Để Việt Nam có những hãng luật chuyên nghiệp
Trong tổng số 4.000 luật sư tại Việt Nam, chỉ có khoảng 1% là có hiểu biết về luật pháp quốc tế để có thể hỗ trợ doanh nghiệp
Bài viết của Nguyễn Hữu Phước - Nguyễn Gia Huy Chương, Văn phòng Luật sư Phước & Partners.
Từ năm 1987 cho đến nay, sau khoảng 20 năm phát triển nghề luật sư, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến việc thành lập các hãng luật Việt Nam chuyên nghiệp, quy tụ mỗi hãng vài trăm luật sư hùng hậu, giàu kinh nghiệm và đa dạng về lĩnh vực hành nghề luật, cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ tư vấn pháp lý.
Nghề luật sư ở Việt Nam
Sau khi thống nhất đất nước cho đến cuối năm 1987, nghề luật sư chưa được công nhận trên thực tế. Với việc ban hành Pháp lệnh Tổ chức luật sư ngày 18/12/1987, “nghề luật sư” đã chính thức được công nhận.
Tuy nhiên, Pháp lệnh Tổ chức luật sư không cho phép các luật sư hành nghề độc lập mà phải thông qua tổ chức nghề nghiệp là đoàn luật sư, được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vì thế, mãi đến tháng 9/2001 cả nước chỉ mới có khoảng 2.000 luật sư trên tổng dân số gần 80 triệu người (khoảng 1 luật sư/40.000 người), trong số đó chỉ có khoảng vài trăm luật sư là hành nghề thực thụ, số còn lại là các cán bộ về hưu, công chức kiêm nhiệm.
Pháp lệnh Luật sư ban hành ngày 25/7/2001 và có hiệu lực ngày 1/10/2001 đã thổi một luồng gió mới vào “nghề luật sư” bằng hai thay đổi cơ bản là: (1) hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp (công ty luật hợp danh, văn phòng luật sư); và (2) không chấp nhận sự kiêm nhiệm trong hoạt động hành nghề luật sư.
Tuy nhiên, do Pháp lệnh Luật sư chưa quy định rõ ràng khái niệm “dịch vụ pháp lý” nên vô hình trung “đẻ” ra một thực tế là có “hai luật chơi” (Luật Doanh nghiệp và Pháp lệnh Luật sư) trong một thị trường dịch vụ pháp lý.
Hơn nữa, việc phân biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh (chỉ được phép thực hiện dịch vụ tư vấn) với luật sư trong các văn phòng luật sư (được cung cấp dịch vụ tư vấn và tham gia tranh tụng) đã khiến hệ thống hành nghề luật sư của chúng ta phát triển không bình thường theo quy luật chung trên thế giới.
Do đó, sau năm năm thực thi Pháp lệnh Luật sư, xét về số lượng, số luật sư chỉ mới tăng từ 2.000 lên hơn 4.000 luật sư và hơn 800 tổ chức hành nghề luật sư (bao gồm chi nhánh và văn phòng luật sư) đi vào hoạt động, bước đầu hình thành một mạng lưới mới trong hệ thống thực thi pháp luật ở Việt Nam trong khi chưa có sự tăng trưởng đáng kể về chất, thậm chí chỉ hoạt động mang tính đơn lẻ và manh mún.
Mỗi tổ chức hành nghề luật sư chỉ đăng ký vài luật sư, trong đó, các luật sư lại hành nghề độc lập, chỉ chia sẻ với nhau chi phí hoạt động cơ bản chung của tổ chức hành nghề luật sư. Các dịch vụ pháp lý chủ yếu là vẫn tham gia tranh tụng tại tòa án nhân dân các cấp và “làm dịch vụ”.
Hơn thế nữa, trong tổng số 4.000 luật sư đó, chỉ có khoảng 1% là có hiểu biết về luật pháp quốc tế để có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Mặc dù với hơn 4.000 luật sư đăng ký hành nghề trên toàn quốc nhưng thị trường pháp lý phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam lại gần như bị thống lĩnh bởi các hãng luật nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
Điều đáng buồn là tầm cỡ và phạm vi hành nghề của chi nhánh các hãng luật này tại Việt Nam không thực sự lớn, mỗi chi nhánh chỉ khoảng từ 10-20 luật sư và phần lớn là các luật sư Việt Nam được thuê mướn.
Vì sao chưa mạnh?
Dẫu vậy, trong thời gian gần đây, các hãng luật trong nước cũng đang trong giai đoạn định hình và ngày càng phát triển. Nhiều hãng luật trong nước được thừa nhận là có tiềm năng để cạnh tranh bình đẳng với chi nhánh các hãng luật quốc tế tại Việt Nam.
Những luật sư sáng lập và luật sư điều hành của các hãng luật này đa số là người Việt Nam, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm cho chi nhánh các hãng luật quốc tế tại Việt Nam, một số làm việc cho các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam, hoặc trở về hành nghề luật tại Việt Nam sau thời gian du học ở các nước phương Tây hoặc Đông Âu và Liên Xô.
Tuy nhiên vẫn chưa có các hãng luật đa quốc gia tại Việt Nam. Tại sao?
Có thể tóm tắt ở các điểm chính sau đây:
1. “Vênh” kiến thức pháp lý. Hoàn cảnh lịch sử khách quan và đời sống chính trị Việt Nam có nhiều thay đổi lớn trong thế kỷ 20 đã tạo nên các điểm “vênh” về kiến thức pháp lý giữa các luật sư Việt Nam.
Một số người là du học sinh tại các nước thuộc Liên Xô cũ, được đào tạo theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, một số du học ở các nước phương Tây, một số khác lại được đào tạo ở trong nước trước hoặc sau khi thống nhất đất nước hoặc trước thời kỳ mở cửa (1986) và phần đông còn lại là những người trẻ được đào tạo trong nước sau thời kỳ mở cửa (theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa có định hướng kinh tế thị trường).
Việc hợp tác hành nghề giữa những luật sư này đã gặp rất nhiều khó khăn do sự khác biệt về phương pháp luận, cách tư duy, nhận thức và nhìn nhận vấn đề pháp lý.
2. Thu nhập - phân chia chưa chuyên nghiệp. Việc phân chia thu nhập không đồng đều giữa các luật sư thành viên trong cùng một hãng luật cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc chia, tách các hãng luật Việt Nam trong thời gian gần đây.
Do nghề luật sư hoạt động theo mô hình “hợp danh” và “chịu trách nhiệm vô hạn” nên nếu áp dụng việc phân chia thu nhập theo dạng cổ phần hay phần vốn góp trong các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn bình thường sẽ không thể phản ánh đúng, đầy đủ và công bằng công sức đóng góp của từng luật sư trong các hãng luật và thường dẫn đến những tranh chấp không đáng có.
Một số hãng luật dựa trên bản chất quan hệ khách hàng và luật sư là mối quan hệ tin cậy, đã thực hiện việc phân chia thu nhập theo số lượng khách hàng mà từng luật sư đảm trách nhưng không có hiệu quả cao do không có luật sư nào muốn chia sẻ các khách hàng của mình cho những luật sư khác.
3. Cách hành xử “độc lập” của luật sư. Độc lập, trung thực và tôn trọng sự thật khách quan (Điều 5.3 của Luật Luật sư) là nguyên tắc hành nghề của luật sư. Nhiều luật sư có suy nghĩ là trong quá trình hành nghề luật họ không chỉ hành xử độc lập với tòa án, cơ quan nhà nước mà cũng cần phải độc lập với cả luật sư đồng nghiệp.
Do đó, các luật sư thường có khuynh hướng thích “độc lập tác chiến” hơn là hợp tác với các luật sư khác trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhiều khi nhận được những yêu cầu hỗ trợ pháp lý của khách hàng không thuộc chuyên môn nhưng họ vẫn âm thầm thực hiện theo tiêu chí “vừa làm vừa học” hơn là đi hỏi ý kiến tư vấn của những luật sư khác hay giới thiệu cho các luật sư khác do sợ rằng những luật sư khác có thể sẽ chê bai họ không có đủ chuyên môn, nghiệp vụ.
Từ đó, việc trao đổi hay cập nhật kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn giữa các luật sư đồng nghiệp thường rất hạn chế.
4. Vị trí địa lý và quy định về hộ khẩu. Quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư và Pháp lệnh Luật sư trước đây khiến luật sư Việt Nam phải đăng ký hoạt động với đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi luật sư đăng ký hộ khẩu thường trú.
Điều này cũng cản trở các luật sư liên danh với nhau để hình thành nên những hãng luật lớn mà hoạt động không bị bó hẹp vào địa giới hành chính.
Luật Luật sư ra đời
Việc Quốc hội ban hành Luật Luật sư có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 là một cột mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hóa nghề luật sư Việt Nam.
Theo đó: (1) Luật Luật sư đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn tồn tại hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải tuân thủ Luật Luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp; (2) tổ chức hành nghề luật sư đã được thừa nhận là doanh nghiệp, nghề luật sư lần đầu tiên được xem là một nghề kinh doanh dịch vụ (tương tự như quan niệm về nghề luật sư của thế giới); và (3) luật sư không phải chịu sự hạn chế vì hộ khẩu khi gia nhập đoàn luật sư nữa.
Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực dịch vụ pháp lý mà trước đây chưa hề tồn tại ở Việt Nam.
Chiến lược phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam trong những năm tới
Trong một hội nghị đầu năm 2007 được tổ chức tại Bộ Tư pháp, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho biết sẽ giao cho Bộ Tư pháp lập kế hoạch đưa 30 luật sư Việt Nam ra nước ngoài để được huấn luyện về luật quốc tế và thương mại quốc tế hầu đáp ứng nhu cầu hội nhập. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 20.000 luật sư.
Để thực hiện được mong ước này, chúng ta cần phải có một chiến lược dài hạn, có thể bao gồm những bước sau:
1. Cần phải có một số luật sư kỳ cựu với tư duy hiện đại, có nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý giỏi, có uy tín trong giới luật sư đứng ra kêu gọi sự hợp tác, liên kết giữa các nhóm luật sư trẻ lại với nhau.
2. Luật sư Việt Nam cần nâng cao lòng tự hào dân tộc, biết gạt bỏ “cái tôi” để kết hợp với nhau cùng phát triển các hãng luật Việt Nam hùng mạnh.
3. Sự thừa nhận của Nhà nước và xã hội về nghề luật sư như là một nghề cung cấp dịch vụ.
4. Sự hỗ trợ của Nhà nước để luật sư Việt Nam được tiếp cận với kiến thức luật của các nước tiên tiến, xem xét thay đổi phương thức và nội dung giảng dạy hành nghề luật sư.
5. Tìm kiếm một mô hình phân chia lợi nhuận hợp lý để quyền lợi kinh tế của từng luật sư được đảm bảo.
6. Bản thân mỗi luật sư cần nâng cao kiến thức kế toán, tài chính, để có thể vận hành một hãng luật lớn như một tập đoàn kinh tế thật sự.
Nếu các bước trên đây được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ thì chúng tôi tin chắc rằng, không bao lâu chúng ta sẽ có thể chứng kiến nhiều cuộc sáp nhập, hợp nhất giữa các hãng luật Việt Nam hàng đầu hiện nay và một ngày không xa, các hãng luật Việt Nam với hàng trăm luật sư chuyên nghiệp trong và ngoài nước sẽ ra đời và phát triển để cạnh tranh bình đẳng với các hãng luật nước ngoài trên chính sân nhà của mình và sẽ từng bước hòa nhập vào sân chơi quốc tế, với vị thế ngày càng cao.
