366 ở cấp độ 3. Từ đó đến nay con số cũng tăng, nhưng chắc chắn sẽ rất ít”, Phó thủ tướng nói, và cho rằng cả Việt Nam cũng như Liên hiệp quốc cũng mới chỉ có số liệu chính xác về dịch vụ công đến cuối năm 2013, trong khi công nghệ thông tin là kết nối, điều đó thấy rằng, hành chính của ta còn rất chậm chạp.
Thay đổi theo hướng nào?
Theo vị Phó thủ tướng phụ trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trước những đề xuất, kiến nghị và hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, Chính phủ đã có những quyết sách quan trọng như mở ra hướng thuê dịch vụ, chỉ đạo tập trung để ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như y tế, bảo hiểm, giáo dục, giao thông, rồi liên quan đến thuế và doanh nghiệp…
“Tinh thần của Chính phủ là mạnh mẽ đổi mới, minh bạch, rất cụ thể, có một lộ trình mang tính bắt buộc, trong đó cái gì liên quan đến dân nhiều thì phải tập trung nhiều, và tất cả những điều này đều liên quan đến công nghệ thông tin”, ông Đam nói.
Theo Phó thủ tướng, bước đi sắp tới đối với lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam là, một mặt tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những chính sách cụ thể, trong đó có vấn đề liên quan đến thuế để thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển.
Ông Đam ví von, đơn cử như trong phần mềm, nếu chính sách thuế không tốt thì nhiều người ngồi ở Việt Nam, ăn cơm Việt, uống nước Việt… và mở công ty ở nước ngoài và đóng thuế cho nước ngoài.
Và ngược lại, nếu chính sách thuế tốt thì rất nhiều người Nam sẽ mở công ty ở Việt Nam và đóng thuế cho Việt Nam, và thậm chí là ngồi ở nước ngoài nhưng mở công ty và đóng thuế ở Việt Nam.
Phó thủ tướng cũng cho rằng, chính sách thuê dịch vụ ngoài công nghệ thông tin mặc dù rất được mong chờ nhưng chưa có được bước tiến cần thiết như mong đợi.
Theo ông, để đẩy mạnh phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin thì, một trong những giải pháp mà Chính phủ đã bàn với Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ vào con số chính phủ điện tử mà Liên hiệp quốc đã công bố, căn cứ vào những dịch vụ công hiện có để đề ra quy định có tính bắt buộc với các bộ ngành, các cấp, phải có lộ trình cụ thể cung cấp các dịch vụ công và cả bên ngoài xã hội thành một phong trào thi đua.
Điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy. Việc này không chỉ với các cơ quan nhà nước, như đặt ra dịch vụ để cộng đồng doanh nghiệp tự tính, tự lập dự án để cung cấp được dịch vụ.
Nhưng mặt khác, các doanh phía nghiệp công nghệ thông tin cũng phải thay đổi tư duy, là không kiểu đợi sẵn, không ngồi đợi mời thầu rồi mới tìm đến, mà bằng các nhãn quan, hiểu biết của mình, xây dựng, phát triển các dịch vụ, ứng dụng và chủ động chào hàng các cơ quan nhà nước và khẳng định làm tốt.
“Những cá nhân, tổ chức không ứng dụng công nghệ thông tin thì thường chỉ có hai khả năng. Một là không biết được sự tuyệt vời của các ứng dụng công nghệ. Thứ hai là không muốn làm - khả năng này thì có động cơ không tốt vì công nghệ thông tin là chính xác, minh bạch và kết nối”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận.