Đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu trong năm tới
Theo phương án một, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm từ 24-36%
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa đề xuất hai phương án tăng mức lương tối thiểu trong năm 2014, hôm 4/9.
Kết quả khảo sát mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2013 của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) tại 68 doanh nghiệp với gần 2.000 phiếu điều tra cho thấy mức lương tối thiểu hiện nay là thấp.
Cụ thể, tiền lương trung bình của người lao động tham gia khảo sát đạt 3,667 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, vùng 1 là 4,037 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 3,830 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,480 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,312 triệu đồng/tháng. Có 5,2% lao động tham gia khảo sát hiện hưởng mức lương dưới 2 triệu đồng/tháng.
Dựa vào phương pháp xác định mức sống tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động trên địa bàn khảo sát, mức sống tối thiểu chung năm 2013 và kết quả khảo sát, Viện Công nhân - Công đoàn cho rằng, lương của người lao động đang không thể đủ sống.
Vì thế, cơ quan này đã đề xuất hai phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2014 tới Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Theo phương án một, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.00-850.000 đồng (khoảng 24-36%) và đáp ứng 77-84% so với nhu vầu mức sống tối thiểu của người lao động.
Như vậy, lương tối thiểu vùng 1 tăng từ 2,35 đồng lên 3,2 triệu đồng, vùng 2 tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,75 triệu đồng, vùng 3 từ 1,8 triệu đồng tăng lên 2,4 triệu đồng, vùng 4 tăng từ 1,650 triệu đồng lên 2,05 triệu đồng.
Theo phương án hai, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng ít hơn, từ 350.000-750.000 đồng (21-32%), đáp ứng khoảng 75-82% nhu cầu sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu năm 2014 vùng 1 tăng lên 3,1 triệu đồng, vùng 2 tăng lên 2,65 triệu đồng, vùng 3 tăng lên 2,3 triệu đồng, vùng 4 tăng lên 2 triệu đồng.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là một trong 3 đại diện của Hội đồng Tiền lương Quốc gia bao gồm: đại diện cho Chính phủ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đại diện cho người lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) và đại diện cho người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Kết quả khảo sát mức sống tối thiểu của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2013 của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) tại 68 doanh nghiệp với gần 2.000 phiếu điều tra cho thấy mức lương tối thiểu hiện nay là thấp.
Cụ thể, tiền lương trung bình của người lao động tham gia khảo sát đạt 3,667 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, vùng 1 là 4,037 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 3,830 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,480 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,312 triệu đồng/tháng. Có 5,2% lao động tham gia khảo sát hiện hưởng mức lương dưới 2 triệu đồng/tháng.
Dựa vào phương pháp xác định mức sống tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu của người lao động trên địa bàn khảo sát, mức sống tối thiểu chung năm 2013 và kết quả khảo sát, Viện Công nhân - Công đoàn cho rằng, lương của người lao động đang không thể đủ sống.
Vì thế, cơ quan này đã đề xuất hai phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2014 tới Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Theo phương án một, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ được điều chỉnh tăng thêm so với năm 2013 từ 400.00-850.000 đồng (khoảng 24-36%) và đáp ứng 77-84% so với nhu vầu mức sống tối thiểu của người lao động.
Như vậy, lương tối thiểu vùng 1 tăng từ 2,35 đồng lên 3,2 triệu đồng, vùng 2 tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,75 triệu đồng, vùng 3 từ 1,8 triệu đồng tăng lên 2,4 triệu đồng, vùng 4 tăng từ 1,650 triệu đồng lên 2,05 triệu đồng.
Theo phương án hai, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng ít hơn, từ 350.000-750.000 đồng (21-32%), đáp ứng khoảng 75-82% nhu cầu sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu năm 2014 vùng 1 tăng lên 3,1 triệu đồng, vùng 2 tăng lên 2,65 triệu đồng, vùng 3 tăng lên 2,3 triệu đồng, vùng 4 tăng lên 2 triệu đồng.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là một trong 3 đại diện của Hội đồng Tiền lương Quốc gia bao gồm: đại diện cho Chính phủ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đại diện cho người lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) và đại diện cho người sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.