Từ năm 1987 cho đến nay, sau khoảng 20 năm phát triển nghề luật sư, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến việc thành lập các hãng luật Việt Nam chuyên nghiệp, quy tụ mỗi hãng vài trăm luật sư hùng hậu, giàu kinh nghiệm và đa dạng về lĩnh vực hành nghề luật, cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ tư vấn pháp lý.
Nghề luật sư ở Việt Nam
Sau khi thống nhất đất nước cho đến cuối năm 1987, nghề luật sư chưa được công nhận trên thực tế. Với việc ban hành Pháp lệnh Tổ chức luật sư ngày 18/12/1987, “nghề luật sư” đã chính thức được công nhận.
Tuy nhiên, Pháp lệnh Tổ chức luật sư không cho phép các luật sư hành nghề độc lập mà phải thông qua tổ chức nghề nghiệp là đoàn luật sư, được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vì thế, mãi đến tháng 9/2001 cả nước chỉ mới có khoảng 2.000 luật sư trên tổng dân số gần 80 triệu người (khoảng 1 luật sư/40.000 người), trong số đó chỉ có khoảng vài trăm luật sư là hành nghề thực thụ, số còn lại là các cán bộ về hưu, công chức kiêm nhiệm.
Pháp lệnh Luật sư ban hành ngày 25/7/2001 và có hiệu lực ngày 1/10/2001 đã thổi một luồng gió mới vào “nghề luật sư” bằng hai thay đổi cơ bản là: (1) hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp (công ty luật hợp danh, văn phòng luật sư); và (2) không chấp nhận sự kiêm nhiệm trong hoạt động hành nghề luật sư.
Tuy nhiên, do Pháp lệnh Luật sư chưa quy định rõ ràng khái niệm “dịch vụ pháp lý” nên vô hình trung “đẻ” ra một thực tế là có “hai luật chơi” (Luật Doanh nghiệp và Pháp lệnh Luật sư) trong một thị trường dịch vụ pháp lý.
Hơn nữa, việc phân biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh (chỉ được phép thực hiện dịch vụ tư vấn) với luật sư trong các văn phòng luật sư (được cung cấp dịch vụ tư vấn và tham gia tranh tụng) đã khiến hệ thống hành nghề luật sư của chúng ta phát triển không bình thường theo quy luật chung trên thế giới.
Do đó, sau năm năm thực thi Pháp lệnh Luật sư, xét về số lượng, số luật sư chỉ mới tăng từ 2.000 lên hơn 4.000 luật sư và hơn 800 tổ chức hành nghề luật sư (bao gồm chi nhánh và văn phòng luật sư) đi vào hoạt động, bước đầu hình thành một mạng lưới mới trong hệ thống thực thi pháp luật ở Việt Nam trong khi chưa có sự tăng trưởng đáng kể về chất, thậm chí chỉ hoạt động mang tính đơn lẻ và manh mún.
Mỗi tổ chức hành nghề luật sư chỉ đăng ký vài luật sư, trong đó, các luật sư lại hành nghề độc lập, chỉ chia sẻ với nhau chi phí hoạt động cơ bản chung của tổ chức hành nghề luật sư. Các dịch vụ pháp lý chủ yếu là vẫn tham gia tranh tụng tại tòa án nhân dân các cấp và “làm dịch vụ”.
Hơn thế nữa, trong tổng số 4.000 luật sư đó, chỉ có khoảng 1% là có hiểu biết về luật pháp quốc tế để có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Mặc dù với hơn 4.000 luật sư đăng ký hành nghề trên toàn quốc nhưng thị trường pháp lý phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam lại gần như bị thống lĩnh bởi các hãng luật nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
Điều đáng buồn là tầm cỡ và phạm vi hành nghề của chi nhánh các hãng luật này tại Việt Nam không thực sự lớn, mỗi chi nhánh chỉ khoảng từ 10-20 luật sư và phần lớn là các luật sư Việt Nam được thuê mướn.
