Để trái phiếu “đi trên đường cao tốc”
Thị trường trái phiếu khởi sắc trở lại nhưng có ý kiến cho rằng, để phát triển nhanh và bền vững, thị trường phải đông người tham gia
Thị trường trái phiếu khởi sắc trở lại nhưng có ý kiến cho rằng, để phát triển nhanh và bền vững, thị trường trái phiếu phải đông người tham gia, trong khi ai cũng muốn “thị trường tốt thì tôi mới vào”.
Nửa đầu năm 2008, thị trường trái phiếu của Việt Nam khá sôi động với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ khá thành công, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khi bóng mây u ám đi qua
Nhưng đến đầu tháng 5/2008, các chỉ số kinh tế vĩ mô bắt đầu xấu đi: lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động lớn theo chiều hướng VND bị giảm giá mạnh. Tình hình này dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách thoát khỏi thị trường do lo ngại áp lực lạm phát, biến động tỷ giá và để bảo toàn vốn cho công ty mẹ nơi chính quốc, mặc dù đây là lực lượng đóng vai trò lực đẩy tác động đến tính thanh khoản cũng như sự đa dạng của thị trường.
Thời điểm đó, giá trái phiếu rất rẻ, “yield” (lợi tức thu được sau mỗi lần chuyển nhượng) tới 20%, tính thanh khoản bị giảm dần. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, xu hướng khởi sắc đã rõ nét hơn trên thị trường trái phiếu trong thời gian gần đây, đặc biệt là đối với trái phiếu doanh nghiệp.
Cụ thể, trước đây, tổng doanh số trái phiếu doanh nghiệp/tổng doanh số trái phiếu phát hành trên thị trường là 4% nhưng giữa năm 2009, doanh số trái phiếu doanh nghiệp chiếm trên 50% lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trong năm 2009. Kéo theo đó là các nhà đầu tư trái phiếu nước ngoài đã trở lại, dù mức độ còn hạn chế.
Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Đức Thái Hân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) nêu quan điểm: “Khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, khả năng sinh lời của trái phiếu cao, cộng với rủi ro thấp thì các ngân hàng thương mại sẽ tham gia tích cực hơn”.
Ông Hân dẫn chứng: hiện tại, giá trị danh mục đầu tư trái phiếu của ACB chiếm khoảng 10% giá trị bảng tổng kết tài sản, tương đương khoảng 8 tỷ USD. Khi ngân hàng đầu tư vào trái phiếu thì đầu tiên phải tính tới yếu tố chi phí vốn và bảng tổng kết tài sản cũng như cơ sở huy động vốn phải đủ lớn thì họ mới mạnh dạn đầu tư. Và điều này chỉ có được khi nền kinh tế phục hồi.
Không chỉ dựa vào ngân hàng
Một câu hỏi đặt ra đối với thị trường trái phiếu hiện nay là tính thanh khoản. Gần như một quy luật, khi thanh khoản yếu thì thành viên tham gia lại rất hay “nghe ngóng”.
Ông Nguyễn Đức Thái Hân thừa nhận: “Khi đưa ra quyết định kinh doanh trái phiếu, ACB nhìn vào các chỉ số lạm phát, chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá). Chẳng hạn, năm 2008, ACB đầu tư khá nhiều vào trái phiếu ngắn hạn nhưng đến 2009, do mặt bằng lãi suất chưa thực sự phù hợp nên ACB vừa đầu tư ở mức độ vừa phải và vừa “quan sát” động thái của thị trường”.
Dĩ nhiên, quan điểm của ông Quỳnh lại không hoàn toàn như vậy. Ông nói: “Với thực tế thị trường có hơn 500 loại trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau, lực lượng tham gia chủ yếu vẫn là ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, trong khi sự trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự trở thành xu hướng rõ nét. Vậy thì, nếu như ai cũng muốn “thị trường thanh khoản tốt, tôi mới vào” thì rất khó để cải thiện được tính thanh khoản”.
Theo ông, để giải quyết “bài toán thanh khoản” thì phải kết hợp hài hòa lợi ích giữa các thành viên thị trường và các nhà làm chính sách. Muốn thanh khoản tốt thì phải có nhiều hàng hóa tốt và lực lượng tham gia phải đông đảo, đa dạng với nhiều yêu cầu, mục đích khác nhau. Không thể cứ theo nếp cũ: Chính phủ bảo với Hiệp hội Thị trường trái phiếu là “các anh cứ đẩy mạnh lên” còn thành viên thị trường thì “thanh khoản tốt, tôi sẽ tham gia”!
Cùng đó là hạ tầng cho thị trường phải được thay đổi. Có nghĩa, thành viên thị trường được ví như những chiếc xe chạy trên đường cao tốc. Còn nếu con đường (hạ tầng) bao gồm khung pháp lý, hệ thống sản phẩm được chuẩn hóa phát hành, số lượng đa dạng, hệ thống giao dịch, lưu ký... hoạt động chưa tốt thì thị trường khó phát triển bền vững, trong đó, tính thanh khoản khó cải thiện, nhất là trong điều kiện thị trường trái phiếu Việt Nam còn non trẻ, khung pháp lý, chất lượng hàng hóa chưa cao, hệ thống thanh toán, giao dịch còn nhiều hạn chế.
Ông Hân cho rằng, để các ngân hàng thương mại tham gia tích cực hơn vào thị trường trái phiếu thì các chính sách quản lý phải thông thoáng hơn, chẳng hạn: cho phép giao dịch trái phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở hoặc đáp ứng một phần dự trữ bắt buộc.
Hoặc, gần đây, Ngân hàng Nhà nước có đưa ra một quyết định cho phép trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tương đương với trái phiếu Chính phủ là một thuận lợi lớn cả cho ngân hàng thương mại nắm giữ loại trái phiếu này và thị trường nói chung.
Nửa đầu năm 2008, thị trường trái phiếu của Việt Nam khá sôi động với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ khá thành công, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khi bóng mây u ám đi qua
Nhưng đến đầu tháng 5/2008, các chỉ số kinh tế vĩ mô bắt đầu xấu đi: lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động lớn theo chiều hướng VND bị giảm giá mạnh. Tình hình này dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách thoát khỏi thị trường do lo ngại áp lực lạm phát, biến động tỷ giá và để bảo toàn vốn cho công ty mẹ nơi chính quốc, mặc dù đây là lực lượng đóng vai trò lực đẩy tác động đến tính thanh khoản cũng như sự đa dạng của thị trường.
Thời điểm đó, giá trái phiếu rất rẻ, “yield” (lợi tức thu được sau mỗi lần chuyển nhượng) tới 20%, tính thanh khoản bị giảm dần. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, xu hướng khởi sắc đã rõ nét hơn trên thị trường trái phiếu trong thời gian gần đây, đặc biệt là đối với trái phiếu doanh nghiệp.
Cụ thể, trước đây, tổng doanh số trái phiếu doanh nghiệp/tổng doanh số trái phiếu phát hành trên thị trường là 4% nhưng giữa năm 2009, doanh số trái phiếu doanh nghiệp chiếm trên 50% lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trong năm 2009. Kéo theo đó là các nhà đầu tư trái phiếu nước ngoài đã trở lại, dù mức độ còn hạn chế.
Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Đức Thái Hân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) nêu quan điểm: “Khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, khả năng sinh lời của trái phiếu cao, cộng với rủi ro thấp thì các ngân hàng thương mại sẽ tham gia tích cực hơn”.
Ông Hân dẫn chứng: hiện tại, giá trị danh mục đầu tư trái phiếu của ACB chiếm khoảng 10% giá trị bảng tổng kết tài sản, tương đương khoảng 8 tỷ USD. Khi ngân hàng đầu tư vào trái phiếu thì đầu tiên phải tính tới yếu tố chi phí vốn và bảng tổng kết tài sản cũng như cơ sở huy động vốn phải đủ lớn thì họ mới mạnh dạn đầu tư. Và điều này chỉ có được khi nền kinh tế phục hồi.
Không chỉ dựa vào ngân hàng
Một câu hỏi đặt ra đối với thị trường trái phiếu hiện nay là tính thanh khoản. Gần như một quy luật, khi thanh khoản yếu thì thành viên tham gia lại rất hay “nghe ngóng”.
Ông Nguyễn Đức Thái Hân thừa nhận: “Khi đưa ra quyết định kinh doanh trái phiếu, ACB nhìn vào các chỉ số lạm phát, chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá). Chẳng hạn, năm 2008, ACB đầu tư khá nhiều vào trái phiếu ngắn hạn nhưng đến 2009, do mặt bằng lãi suất chưa thực sự phù hợp nên ACB vừa đầu tư ở mức độ vừa phải và vừa “quan sát” động thái của thị trường”.
Dĩ nhiên, quan điểm của ông Quỳnh lại không hoàn toàn như vậy. Ông nói: “Với thực tế thị trường có hơn 500 loại trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau, lực lượng tham gia chủ yếu vẫn là ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, trong khi sự trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự trở thành xu hướng rõ nét. Vậy thì, nếu như ai cũng muốn “thị trường thanh khoản tốt, tôi mới vào” thì rất khó để cải thiện được tính thanh khoản”.
Theo ông, để giải quyết “bài toán thanh khoản” thì phải kết hợp hài hòa lợi ích giữa các thành viên thị trường và các nhà làm chính sách. Muốn thanh khoản tốt thì phải có nhiều hàng hóa tốt và lực lượng tham gia phải đông đảo, đa dạng với nhiều yêu cầu, mục đích khác nhau. Không thể cứ theo nếp cũ: Chính phủ bảo với Hiệp hội Thị trường trái phiếu là “các anh cứ đẩy mạnh lên” còn thành viên thị trường thì “thanh khoản tốt, tôi sẽ tham gia”!
Cùng đó là hạ tầng cho thị trường phải được thay đổi. Có nghĩa, thành viên thị trường được ví như những chiếc xe chạy trên đường cao tốc. Còn nếu con đường (hạ tầng) bao gồm khung pháp lý, hệ thống sản phẩm được chuẩn hóa phát hành, số lượng đa dạng, hệ thống giao dịch, lưu ký... hoạt động chưa tốt thì thị trường khó phát triển bền vững, trong đó, tính thanh khoản khó cải thiện, nhất là trong điều kiện thị trường trái phiếu Việt Nam còn non trẻ, khung pháp lý, chất lượng hàng hóa chưa cao, hệ thống thanh toán, giao dịch còn nhiều hạn chế.
Ông Hân cho rằng, để các ngân hàng thương mại tham gia tích cực hơn vào thị trường trái phiếu thì các chính sách quản lý phải thông thoáng hơn, chẳng hạn: cho phép giao dịch trái phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở hoặc đáp ứng một phần dự trữ bắt buộc.
Hoặc, gần đây, Ngân hàng Nhà nước có đưa ra một quyết định cho phép trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tương đương với trái phiếu Chính phủ là một thuận lợi lớn cả cho ngân hàng thương mại nắm giữ loại trái phiếu này và thị trường nói chung.