Vì sao chưa mạnh?
Dẫu vậy, trong thời gian gần đây, các hãng luật trong nước cũng đang trong giai đoạn định hình và ngày càng phát triển. Nhiều hãng luật trong nước được thừa nhận là có tiềm năng để cạnh tranh bình đẳng với chi nhánh các hãng luật quốc tế tại Việt Nam.
Những luật sư sáng lập và luật sư điều hành của các hãng luật này đa số là người Việt Nam, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm cho chi nhánh các hãng luật quốc tế tại Việt Nam, một số làm việc cho các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam, hoặc trở về hành nghề luật tại Việt Nam sau thời gian du học ở các nước phương Tây hoặc Đông Âu và Liên Xô.
Tuy nhiên vẫn chưa có các hãng luật đa quốc gia tại Việt Nam. Tại sao?
Có thể tóm tắt ở các điểm chính sau đây:
1. “Vênh” kiến thức pháp lý. Hoàn cảnh lịch sử khách quan và đời sống chính trị Việt Nam có nhiều thay đổi lớn trong thế kỷ 20 đã tạo nên các điểm “vênh” về kiến thức pháp lý giữa các luật sư Việt Nam.
Một số người là du học sinh tại các nước thuộc Liên Xô cũ, được đào tạo theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, một số du học ở các nước phương Tây, một số khác lại được đào tạo ở trong nước trước hoặc sau khi thống nhất đất nước hoặc trước thời kỳ mở cửa (1986) và phần đông còn lại là những người trẻ được đào tạo trong nước sau thời kỳ mở cửa (theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa có định hướng kinh tế thị trường).
Việc hợp tác hành nghề giữa những luật sư này đã gặp rất nhiều khó khăn do sự khác biệt về phương pháp luận, cách tư duy, nhận thức và nhìn nhận vấn đề pháp lý.
2. Thu nhập - phân chia chưa chuyên nghiệp. Việc phân chia thu nhập không đồng đều giữa các luật sư thành viên trong cùng một hãng luật cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc chia, tách các hãng luật Việt Nam trong thời gian gần đây.
Do nghề luật sư hoạt động theo mô hình “hợp danh” và “chịu trách nhiệm vô hạn” nên nếu áp dụng việc phân chia thu nhập theo dạng cổ phần hay phần vốn góp trong các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn bình thường sẽ không thể phản ánh đúng, đầy đủ và công bằng công sức đóng góp của từng luật sư trong các hãng luật và thường dẫn đến những tranh chấp không đáng có.
Một số hãng luật dựa trên bản chất quan hệ khách hàng và luật sư là mối quan hệ tin cậy, đã thực hiện việc phân chia thu nhập theo số lượng khách hàng mà từng luật sư đảm trách nhưng không có hiệu quả cao do không có luật sư nào muốn chia sẻ các khách hàng của mình cho những luật sư khác.
3. Cách hành xử “độc lập” của luật sư. Độc lập, trung thực và tôn trọng sự thật khách quan (Điều 5.3 của Luật Luật sư) là nguyên tắc hành nghề của luật sư. Nhiều luật sư có suy nghĩ là trong quá trình hành nghề luật họ không chỉ hành xử độc lập với tòa án, cơ quan nhà nước mà cũng cần phải độc lập với cả luật sư đồng nghiệp.
Do đó, các luật sư thường có khuynh hướng thích “độc lập tác chiến” hơn là hợp tác với các luật sư khác trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhiều khi nhận được những yêu cầu hỗ trợ pháp lý của khách hàng không thuộc chuyên môn nhưng họ vẫn âm thầm thực hiện theo tiêu chí “vừa làm vừa học” hơn là đi hỏi ý kiến tư vấn của những luật sư khác hay giới thiệu cho các luật sư khác do sợ rằng những luật sư khác có thể sẽ chê bai họ không có đủ chuyên môn, nghiệp vụ.
Từ đó, việc trao đổi hay cập nhật kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn giữa các luật sư đồng nghiệp thường rất hạn chế.
4. Vị trí địa lý và quy định về hộ khẩu. Quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư và Pháp lệnh Luật sư trước đây khiến luật sư Việt Nam phải đăng ký hoạt động với đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi luật sư đăng ký hộ khẩu thường trú.
Điều này cũng cản trở các luật sư liên danh với nhau để hình thành nên những hãng luật lớn mà hoạt động không bị bó hẹp vào địa giới hành chính.
Luật Luật sư ra đời
Việc Quốc hội ban hành Luật Luật sư có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 là một cột mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hóa nghề luật sư Việt Nam.
Theo đó: (1) Luật Luật sư đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn tồn tại hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải tuân thủ Luật Luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp; (2) tổ chức hành nghề luật sư đã được thừa nhận là doanh nghiệp, nghề luật sư lần đầu tiên được xem là một nghề kinh doanh dịch vụ (tương tự như quan niệm về nghề luật sư của thế giới); và (3) luật sư không phải chịu sự hạn chế vì hộ khẩu khi gia nhập đoàn luật sư nữa.
Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực dịch vụ pháp lý mà trước đây chưa hề tồn tại ở Việt Nam.
Chiến lược phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam trong những năm tới
Trong một hội nghị đầu năm 2007 được tổ chức tại Bộ Tư pháp, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho biết sẽ giao cho Bộ Tư pháp lập kế hoạch đưa 30 luật sư Việt Nam ra nước ngoài để được huấn luyện về luật quốc tế và thương mại quốc tế hầu đáp ứng nhu cầu hội nhập. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 20.000 luật sư.
Để thực hiện được mong ước này, chúng ta cần phải có một chiến lược dài hạn, có thể bao gồm những bước sau:
1. Cần phải có một số luật sư kỳ cựu với tư duy hiện đại, có nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý giỏi, có uy tín trong giới luật sư đứng ra kêu gọi sự hợp tác, liên kết giữa các nhóm luật sư trẻ lại với nhau.
2. Luật sư Việt Nam cần nâng cao lòng tự hào dân tộc, biết gạt bỏ “cái tôi” để kết hợp với nhau cùng phát triển các hãng luật Việt Nam hùng mạnh.
3. Sự thừa nhận của Nhà nước và xã hội về nghề luật sư như là một nghề cung cấp dịch vụ.
4. Sự hỗ trợ của Nhà nước để luật sư Việt Nam được tiếp cận với kiến thức luật của các nước tiên tiến, xem xét thay đổi phương thức và nội dung giảng dạy hành nghề luật sư.
5. Tìm kiếm một mô hình phân chia lợi nhuận hợp lý để quyền lợi kinh tế của từng luật sư được đảm bảo.
6. Bản thân mỗi luật sư cần nâng cao kiến thức kế toán, tài chính, để có thể vận hành một hãng luật lớn như một tập đoàn kinh tế thật sự.
Nếu các bước trên đây được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ thì chúng tôi tin chắc rằng, không bao lâu chúng ta sẽ có thể chứng kiến nhiều cuộc sáp nhập, hợp nhất giữa các hãng luật Việt Nam hàng đầu hiện nay và một ngày không xa, các hãng luật Việt Nam với hàng trăm luật sư chuyên nghiệp trong và ngoài nước sẽ ra đời và phát triển để cạnh tranh bình đẳng với các hãng luật nước ngoài trên chính sân nhà của mình và sẽ từng bước hòa nhập vào sân chơi quốc tế, với vị thế ngày càng cao.